Ts Trần Công Trục: Chuyện “đi đêm” trên Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Nói Việt Nam “đi đêm” với Trung Quốc hay với Mỹ, Nhật, Nga hoặc bất cứ quốc gia nào khác trong vấn đề Biển Đông là không chính xác trong khi lại chính là …

Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ “đi đêm” ở Biển Đông?Ts Trần Công Trục: Hun Sen cần cảnh giác với thủ đoạn “sửa Hiến pháp”Ts Trần Công Trục: Tại sao Thủ tướng Hun Sen nói “không sợ Việt Nam”?

LTS: Ngày 27/8 báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài “Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ “đi đêm” ở Biển Đông?” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, có những ý kiền đồng tình và cũng có những băn khoăn, câu hỏi đặt ra xung quanh chủ đề này.

Tiến sĩ Trần Công Trục đã gửi tiếp cho báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về chuyện “đi đêm” ở Biển Đông để trả lời câu hỏi có hay không chuyện Việt Nam “đi đêm” với Trung Quốc trên Biển Đông, xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.

Ts Trần Công Trục: Chuyện đi đêm trên Biển Đông - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Trước tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp khó lường vì các hành vi leo thang bất chấp thủ đoạn từ phía Trung Quốc xâm phạm, đe dọa trực tiếp chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam cũng như khu vực, quốc tế ở Biển Đông thì việc dư luận quan tâm theo dõi, đặt câu hỏi nhiều chiều nhằm tìm ra sự thật là việc đương nhiên, đáng tôn trọng.

Cá nhân tôi rất vui và tâm đắc khi có độc giả lật ngược vấn đề trong bài báo ngày 27/8 xung quanh ý kiến của tôi về khả năng Mỹ, Trung Quốc “đi đêm” với nhau trên Biển Đông và Việt Nam cần cảnh giác.

Độc giả Nguyễn Hoàng và những người khác có cùng suy nghĩ nêu vấn đề, liệu có chuyện Việt Nam và Trung Quốc “đi đêm” với nhau trên Biển Đông hay không, vì ông/bà cho rằng Biển Đông trước tiên là vấn đề cốt tử đối với Việt Nam chứ không phải Mỹ.

Điều này chứng tỏ dư luận đang rất quan tâm và có những nhận thức khác nhau về vấn đề Biển Đông, đặc biệt là bản chất các tranh chấp ở vùng biển này, trong khi Biển Đông lại đang trở thành địa bàn cạnh tranh địa chính trị, địa chiến lược của các cường quốc hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Những ý kiến đó theo tôi cần được làm rõ trên tinh thần khách quan, cầu thị, hợp pháp, hợp lý, làm sao để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Thế nào là “đi đêm”?

Để trả lời câu hỏi của độc giả Nguyễn Hoàng cũng như những người có cùng băn khoăn, đầu tiên cần thống nhất với nhau về nhận thức thế nào là hành vi “đi đêm” trong quan hệ quốc tế. Cá nhân tôi cho rằng, đi đêm là những hành vi thỏa thuận ngầm, trao đổi ngầm giữa hai bên để cùng kiếm lợi trong vấn đề/lợi ích liên quan đến một hay nhiều bên thứ ba khác.

Nếu không có một bên thứ 3 nào đó bị tổn thất lợi ích vì hành vi “đi đêm” của 2 bên kia thì khó có thể gọi đó là hành vi “đi đêm”. Với nguyên tắc lợi ích chi phối các mối quan hệ, “đi đêm” giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn là chuyện khó tránh trong quan hệ quốc tế xưa cũng như nay. Chúng ta cũng không nên gắn cho nó một hàm ý đạo đức nào, quan trọng nhất là phải tỉnh táo để thấy được ai đang đi đêm trên lưng mình, đổi chác lợi ích của mình để có cách ứng phó phù hợp.

Ở Biển Đông, ví dụ “đi đêm” điển hình là Tuyên bố Thượng Hải năm 1972 giữa Richard Nixon với Mao Trạch Đông. Sau cú bắt tay xuyên Thái Bình Dương này, cục diện Chiến tranh Việt Nam chuyển biến mạnh và khi công cuộc thống nhất nước nhà của Việt Nam đang vào hồi nước rút thì năm 1974 Trung Quốc cất quân xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa trước sự ngoảnh mặt làm ngơ của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.

Cần lưu ý là Hoàng Sa và Trường Sa lúc này đang do Việt Nam Cộng hòa đại diện cho dân tộc Việt Nam quản lý thực thi chủ quyền theo Hiệp định Geneva 1954 chờ ngày thống nhất đất nước. Và thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa đang là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở châu Á.

Sớm hơn nữa, khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Hiệp ước Hòa bình San Francisco được ký ngày 8/9/1951 trong đó quy định Nhật Bản từ bỏ tất cả quyền, về danh nghĩa cũng như yêu sách đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không nói rõ lực lượng nào sẽ tiếp nhận, điều đó đã gây ra những ngộ nhận pháp lý sau này và Trung Quốc đang tìm mọi cách khai thác triệt để.

Nhưng ngay từ ngày 7/9/1951, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam tham dự hội nghị theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ đã trịnh trọng tuyên bố: “Để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Tuyên bố xác nhận chủ quyền này của Việt Nam không vấp phải bất kỳ phản đối hoặc yêu sách nào khác từ 51 quốc gia tham dự hội nghị.

Video đang HOT

Tuy nhiên ngày 5/9/1951, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị “nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam” ở Biển Đông, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận. Đề xuất này của Liên Xô thời điểm đó rõ ràng mang màu sắc “đồng minh chính trị” với Bắc Kinh và khó có thể gạt yếu tố “đi đêm” trong đề xuất “xí phần” này.

Ts Trần Công Trục: Chuyện đi đêm trên Biển Đông - Hình 2

Đặng Tiểu BÌnh và Jimmy Carter trong cuộc họp báo chung ngày 31/1/1979, 17 ngày sau đó Đặng xua quân ồ ạt tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam. Ảnh: BBC.

Trong trục quan hệ Mỹ – Việt – Trung, chúng ta hẳn còn nhớ ngày 31/1/1979 Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ và họp báo với Tổng thống Jimmy Carter thì ngày 17/2/1979 Đặng ồ ạt xua đại quân xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu. Trước đó Đặng Tiểu Bình công khai tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học” và người ta không thể không đặt dấu hỏi về một thỏa thuận ngầm, một cái bắt tay “đi đêm” giữa Đặng Tiểu Bình và Jimmy Carter.

Qua một vài ví dụ cho thấy “đi đêm” đã trở thành chuyện bình thường trong chính trị quốc tế, đặc biệt là giữa các cường quốc. Chỉ tính từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II đến nay, quốc tế đã chứng kiến những thay đổi liên tục trong quan hệ Mỹ – Trung – Nga (trước đây là Liên Xô). Cứ khi nào thấy cần là 2 nước có thể thỏa thuận ngầm với nhau để chống lại bên thứ 3.

Đầu tiên là Trung – Xô chống Mỹ, rồi sau 1972 là Trung – Mỹ chống Liên Xô, cho đến bây giờ dư luận quốc tế đang chứng kiến một “liên minh” giữa Moscow và Bắc Kinh chống lại Washington, tất cả đều do quan hệ lợi ích chi phối. Một đặc điểm nữa của “đi đêm” cần lưu ý ở đây là, thông thường do các nước lớn dùng nước nhỏ làm quân cờ để mặc cả lợi ích với nhau, “đi đêm” trên lưng nước nhỏ.

Bản chất các tranh chấp ở Biển Đông và câu chuyện “đi đêm”

Để hiểu rõ hơn ai “đi đêm” với ai ở Biển Đông, cần phải nắm rõ các loại tranh chấp và lợi ích của các bên ở Biển Đông hiện nay là gì mới có thể xác định cái gì được đem ra đổi chác, và đổi chác để được cái gì? Biển Đông là tên gọi chính thức của Việt Nam đối với một biển rìa lục địa, một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore đến eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Biển Đông là vùng biển lớn thứ 4 thế giới.

Trong Biển Đông, Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được xác lập một cách hòa bình, hợp pháp và thực thi liên tục chí ít là từ đầu thế kỷ 17 đến nay. Ngoài ra Việt Nam có chủ quyền đối với lãnh hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp khác trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Ở Biển Đông hiện nay có 3 loại tranh chấp. Thứ nhất là tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Riêng Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ các năm 1956, 1974 đến nay là đối tượng tranh chấp giữa 2 nước và Đài Loan cũng đưa ra yêu sách. Nhìn từ góc độ Việt Nam chúng ta, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện là đối tượng 4 nước 5 bên khác nhảy vào tranh chấp, gồm: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Ts Trần Công Trục: Chuyện đi đêm trên Biển Đông - Hình 3

Cuộc gặp Tập Cận Bình – Obama trong tháng 9 này, Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng. Ảnh: Uscnpm.org

Tranh chấp thứ hai là các vùng biển chồng lấn do áp dụng, giải thích Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trên Biển Đông. Tranh chấp thứ 3 là việc áp dụng giải thích sai UNCLOS xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác trên Biển Đông cũng là thành viên Công ước. Vụ kiện của Philippines là nhằm vào loại tranh chấp thứ 3.

Vụ Trung Quốc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa vừa xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vừa vi phạm UNCLOS về hiệu lực pháp lý của các thực thể (cấm tàu thuyền, máy bay các nước khác đi qua vùng biển, vùng trời quốc tế phạm trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên các bãi ngầm, rặng san hô vốn chỉ có tối đa 500 mét bán kính vùng an toàn), vừa hủy diệt môi trường biển, vừa đe dọa an ninh an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông.

Như vậy có thể thấy trong vấn đề Biển Đông, giữa Việt Nam và Trung Quốc tồn tại cả 3 loại tranh chấp và trong 3 loại tranh chấp này, Việt Nam và Trung Quốc đều ở hai đầu chiến tuyến. Trong khi Trung Quốc liên tục bành trướng sức mạnh quân sự, ỷ lớn hiếp nhỏ và Việt Nam đang là một trong những nạn nhân của sự bành trướng ấy, chẳng có lý do hay lợi lộc gì để có thể “đi đêm” với Trung Quốc. Điều này càng rõ nét hơn nếu xét trong trục quan hệ Mỹ – Việt – Trung bởi Mỹ là bên thứ 3 không có yêu sách ở Biển Đông.

Tại sao lại đặt ra vấn đề “đi đêm” và làm thế nào để hạn chế tác động ảnh hưởng từ việc “đi đêm” của các nước lớn trên Biển Đông?

Sở dĩ cá nhân tôi nêu ra vấn đề này vì nó đã từng xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Thứ hai, trước chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ và sự cải thiện đáng kể của quan hệ Việt – Mỹ đã khiến không ít người cảm thấy lạc quan thái quá vào việc “dựa vào Hoa Kỳ để ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông”.

Chính người Mỹ đã công khai khẳng định, họ không thể điều Hạm đội 7 can thiệp một khi nổ ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông nên hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhận thức rõ điều đó để chủ động trong vấn đề của chính mình.

Ngày nay không có quốc gia nào đem sinh mạng binh sĩ và tài sản, vũ khí của mình ra chiến đấu chống lại một đối thủ khác chỉ vì để bảo vệ một nước thứ 3, mà đặc biệt nước thứ 3 đó chưa hoặc không mang lại cho họ lợi lộc gì lớn hơn con số tổn thất ấy. Đó là cái theo tôi người Việt cần ghi nhớ nằm lòng, dù lúc nào cũng phải tranh thủ tối đa những gì có lợi nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ, đòi lại chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước một đối thủ không cân sức và thừa thâm hiểm như Trung Quốc.

Tự lực cánh sinh, tăng cường sức mạnh nội lực mới là giải pháp lâu dài, kết hợp và tranh thủ ủng hộ của dư luận quốc tế cũng như các xu thế, trào lưu quốc tế có lợi cho Việt Nam là điều các nhà chiến lược cần làm lúc này. Việc độc giả đặt ra vấn đề này cũng cho thấy nhận thức về vấn đề chủ quyền cũng như thực trạng tranh chấp ở Biển Đông, quan điểm chủ trương của Việt Nam vẫn chưa được tuyên truyền một cách hiệu quả.

Nói Việt Nam “đi đêm” với Trung Quốc hay với Mỹ, Nhật, Nga hoặc bất cứ quốc gia nào khác trong vấn đề Biển Đông là không chính xác trong khi lại chính là những gì truyền thông nhà nước Trung Quốc đang ra rả tuyên truyền, cũng chính là những gì Trung Nam Hải đang muốn dư luận quốc tế phải nghe.

Ngay từ khi ông Lý Khắc Cường thăm Việt Nam năm 2013, Trung Quốc họ đã tung ra luận điệu này để cố tình khiến dư luận hiểu nhầm rằng có sự “đi đêm” nào đó giữa hai nước, mà tôi đã phân tích trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, bài “Ts Trần Công Trục: Không có chuyện Việt Nam “đi đêm” với Trung Quốc”, mời quý độc giả quan tâm theo dõi.

Ts Trần Công Trục

Theo giaoduc

Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ "đi đêm" ở Biển Đông?

Mọi thông tin về việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa phi pháp ở Trường Sa từ khi bắt đầu cho đến nay đều do Mỹ "độc quyền" công bố...

Philippines đề nghị Mỹ đưa máy bay hộ tống các chuyến tiếp tế ở Biển ĐôngMỹ muốn hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc duy trì hòa bình ở Biển Đông"Đừng nghĩ căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa không liên lụy gì đến Mỹ"

Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ đi đêm ở Biển Đông? - Hình 1

Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Jonathan Greenert. Ảnh: The Malaysian Insider.

Tờ Defense News ngày 25/8 cho hay, trong cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài 90 phút sáng Thứ Ba vừa qua giữa Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ông Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Greenert Jon, hai bên đã trao đổi về Quy tắc ứng xử của chiến hạm hai nước khi gặp nhau bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận giữa 21 quốc gia Thái Bình Dương do ông Lợi và ông Greenert cùng thiết lập năm ngoái.

Đô đốc Greenert cho biết, ông đã đề xuất ý tưởng áp dụng CUES cho lực lượng Cảnh sát biển với Ngô Thắng Lợi: "Chúng tôi đề xuất ý tưởng này với Trung Quốc, bởi vì sự tương tác diễn ra ở Biển Đông chủ yếu là với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc". Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đóc Paul Zukunft cũng đã từng sang Trung Quốc trình bày đề xuất này với đối phương.

Ý tưởng này cũng được Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ủng hộ và thảo luận về khả năng áp dụng CUES cho Cảnh sát biển Trung Quốc, một lực lượng chấp pháp của Chính phủ Trung Quốc, đang hoạt động phi pháp trong hầu hết Biển Đông theo đường yêu sách "lưỡi bò" phi lý của họ.

Động thái này rất đáng lưu ý khi nó diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình, sau khi Lầu Năm Góc lại vừa công bố tài liệu cho thấy Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp thêm 50% diện tích đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ trong tháng 6.

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ bình luận: "Quả thật đây là một động thái hết sức đáng chú ý và rất khó hiểu, bởi vì:

Thứ nhất có lẽ phía Hoa Kỳ thừa biết rằng, về danh nghĩa pháp lý Cảnh sát biển là lực lượng chấp pháp của Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.

Trong tình hình hiện nay để hợp thức hóa yêu sách "lưỡi bò" phi lý và đầy tham vọng của mình, Trung Quốc đã và đang đẩy lực lượng Cảnh sát biển cùng với đông đảo tàu cá trá hình ra làm "nhiệm vụ chấp pháp" trong vùng biển không thuộc các quyền hợp pháp của họ.

Nếu thừa nhận những hoạt động phi pháp này, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù là vô tình hay cố ý, cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc: Mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông

Thứ hai, nếu Mỹ - Trung bắt tay hợp tác với nhau ở Biển Đông thì họ sẽ hợp tác trong phạm vi nào? Trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam? Trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông hay trên toàn bộ Biển Đông với phạm vi đường lưỡi bò?

Nếu hợp tác với cái cớ "tránh va chạm, đối đầu khi chạm trán bất ngờ" ở bất kỳ vùng biển nào Cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện thì dù vô tình hay hữu ý, động thái này khó tránh khỏi sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý cũng như phạm vi hoạt động sai trái của Trung Quốc.

Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ đi đêm ở Biển Đông? - Hình 2

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Thứ ba, trên Biển Đông, Trung Quốc có lực lượng Cảnh sát biển hùng hậu nhất khu vực với 95 tàu lớn và 110 tàu nhỏ, vượt xa Nhật Bản với 53 tàu lớn và 25 tàu nhỏ cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác cộng lại. Phương thức hoạt động của chúng đã được chính các học giả nước này công khai đặt tên là chiến lược bắp cải/chiến lược cờ vây/chiến lược tằm ăn dâu.

Bước đầu tiên là lực lượng tàu cá trá hình (dân quân biển) được Trung Quốc tung ra các vùng biển mà họ nhảy vào tranh chấp để hoạt động. Tiếp đến là các tàu Cảnh sát biển thống nhất từ 5 lực lượng khác nhau với trang bị tàu thuyền, pháo nước, thậm chí là vũ khí hiện đại để "tuần tra" xung quanh những khu vực họ nhảy vào tranh chấp, chủ động tạo ra tranh chấp, thậm chí là khủng hoảng.

Điển hình như vụ giàn khoan 981 năm ngoái hay các đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa năm nay. Sớm hơn nữa là vụ Trung Quốc dùng 2 lực lượng này gây sự cố, chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines năm 2012. Tàu hải quân Trung Quốc sẽ lượn lờ gần đó, sẵn sàng phối hợp, can thiệp khi xảy ra tình huống hoặc khi đối phương sập bẫy Bắc Kinh.

Do đó, có thể thấy rõ bản chất hoạt động của Cảnh sát biển, dân quân biển và tàu cá Trung Quốc trá hình ở những vùng biển nước này nhảy vào tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm phạm vi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, rõ ràng là một lực lượng bạo lực trá hình, vũ trang trá hình nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý.

Nay Hoa Kỳ đặt vấn đề hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc, phải chăng muốn gián tiếp thừa nhận các hoạt động leo thang gây hấn của lực lượng này ở Biển Đông?

Tại sao Mỹ lại đưa ra ý tưởng này trong lúc chính Đô đốc Scott Swift thừa nhận, các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực đang rất hoang mang, phẫn nộ trước hành vi leo thang bồi lấp, xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa và đòi hỏi Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ chống Trung Quốc bành trướng?

Đúng lúc ấy ông Scott Swift lại nói rằng, nên duy trì quan hệ tích cực với Trung Quốc, ủng hộ ý tưởng hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông? Thật khó có thể nắm bắt rõ mục đích, ý đồ thực sự của người Mỹ ở Biển Đông là gì.

Thứ năm, một chi tiết nữa cũng cần hết sức lưu ý, mọi thông tin về việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa phi pháp ở Trường Sa từ khi bắt đầu cho đến nay đều do Mỹ "độc quyền" công bố ở những thời điểm có lựa chọn và cân nhắc kỹ.

Người Mỹ không nói, dư luận thế giới và khu vực có lẽ không thể biết hoặc biết tường tận như hiện nay. Điều này cho thấy Mỹ đang hoàn toàn chủ động trên bàn cờ Biển Đông.

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại An ninh Shangri-la năm nay về việc sẵn sàng điều máy bay quân sự, chiến hạm đi qua không phận và vùng biển phạm vi 12 hải lý vùng biển, vùng trời quốc tế xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa, cho đến nay cũng mới chỉ dừng lại ở lời nói.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines tiếp tục công khai thách thức dư luận và luật pháp quốc tế với phát biểu rằng "không có tự do hàng không, hàng hải cho tàu chiến và máy bay".

Bởi vậy, các bên liên quan trong đó có Việt Nam cần tỉnh táo theo dõi các diễn biến tiếp theo trên Biển Đông trước, trong và sau chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình để có đối sách phù hợp, tránh trở thành quân cờ trong bàn tay nước lớn khi họ đổi chác các lợi ích chiến lược ở Biển Đông."

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chếtNhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết
18:48:58 31/03/2025
Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đấtBí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
07:16:40 01/04/2025
Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máuNga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máu
19:11:33 01/04/2025
Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?
18:40:57 31/03/2025
Người dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông LamNgười dân đánh trống, livestream phản đối khai thác cát trên sông Lam
21:03:38 01/04/2025
Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viênTỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên
21:42:59 31/03/2025
Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở MyanmarSống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar
21:49:59 31/03/2025
Lãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảoLãnh đạo Greenland đáp trả ông Trump: Mỹ sẽ không có được hòn đảo
18:14:17 31/03/2025

Tin đang nóng

Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
19:38:37 01/04/2025
NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc độngNSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
19:46:12 01/04/2025
Công an điều tra vụ hành hung bác sĩ sau câu nói "mày biết tao là ai không"Công an điều tra vụ hành hung bác sĩ sau câu nói "mày biết tao là ai không"
20:07:20 01/04/2025
Phim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phụcPhim Việt đỉnh nhất hiện tại gây bão MXH ngay khi vừa ra mắt bị so sánh, nam chính nói điều khiến ai cũng phục
19:48:39 01/04/2025
Nóng nhất Weibo hôm nay: "Lưỡi của Kim Soo Hyun bị gì vậy?"Nóng nhất Weibo hôm nay: "Lưỡi của Kim Soo Hyun bị gì vậy?"
19:34:49 01/04/2025
Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?Công ty của Kim Soo Hyun khánh kiệt tới mức ngưng cả dịch vụ vệ sinh?
21:58:51 01/04/2025
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyệnChồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện
22:22:43 01/04/2025
Top 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtTop 4 nàng WAGs xinh đẹp còn sở hữu học vấn đáng nể: Doãn Hải My và 3 tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:13:49 01/04/2025

Tin mới nhất

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

22:00:09 01/04/2025
Máy bay không người lái (UAV) có kết nối cáp quang đang trở thành một công cụ hiệu quả để quân đội Nga tổ chức phục kích trên các tuyến đường tiếp tế của lực lượng Ukraine.
Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

Mỹ có động thái mới ngay trước thềm ông Trump áp đợt thuế lớn nhất

21:42:32 01/04/2025
Mỹ vừa công bố báo cáo về rào cản thương mại của các nước, chỉ 2 ngày trước khi Tổng thống Trump công bố về các chính sách thuế nhập khẩu đối ứng.
"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

"Lá bài" trừng phạt của ông Trump có đủ gây sức ép với Nga?

21:40:23 01/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế lên dầu khí Nga nếu Moscow không hướng tới lệnh ngừng bắn với Ukraine nhưng các chuyên gia hoài nghi về mức độ hiệu quả của lá bài này.
Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700

21:30:40 01/04/2025
Số người thiệt mạng do động đất ở Myanmar tiếp tục tăng nhanh, trong khi người sống sót đối mặt với điều kiện sống thiếu thốn, khắc nghiệt.
Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

Thăm dò: Nhiều người Mỹ không ủng hộ chính sách thuế quan của ông Trump

21:20:04 01/04/2025
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy phần lớn người Mỹ được hỏi trả lời rằng họ không đồng tình với các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump, theo The Hill.
ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

ISW: Khó nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn ở Ukraine trong 3 tuần tới

21:06:52 01/04/2025
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) cho rằng Mỹ, Ukraine và Nga khó có thể nhất trí về lệnh ngừng bắn hoàn toàn trong 3 tuần tới.
Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

Phát hiện bất thường tại tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi sập

20:58:45 01/04/2025
Giới chức trách Thái Lan đã phát hiện ra những bất thường trong quá trình xây dựng tòa nhà 30 tầng ở Bangkok trước khi công trình này bị sập do động đất hôm 28/3.
Bỏ 8,4 tỷ đồng nâng ngực bằng DNA gia súc, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng

Bỏ 8,4 tỷ đồng nâng ngực bằng DNA gia súc, cô gái bị biến dạng nghiêm trọng

20:51:02 01/04/2025
Lingling (người Trung Quốc) đã bỏ ra 2,39 triệu tệ (hơn 8,4 tỷ đồng) để nâng ngực nhưng gặp biến chứng nặng nề. Kiểm tra sau đó cho thấy, túi độn của cô chứa DNA của gia súc và nai sừng tấm.
Vệ tinh và AI đã giúp nhân viên cứu trợ động đất ở Myanmar như thế nào?

Vệ tinh và AI đã giúp nhân viên cứu trợ động đất ở Myanmar như thế nào?

20:45:07 01/04/2025
Ngay sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra tại Myanmar hôm 28/3, một vệ tinh được trang bị camera tầm xa đã đến vị trí thành phố Mandalay.
Người đầu tiên được cấy chip vào não cách đây một năm hiện ra sao?

Người đầu tiên được cấy chip vào não cách đây một năm hiện ra sao?

20:43:33 01/04/2025
Cách đây hơn một năm, Noland Arbaugh trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy chip não của Neuralink, công ty công nghệ sinh học do Elon Musk thành lập.
Đôi vợ chồng bán nhà, nghỉ việc đưa 3 con du lịch vòng quanh thế giới

Đôi vợ chồng bán nhà, nghỉ việc đưa 3 con du lịch vòng quanh thế giới

20:40:30 01/04/2025
Thực hiện ước mơ du lịch và mong muốn con cái phát triển tốt hơn, một đôi vợ chồng người Anh quyết định bán căn nhà đã gắn bó 10 năm để đưa các con đi vòng quanh thế giới.
Binh sĩ Nga "độn thổ", tìm cách đánh úp xuyên qua phòng tuyến Ukraine

Binh sĩ Nga "độn thổ", tìm cách đánh úp xuyên qua phòng tuyến Ukraine

20:28:29 01/04/2025
Lực lượng Nga đang tìm cách vượt qua hệ thống phòng thủ của Toretsk ở tỉnh Donetsk, bao gồm cả việc sử dụng các tuyến đường ngầm để xâm nhập vào tuyến sau của Ukraine, theo nhóm tác chiến chiến lược Khortytsia của Kiev.

Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli

Lukaku chinh phục Napoli

Sao thể thao

23:45:10 01/04/2025
Sau thời gian dài vật lộn với những vấn đề thể lực, Lukaku vượt qua những thử thách khắc nghiệt, vươn tới cột mốc 400 bàn thắng trong sự nghiệp, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình chinh phục bóng đá của mình.
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian

Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian

Hậu trường phim

23:34:49 01/04/2025
Nam diễn viên chinh phục khán giả không chỉ bởi ngoại hình hào hoa. Nhân cách, tài năng của anh cũng khiến công chúng ngưỡng mộ.
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"

Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"

Phong cách sao

23:32:17 01/04/2025
Ở tuổi 30, Chae Soo Bin sở hữu nhan sắc nổi bật với làn da trắng mịn không tì vết, đôi mắt to tròn long lanh và nụ cười ngọt ngào làm tan chảy trái tim người đối diện.
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á

Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á

Sao châu á

23:28:16 01/04/2025
Một trong số những sự kiện chấn động làng giải trí Hàn ngày Cá tháng Tư phải kể đến chuyện tình của cặp đôi Lim Ji Yeon - Lee Do Hyun.
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc

Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc

Sao việt

23:22:16 01/04/2025
Các sao Việt như Hoa hậu Đoàn Thiên Ân, Bùi Quỳnh Hoa, Ngọc Châu, Á hậu Quỳnh Anh... liên tục tung tin chấn động về bản thân, tạo ra những chiêu trò hài hước khiến cư dân mạng đứng ngồi không yên.
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Nhạc việt

22:59:02 01/04/2025
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

Phim âu mỹ

22:27:09 01/04/2025
Phim hành động Mật vụ phụ hồ có sự tham gia của Jason Statham sẽ ra rạp cùng ngày với bom tấn lịch sử Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng

Chị bán nước đầu hẻm khen đứa con nuôi và chồng tôi khá giống nhau, tôi liền đưa ra tờ xét nghiệm ADN khiến chị ấy cứng họng

Góc tâm tình

22:19:00 01/04/2025
Thương đứa con của chị hàng xóm côi cút, chồng tôi đón về nuôi, còn tôi không tin vào lòng tốt của chồng. 2 tuần trước, khu phố tôi có 1 đám tang thương tâm.
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Pháp luật

22:01:54 01/04/2025
Chưa đầy nửa tháng, Bảo và Đan cùng những người khác gây ra 9 vụ cướp tại khu vực TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) để lấy tiền tiêu xài.
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Tin nổi bật

21:32:51 01/04/2025
Người dân tại Quảng Bình vừa phát hiện một bé gái khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường, kèm theo nhiều vật dụng dành cho trẻ sơ sinh.
Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới

Xôn xao nữ đại gia 52 tuổi tái hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi, tặng biệt thự, xe BMW làm quà cưới

Netizen

21:27:47 01/04/2025
Mới đây, chuyện một nữ đại gia tái hôn với một người đàn ông làm bảo vệ, tặng của hồi môn khủng ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, ngay lập tức trở thành đề tài bàn tán rôm rả trên mạng xã hội.