TS. Võ Trí Thành: Từ ‘nâu’ sang ‘xanh’, Quảng Ninh thành công bởi cách làm táo bạo
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh khẳng định, Quảng Ninh đã thực hiện thành công mô hình hợp tác công tư về đầu tư phát triển hạ tầng trong chiến lược chuyển từ “nâu” sang “xanh”.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh.
Thưa ông, vừa qua ông đã có sự trải nghiệm thực tế trên tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Ông có cảm nhận ra sao khi đi trên tuyến đường này?
Đây là tuyến đường chuẩn mực và hiện đại. Hiếm tỉnh nào có sự kết nối hạ tầng xã hội tốt như thế. Đa số nguồn lực thực hiện tuyến cao tốc này từ ngoài nhà nước, đó là gợi mở rất đáng phải suy ngẫm.
Tuyến đường này không chỉ có ý nghĩa đối với cực tăng trưởng Quảng Ninh thông qua hai mũi đột phá là Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái, mà còn kết nối 3 cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất khu vực miền Bắc là Lào Cai, Hữu Nghị và Móng Cái, đưa Quảng Ninh có cơ hội trở thành điểm trung chuyển chiến lược trong khu vực Đông Á – Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc, Khu vực hợp tác “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt – Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy liên kết vùng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng.
Tôi cho rằng, đây là tuyến đường của sự giao thương, quảng bá hình ảnh, thương hiệu và mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, tạo ra không gian phát triển mới về công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp… cho Quảng Ninh.
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đưa Quảng Ninh thành tỉnh sở hữu số km cao tốc lớn nhất cả nước.
Tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái ghi dấu ấn gần 10 năm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh Quảng Ninh, với lộ trình và hướng đi khá bài bản. Ông có đánh giá ra sao khi nhìn lại quá trình phát triển này?
Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh đã xác lập được một vị thế mới, vượt trội và hàm chứa những cảm hứng phát triển đặc biệt.
Video đang HOT
Các mặt nổi bật tích cực khi nhắc đến Quảng Ninh là: Bước chuyển dần từ “nâu” sang “xanh” và vai trò dẫn dắt của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh ngày một rõ nét hơn; Hạ tầng khá đồng bộ với những công trình không – thủy – bộ hiện đại; Thể chế, chính quyền số, môi trường đầu tư kinh doanh, nỗ lực cải cách của Quảng Ninh được cộng đồng doanh nghiệp và người dân đánh giá cao.
Đường lối phát triển kinh tế xanh của Quảng Ninh đang được thực hiện quyết liệt và đã đạt được nhiều thành công qua hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và ngành du lịch được đầu tư bài bản. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, một loạt các công trình lớn xuất hiện, chủ yếu do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư đã làm thay đổi diện mạo Quảng Ninh như Cảng hàng không Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, và mới nhất là Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Đây là công trình giao thông trọng điểm, có ý nghĩa động lực, quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh, quốc gia và khu vực; tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội.
Có thể khẳng định, với những gì đã làm được, Quảng Ninh xứng đáng là một hình mẫu phát triển kinh tế du lịch nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng.
Sân bay quốc tế Vân Đồn – Sân bay khu vực hàng đầu châu Á.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của các tập đoàn kinh tế tư nhân đã làm thay đổi diện mạo hạ tầng và du lịch Quảng Ninh?
Tôi cho rằng, phương thức huy động, khơi thông, kết nối nguồn lực “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án động lực, có tính lan tỏa cao đã giúp Quảng Ninh huy động được nguồn lực lớn từ các thành phần kinh tế, trở thành giải pháp đột phá để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại, có ý nghĩa chiến lược, tạo sức lan tỏa, trọng tâm là hạ tầng giao thông, dịch vụ, du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế.
Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, trung bình cứ 1 đồng ngân sách bỏ ra huy động được 8 – 9 đồng vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư vào Quảng Ninh. Trong gần 10 năm qua, Quảng Ninh đã huy động được gần 60.000 tỷ đồng để triển khai các dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Trong đó, nhà nước tham gia chiếm 10%, chủ yếu tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng.
Các dự án khi đưa vào sử dụng không chỉ có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển không gian của tỉnh mà còn mở ra không gian phát triển mới cho khu vực, thúc đẩy phát triển liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; khai thác, phát huy được tối đa lợi thế, tiềm năng vùng và khu vực.
Có thể thấy, nguồn lực tư nhân là rất lớn, quan trọng đối với phát triển hạ tầng của Quảng Ninh.
Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long.
Vậy đâu là “nội lực” để Quảng Ninh có thể hấp dẫn nhà đầu tư, thưa ông?
Tôi muốn khẳng định rằng, môi trường kinh doanh, sự ổn định và cam kết đồng hành dài hạn của chính quyền là yếu tố quan trọng khiến các nhà đầu tư tìm đến và dành nhiều tâm huyết cho Quảng Ninh. Cơ hội kinh doanh, lợi ích lâu dài, tầm nhìn của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích trong lĩnh vực mà họ thực sự quan tâm. Ví dụ như khi xây dựng tuyến đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái thì Sun Group đã đặt ra mục tiêu đồng hành với tỉnh để tạo dấu ấn chiến lược. Và chắc chắn doanh nghiệp sẽ đặt ra mục tiêu gắn với khai thác tiềm năng phát triển du lịch. Đó là lợi thế kết nối của hạ tầng và hiệu ứng quay vòng tích cực. Khi doanh nghiệp thực hiện dự án mà hiệu quả mang lại tích cực thì ngoài lợi ích kinh tế cho chính doanh nghiệp, địa phương thì còn mang lại lòng tin và uy tín ngày càng lớn mạnh. Tầm nhìn không chỉ là bản thân dự án hay công trình ấy mà trong dài hạn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho chính doanh nghiệp. Hiệu ứng đó cũng sẽ lại mang lợi ích cho địa phương trong việc huy động vốn để phát triển.
Sâu xa hơn là cần kiên định tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn để thu hút các tập đoàn lớn, không chỉ là bất động sản mà còn là du lịch, văn hóa, hạ tầng, chuyển đổi số, công nghệ, logistics, khu công nghiệp…
Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Thông xe tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái
Sáng 1/9, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group phối hợp tổ chức lễ khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội về thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) chỉ còn 3 giờ đồng hồ, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Quảng Ninh và toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng.
Dự lễ khánh thành có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ, ban ngành, Quân khu 3, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và một số tỉnh, thành phố Tây Ninh, Thanh Hoá, Điện Biên, Kon Tum, Thái Bình...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu cắt băng khánh thành tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.
Ngay khi thông xe, tuyến cao tốc này hoàn thành đã kết nối đồng bộ với cao tốc Vân Đồn - Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam với gần 600km. Từ đó, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có số km đường cao tốc lớn nhất cả nước với 176km; chiếm tỷ lệ 18% chiều dài cao tốc đã đưa vào sử dụng trong cả nước.
Đây cũng là tuyến cao tốc duy nhất ở Việt Nam kết nối 3 sân bay (Nội Bài - Cát Bi - Vân Đồn), kết nối 7 khu kinh tế với 1 cửa khẩu Quốc tế.
Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có tổng chiều dài 80,23km, với tổng vốn đầu tư của dự án hơn 14.000 tỷ đồng, được thi công thần tốc trong thời gian hơn 2 năm sau khi giải phóng mặt bằng.
Dự án bao gồm hai dự án độc lập, trong đó: Tuyến Vân Đồn - Tiên Yên dài 16km có tổng mức đầu tư 3.658 tỷ đồng bằng vốn ngân sách tỉnh Quảng Ninh do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư; tuyến Tiên Yên - Móng Cái dài 64km có tổng vốn đầu tư 9.113 tỷ đồng (trong đó, ngân sách tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng các công trình phụ trợ là 490 tỷ đồng; Vốn nhà đầu tư là 8.623 tỷ đồng), đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ tầng Vân Đồn (thuộc Tập đoàn Sun Group) làm chủ đầu tư.
Sáng 1/9, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính thức thông xe toàn tuyến.
Đây là tuyến cao tốc duy nhất của Việt Nam kết nối 3 sân bay: Nội Bài - Cát Bi - Vân Đồn.
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có tổng chiều dài 80,23km, được chia làm 2 gói thầu.
Đoạn đẹp nhất của cao tốc này chính là cầu Vân Tiên (nối huyện Tiên Yên và Vân Đồn).
Hệ thống 66 camera an ninh liên tục truyền tải tín hiệu về trạm điều hành.
Khi đưa vào sử dụng, tuyến cao tốc này đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có số km đường cao tốc lớn nhất cả nước với 176km
Hệ thống chiếu sáng kéo dài hơn 100km dọc tuyến cao tốc.
Riêng giải phóng mặt bằng được tính thành một dự án riêng với tổng kinh phí 1.455 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Với điểm đầu tại Km 96 00 nằm gần sân bay quốc tế Vân Đồn và điểm cuối tại Km176 00, đấu nối với đường dẫn cầu Bắc Luân 2 (thành phố Móng Cái), có quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền đường 25,25m và vận tốc thiết kế đạt 120km/h theo tiêu chuẩn TCVN 5729:2012. Đây là vận tốc thiết kế tối đa đối với đường cao tốc tại Việt Nam.
Việc thu phí trên tuyến cao tốc này thực hiện theo phương thức thu phí kín và triển khai thu phí theo hình thức không dừng (ETC). Nhằm tạo điểm nhấn, công trình chiếu sáng trên tuyến cao tốc được đầu tư với chiều dài khoảng 110Km, tạo nên tổng chiều dài chiếu sáng trên cao tốc tại tỉnh Quảng Ninh khoảng 176Km. Đây cũng là đường cao tốc có hệ thống chiếu sáng được đầu tư dài nhất Việt Nam.
Flycam toàn cảnh cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài nhất Việt Nam trước ngày khánh thành Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khi đưa vào sử dụng không chỉ thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, mà còn góp phần quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh cả nước, đặc biệt là các hoạt động logistics, vận tải hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Đây...