TSMC và ‘cái bẫy của Mỹ’
TSMC nhận nhiều hứa hẹn ưu đãi từ Mỹ, chấp nhận bỏ đối tác lớn Huawei nhưng giờ bị Nhà Trắng yêu cầu cung cấp nhiều “bí mật kinh doanh”.
Ngày 23/9, Nhà Trắng mời đại diện các công ty cung ứng chip lớn tới để thảo luận về tình trạng thiếu chip. Các doanh nghiệp tham gia có thể kể đến Apple, Microsoft, Samsung, TSMC, Intel…. Theo Reuters, các công ty chip được yêu cầu thực hiện một khảo sát, cung cấp các con số liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Khi đó, TSMC tuyên bố sẽ “bảo vệ thông tin riêng tư của khách hàng”. Nhưng sau cuộc họp ngày 23/10 với Bộ Thương mại Mỹ, hãng sản xuất chip Đài Loan cho biết sẽ cung cấp thông tin và dữ liệu theo yêu cầu vào 8/11. Đại diện Bộ này nói biện pháp trên là nhằm “minh bạch chuỗi cung ứng và giải quyết tình trạng thiếu chip đang diễn ra trên diện rộng”.
Trong bộ 26 câu hỏi được đặt ra, Bộ Thương mại Mỹ muốn TSMC cung cấp các thông tin quan trọng như: Lượng hàng tồn kho của các sản phẩm bán dẫn hàng đầu của công ty, bao gồm cả thành phẩm, sản phẩm dở dang và nhập kho; Các đơn đặt hàng của công ty về những sản phẩm mới nhất, tổng số sản phẩm, thuộc tính sản phẩm, doanh số bán hàng trong tháng qua và địa điểm sản xuất, lắp ráp, đóng gói; Ba khách hàng lớn nhất cho mỗi sản phẩm và mỗi khách hàng chiếm bao nhiêu % doanh số?…
Video đang HOT
Theo Sina, nếu làm theo những yêu cầu của Nhà Trắng, TSMC sẽ là bên bị ảnh hưởng đầu tiên về lợi ích thương mại. Lượng hàng tồn kho của các xưởng đúc là một phần quan trọng để thương lượng với các chuỗi cung ứng. Tỷ suất lợi nhuận của một xưởng đúc là một chỉ số quan trọng để đo lường trình độ công nghệ của họ. Khi chính phủ Mỹ nắm được những thông tin này, TSMC không còn bí mật trong thị trường chip, và giá sản phẩm khi đó có thể sẽ do công ty Mỹ quyết định.
Theo thống kê từ Capital Economics, 92% chip cao cấp trên thế giới do TSMC sản xuất. Phần còn lại về cơ bản là từ các nhà máy của Samsung. Các công ty ở Mỹ và Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của TSMC. Báo cáo tài chính quý III/2021 của công ty cho thấy, Bắc Mỹ chiếm 65% và Trung Quốc chiếm 11%.
Hiện chưa rõ Mỹ có áp dụng những biện pháp mạnh để có được thông tin mình cần hay không. Huawei là một trong những ví dụ điển hình cho thấy Nhà Trắng có thể làm gì với một công ty công nghệ nước ngoài. Khi chấp nhận “bắt tay với Mỹ”, từ chối hợp tác cùng Huawei, xây nhà máy trị giá 12 tỷ USD ở Arizona, TSMC đã phải đứng trước nhiều lựa chọn.
Bán dẫn từ lâu đã là ngành công nghiệp của chốt của Mỹ, nhưng công suất của ngành này vài năm gần đây khá trì trệ, làm dấy lên lo ngại Mỹ có thể tụt lại phía sau, cũng như phụ thuộc vào các nhà máy châu Á. Do đó, giữa năm 2020, việc TSMC tuyên bố xây dựng nhà máy tại Arizona được coi là chiến thắng lớn của Mỹ. Hãng Đài Loan khi đó cho biết họ “hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Mỹ và bang Arizona
Tuy nhiên, giờ đây, khi đã tham gia sâu vào cuộc chơi, họ sẽ bị ràng buộc nhiều hơn về lợi ích với Mỹ. Điều đáng lo ngại khi các công ty chip chịu thoả hiệp với các yêu sách được đưa ra là họ có thể mất đi một thị trường tiềm năng là Trung Quốc.
Trang Sina đánh giá: “Nếu Mỹ thành công trong việc yêu cầu các nhà sản xuất chip bật mí các bí mật thương mại, các công ty Trung Quốc sẽ phải cảnh giác và chuẩn bị những biện pháp đối phó cần thiết, đặc biệt là việc tự chủ nguồn cung ứng”. Cái bẫy được đặt ra là khi thế cạnh tranh bị phá vỡ, Mỹ có thể can thiệp vào hoạt động kinh doanh, sản xuất của các công ty chip hàng đầu thế giới. Khi đó, hệ thống hoạt động của ngành công nghiệp chip được thiết lập trong nhiều thập niên có thể bị ảnh hưởng lớn.
TSMC sẽ không tiết lộ thông tin khách hàng nhạy cảm theo luật của Mỹ
Nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp lớn của Apple đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng họ sẽ không làm rò rỉ dữ liệu nhạy cảm của khách hàng.
Theo Neowin , tuyên bố trên được đưa ra sau khi chính phủ Mỹ yêu cầu sự minh bạch hơn trong chuỗi cung ứng. Mặc dù tuyên bố của công ty cho thấy họ sẵn sàng bảo vệ khách hàng của mình nhưng không đề cập đến mức độ tuân thủ thư thế nào đối với yêu cầu của Mỹ.
TSMC muốn bảo vệ thông tin khách hàng trước những yêu cầu vô lý
Luật sư Sylvia Fang của TSMC tuyên bố, "Đừng lo lắng. Chúng tôi chắc chắn sẽ không làm rò rỉ thông tin nhạy cảm của công ty mình, đặc biệt là những thông tin liên quan đến khách hàng. Niềm tin của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của công ty chúng tôi. Nếu điều này giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng, chúng tôi sẽ cho thấy mình có thể làm gì tốt nhất để giúp họ".
Vào tháng trước, Nhà Trắng yêu cầu các nhà sản xuất ô tô, công ty sản xuất chip và những công ty khác cung cấp thông tin về cuộc khủng hoảng chất bán dẫn đang diễn ra khiến giá chip tăng vọt, đồng thời cắt giảm sản lượng ô tô ở Mỹ. Yêu cầu được đưa ra cho các công ty Apple, Daimler, BMW, GlobalFoundaries, Micron, Microsoft, Samsung, TSMC, Intel và Ampere Computing.
Cả TSMC và chính quyền Đài Loan đã nhiều lần nói họ đang làm mọi cách để giải quyết tình trạng thiếu chip. Bên cạnh đó, TSMC cũng cam kết chi 100 tỉ USD trong vòng 3 năm tới để mở rộng công suất chip trong bối cảnh khủng hoảng chip toàn toàn cầu.
Đài Loan cho biết mặc dù họ tôn trọng luật pháp và quy tắc thương mại của Mỹ, nhưng sẽ hỗ trợ các công ty Đài Loan nếu nhận được bất kỳ "yêu cầu vô lý" nào.
Trung Quốc 'khó chịu' khi TSMC đồng ý cung cấp dữ liệu chip cho Mỹ Việc Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) quyết định tuân theo yêu cầu cung cấp thông tin về dữ liệu chip của Mỹ đã làm dấy lên sự lo ngại ở Trung Quốc. Theo South China Morning Post, nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất thế giới hôm 25.10 tuyên bố sẽ "đáp ứng" yêu cầu từ phía Bộ Thương...