TSMC mở nhà máy chip mới ở Mỹ, ‘phủ bóng’ lên ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc
Việc nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC của Đài Loan ( Trung Quốc) thông báo tăng gấp 3 khoản đầu tư lên 40 tỷ USD để xây dựng một nhà máy mới sản xuất chip công nghệ cao tại bang Arizona (Mỹ) được dự báo sẽ gây sức ép lớn lên Trung Quốc.
Logo tập đoàn TSMC bên ngoài nhà máy sản xuất chip ở Đài Loan (Trung Quốc). Ảnh: AFP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tập đoàn TSMC sẽ xây dựng nhà máy sản xuất chip thứ hai, gần nhà máy thứ nhất, để sản xuất chip 3 nanometer (nm) – loại chip tiên tiến nhất hiện nay vào năm 2026. Ông Mark Liu, Chủ tịch TSMC, cho rằng các nhà máy sản xuất này có thể tạo ra 13.000 việc làm công nghệ cao.
Hiện các khách hàng lớn của TSMC là Apple Inc, Nvidia Corp và Advanced Micro Devices Inc đều mong muốn các chip mà họ sử dụng đều được sản xuất tại các nhà máy mới.
Với chủ trương thúc đẩy ngành sản xuất chip bán dẫn trong nước để giảm phụ thuộc vào nước ngoài, tháng 8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát. Theo đó, Washington sẽ đẩy mạnh phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn và công nghệ cao nội địa. Mỹ cũng đã chi hàng chục tỷ USD cho các dự án nghiên cứu và phát triển ngành này.
Theo chuyên gia Alex Capri làm việc tại Đại học Quốc gia Singapore, việc TSMC tăng cường đầu tư và sản xuất chip siêu nhỏ 3 và 4 nm tại các nhà máy ở Mỹ sẽ gây sức ép lớn lên Trung Quốc, do TSMC không được phép sản xuất chip tiên tiến tại Trung Quốc. “Tham vọng tự chủ trong ngành công nghiệp chip của Trung Quốc tiếp tục đối mặt với khó khăn do Mỹ tăng cường nỗ lực bảo vệ công nghệ và chuỗi giá trị bán dẫn”, ông Capri nhấn mạnh.
Trong một bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn cầu do Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc quản lý, tác giả gọi việc TSMC xây nhà máy mới tại Mỹ là một “bước ngoặt tăm tối” cho nền công nghiệp chất bán dẫn toàn cầu. Thậm chí, bài viết còn cáo buộc Mỹ lừa TSMC xây các nhà máy mới ở bang Arizona và tố Wasington đánh cắp công nghệ quan trọng nhất của mình.
Tính đến thời điểm hiện tại, chính phủ Trung Quốc vẫn không đưa ra bất kỳ phản ứng nào về thông tin TSMC xây nhà máy tại bang Arizona. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối đạo luật hạn chế của Washington nhằm vào ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc.
Theo ông Gu Wenjun, nhà phân tích cấp cao của công ty tư vấn bán dẫn ICWise, đạo luật mới của Mỹ sẽ thu hút vốn, nhân tài và chuỗi cung ứng ngành quay trở lại Mỹ đồng thời giảm đầu tư của các công ty quốc tế vào Trung Quốc.
Video đang HOT
“Nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất chất bán dẫn trong nước sẽ làm suy yếu phạm vi tiếp cận các nguồn tài nguyên quốc tế của Trung Quốc. Về lâu dài, nó có thể làm cạn kiệt chuyển giao công nghệ và gây ra tình trạng thiếu hụt người tài đối với Trung Quốc”, chuyên gia Gu lý giải.
Trung Quốc không phải là nước dẫn đầu trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu vì nước này còn phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Đầu tháng 7, Li Yizhong, người từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin từ năm 2008 đến năm 2010, cho biết Trung Quốc phải nỗ lực gấp đôi để bắt kịp sản xuất chất bán dẫn và vật liệu để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Cho đến nay, Trung Quốc mới chỉ sản xuất được loại chip 28 nm được sử dụng chủ yếu trong thiết bị viễn thông, sản xuất ô tô và điện tử tiêu dùng.
Trong tháng 8, công ty tư vấn Canada TechInsights tuyên bố Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) – nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc – đã thành công trong việc phát triển quy trình sản xuất chip 7 nm. Trong khi đó, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là chip 3 nm và chỉ có hai công ty dẫn đầu ngành công nghiệp chip thế giới là Samsung và TSCM đạt được.
Một nm – nhỏ hơn cả vi khuẩn – biểu thị khoảng cách giữa các bóng bán dẫn trên chip. Khoảng cách nhỏ hơn có nghĩa là có thể đặt nhiều bóng bán dẫn hơn trên một tấm bán dẫn silicon, giúp tăng hiệu suất đồng thời giảm chi phí cho một con chip điện tử.
Xuất khẩu chững lại ảnh hưởng ra sao tới tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc?
Các chuyên gia cho hay Hàn Quốc đang đối mặt tình trạng xuất khẩu trì trệ và thâm hụt thương mại kỷ lục do suy thoái kinh tế toàn cầu, bên cạnh những thách thức đan xen đến từ cả trong và ngoài nước càng làm mờ đi triển vọng nền kinh tế này sẽ sớm có sự cải thiện.
Cảng hàng hóa ở Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Các số liệu và dự báo đáng lo ngại
Xuất khẩu trong tháng 11/2022 của Hàn Quốc đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 51,91 tỷ USD. Đây là mức giảm hai con số đầu tiên cho xuất khẩu của Hàn Quốc kể từ giữa năm 2020, khi quốc gia này và cả thế giới "quay cuồng" với đại dịch COVID-19.
Đáng chú ý, sự suy giảm của tháng 11 đánh dấu chuỗi giảm tiến sang tháng thứ hai liên tiếp, sau khi xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 10 trước đó cũng lùi 5,7% - đánh dấu lần giảm đầu tiên sau hai năm.
Sự yếu đi trên được cho chủ yếu do nhu cầu về chip nhớ ngày càng giảm. Lượng sản phẩm chất bán dẫn xuất đi trong tháng 11 cũng đã giảm mạnh 29,8% so với cùng kỳ năm 2021 xuống còn 8,45 tỷ USD. Đặc biệt, doanh số bán chip nhớ - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc đã lao dốc tới 49,7% xuống còn 3,84 tỷ USD.
Chip nhớ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc vào năm ngoái, nhưng tỷ lệ này đã giảm xuống còn 16,3% vào tháng 11/2022.
Xuất khẩu suy giảm trong khi nhập khẩu tăng do giá năng lượng toàn cầu "leo thang" đã khiến Hàn Quốc ghi nhận mức thâm hụt thương mại hàng năm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Mức thâm hụt 42,6 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 - 11/2022 đã vượt qua mức kỷ lục trước đó là 20,62 tỷ USD được thiết lập vào năm 1996.
Một báo cáo gần đây của Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA) đã đưa ra dự báo không mấy lạc quan: hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ giảm 4% trong năm tới. Lần gần nhất xuất khẩu hàng năm của nước này giảm là vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch.
Ông Cho Sang-hyun, quan chức của KITA, cho biết doanh số bán chip dự kiến của doanh nghiệp sẽ giảm 15%. Đáng lo là sự suy giảm trên sẽ không thể bù đắp được bởi tăng trưởng dự kiến về doanh số bán tàu thủy, màn hình và một số mặt hàng khác.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế quốc gia trong năm tới từ mức 2,1% được công bố ba tháng trước đó xuống còn 1,7%.
Những rủi ro không dễ giải quyết
Một quan chức của Bộ Thương mại Hàn Quốc cho hay dường như có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này, bao gồm nhu cầu đối với thiết bị điện tử sụt giảm trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lượng hàng tồn kho lớn. Tình hình dự kiến sẽ cải thiện dần sau nửa cuối năm tới, khi các nhà sản xuất chip có kế hoạch giảm đầu tư cơ sở và điều chỉnh nguồn cung.
Trong khi đó, ông Hong Sung-wook, chuyên gia của Viện Kinh tế Công nghiệp & Thương mại Hàn Quốc (KIET), cho biết mức tăng trưởng xuất khẩu cao hồi đầu năm nay chủ yếu do giá tăng giữa bối cảnh lạm phát cao, thay vì nhu cầu tăngtrưởng thật sự vững chắc.
Củng cố cho lập luận này, các số liệu mới cho thấy nhu cầu hạ nhiệt từ Trung Quốc, đối tác thương mại số 1 của Hàn Quốc, đang gây nhiều ảnh hưởng bất lợi.
Trong tháng 11, xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 25,5% xuống còn 11,38 tỷ USD, kéo dài đà giảm hàng năm sang tháng thứ sáu liên tiếp. Giữa bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, chính phủ nước này đã đưa ra các hạn chế phòng dịch nghiêm ngặt và quy trì chính sách "Zero COVID", khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mất đà tăng trưởng và ảnh hưởng tới cả những nền kinh tế khác.
Cũng theo chuyên gia của KIET, tình hình có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn vào năm tới do các điều kiện bên ngoài ngày càng xấu đi, bao gồm cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine kéo dài, các nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ cùng sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc cũng như các nền kinh tế khác.
Giới chuyên gia chỉ ra rằng sự phụ thuộc nặng nề của Hàn Quốc vào Trung Quốc và sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ là những yếu tố rủi ro dài hạn.
Theo số liệu của KITA, doanh số bán chip của Hàn Quốc tại Trung Quốc chiếm 41% tổng số chất bán dẫn nước này xuất khẩu trong giai đoạn tháng 1-9/2022 của nước này, tăng từ 39,3% một năm trước đó.
Con số tương đương đối với thị trường Mỹ là 6,5% trong kỳ trích dẫn, giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng giai đoạn của năm trước.
Gần đây, Mỹ đã áp đặt các hạn chế mới đối với việc bán chip và thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về tác động của lệnh trên đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics Co. và SK hynix Inc.
Theo các nhà quan sát thị trường, Trung Quốc cũng đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào chip sản xuất ở bên ngoài. Động thái này dự kiến lại càng làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Hàn Quốc tại thị trường tỷ dân.
Ông Jang Sang-sik, quan chức của KITA, cho biết Hàn Quốc cần phải đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu bằng cách nuôi dưỡng lĩnh vực bán dẫn hệ thống, khi nhu cầu về sản phẩm này đang gia tăng ở cả Mỹ và các quốc gia châu Âu khác.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết họ cũng đang theo dõi chặt chẽ cuộc đình công đang diễn ra trên toàn quốc của các tài xế xe tải. Cuộc đình công đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và logistics, đồng thời đè nặng lên xuất khẩu và toàn bộ nền kinh tế.
Mặt trận mới trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc Cuộc chạy đua công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động tới mọi thứ, nhưng có một chiến trường mới đang xuất hiện, nằm ẩn sâu hơn. Đó là các bộ phận cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh, máy tính, ô tô và thiết bị gia dụng. Theo kênh CNN, ngày 9/8, Tổng thống Joe Biden đã ký...