TS. Hoàng Hà Thi: Bác sĩ Harvard ươm mầm hy vọng tại quê hương
Xa Việt Nam từ khi mới năm tuổi, đã sống ở bốn quốc gia tại ba châu lục, những chuyến đi về quê hương gần đây đã giúp TS. Hoàng Hà Thi – Đại học Y Harvard (Mỹ) khám phá bản thân và tìm lại sợi dây liên kết với phần con người Việt, bản sắc Việt bên trong anh.
Là một bác sĩ y khoa, nhà sinh học phân tử và doanh nhân, TS. Hoàng Hà Thi đã có hơn tám năm kinh nghiệm trong khoa học y sinh. Việc xây dựng những công ty để tạo ra các loại thuốc cho tương lai cũng là tầm nhìn lâu dài trong khoa học của anh. Ngoài ra, trong mười năm qua, anh đã tư vấn cho rất nhiều sinh viên, giúp họ tìm ra con đường sự nghiệp đúng với đam mê và được nhận vào những trường học nổi tiếng trên thế giới.
TS. Hoàng Hà Thi
Từ nỗi lo “mất gốc”…
Thi chia sẻ rằng, các nhà xã hội học định nghĩa những người như anh là những đứa trẻ thuộc nền văn hoá thứ ba (Third Culture Kids-TCK) – được nuôi dưỡng và lớn lên trong một quốc gia, một nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa gốc của bố mẹ. Mặc dù TCK được cho là có khả năng hoà nhập và thích ứng tốt với nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng họ thường loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi “Mình là ai và và mình thuộc về nơi nào”.
Định nghĩa về nguồn cội và bản thân luôn là một thách thức đối với Thi. Đôi khi, anh băn khoăn mình “mất gốc” hay là con người của tự do và sẽ mãi mắc kẹt giữa ranh giới của cả hai điều đó… Đây cũng là lúc anh thấy mình như đang phải tìm kiếm những mảnh ghép còn thiếu cho một bức tranh khổng lồ với hy vọng một ngày nào đó bức tranh ấy sẽ hiển lộ những hình khối rõ ràng với màu sắc tươi sáng và hài hoà.
Và rồi, những chuyến đi trở về Việt Nam gần đây đã giúp anh mường tượng ra bức tranh đó và vượt quá sự mong đợi. Đó là việc kết nối lại với người thân, nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ mẹ đẻ mà anh được học từ những năm đầu đời, thưởng thức ẩm thực tuyệt vời nơi đây, đặt chân đến một vài phần rất nhỏ của dải đất hình chữ S xinh đẹp và hơn hết cả là có những mối liên hệ sâu sắc với bạn bè Việt Nam.
Từ đó, vị bác sĩ trẻ tin rằng bản sắc cá nhân đi kèm với trách nhiệm đóng góp chút sức ít ỏi của mình vào cộng đồng mà mình thuộc về để trở nên tốt đẹp hơn.
… đến ấp ủ những dự án ý nghĩa
Video đang HOT
Dự án đầu tiên của TS. Hoàng Hà Thi tại Việt Nam chính là dự án học bổng “Việt Nam Quê hương tôi” – một dự án thiện nguyện mà anh đang cùng một người bạn tại Đại học Khoa học Huế quyết tâm thực hiện với mục tiêu tạo nhịp cầu nhân ái trong cộng đồng du học sinh, hỗ trợ các học sinh, sinh viên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường.
Dự án này xuất phát từ thực trạng có hàng trăm ngàn học sinh bỏ học mỗi năm trên cả nước. Một trong những nguyên nhân chính là điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình lo từng bữa ăn chưa đủ… Nhiều em còn đam mê học tập và có năng lực tốt đành phải nghỉ học giữa chừng.
Nhóm dự án của anh ước tính, mỗi du học sinh trích chỉ 1 EUR/ngày – 30EUR/tháng – 360EUR/năm – tương đương 9 triệu đồng có thể đủ học phí cho 1 học sinh tại Việt Nam. Và chỉ cần 1% du học sinh tham gia Dự án, sẽ có 1.300 học sinh tại Việt Nam được đến trường.
Hiện dự án đang được triển khai với các định hướng là hình thành mạng năm châu với tinh thần hướng về quê hương nguồn cội. Với mô hình đóng góp nhỏ mỗi người – tạo sức mạnh lớn, ai cũng đều có thể chung tay để trao cơ hội và động lực vươn lên cho các em học sinh yếu thế trong xã hội, cũng như truyền cảm hứng về một xã hội sẻ chia, lan tỏa yêu thương.
Dự án thứ hai mà Thi đang dành nhiều tâm huyết là xây cầu hợp tác giữa Viện Nghiên cứu hệ Gen (Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và một công ty về hệ gen học đang đóng tại New York để lập bản đồ các biến thể bệnh di truyền hiếm gặp ở các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam. Dự án có mục tiêu thúc đẩy sự phát triển về nghiên cứu hệ gen tại Việt Nam và về lâu dài sẽ giúp phát triển phương pháp chữa bệnh mới.
Để thúc đẩy cho điều này, mới đây, TS. Hoàng Hà Thi đã có cuộc gặp gỡ với Giáo sư Nông Văn Hải và các đồng nghiệp của ông tại Viện Nghiên cứu hệ Gen. Tại đây, anh rất ấn tượng với những hoạt động và sự nhiệt thành, cởi mở của những nhà khoa học Việt Nam. Tự hào rằng quê hương Hà Nội có những nhà khoa học tuyệt vời như vậy, anh mong chờ được thiết lập thêm nhiều sự hợp tác trong tương lai.
Hiện tại, những dự án này của Thi vẫn còn đang trong giai đoạn thai nghén và anh mong sẽ có những kết quả nhất định trong thời gian tới.
Đang thực hiện vai trò làm “người kết nối” và để tạo nên những sự kết nối, hợp tác vững chắc trong tương lai, anh thấy mình còn phải học hỏi, nỗ lực rất nhiều.
Bác sĩ trẻ đến từ Đại học Y Harvard rất hy vọng đồng nghiệp và những người bạn mới có thể hướng dẫn, hỗ trợ và đi cùng anh trên hành trình này để làm sao có thể giúp ích cho xã hội và con người Việt Nam một cách thiết thực nhất.
Theo baoquocte
Chuẩn bằng kĩ sư, bác sĩ: Không chỉ đủ tín chỉ là không được công nhận
Hệ thống văn bằng giáo dục đại học (GDĐH) là vấn đề được dư luận rất quan tâm. Nghị định 99 quy định đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu theo đặc thù của từng lĩnh vực nghề nghiệp.
Ảnh minh họa.
Quy định "cứng"
Nghị định 99 đã quy định hệ thống văn bằng GDĐH (bằng Cử nhân, bằng Thạc sĩ, bằng Tiến sĩ) và văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù. Theo đó, căn cứ vào khối lượng học tập của chương trình đào tạo, bằng kĩ sư tương đương trình độ bậc 7 - trình độ của người có bằng thạc sĩ. Trong khi đó, quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành yêu cầu người đầu vào đào tạo thạc sĩ phải tốt nghiệp ĐH. Hai quy định này đang có sự vênh nhau. Đại diện Bộ GDĐT cho biết, Bộ sẽ lấy ý kiến thực hiện sửa đổi quy chế tuyển sinh cả 3 trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ nhằm khắc phục những điểm "vênh" trong các quy chế với luật Giáo dục ĐH bổ sung, sửa đổi.
Chia sẻ thêm, TS Nguyễn Thị Kim Phụng- Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GDĐT) cho rằng, Nghị định 99 nhằm chuẩn hóa thêm một bước các văn bằng đã có. Trước đây kĩ sư, bác sĩ, cử nhân được xếp trong một mặt bằng của bằng tốt nghiệp ĐH. Khi chưa có quy định này, người ta hình dung tất cả trên một mặt bằng thì sẽ bất lợi cho những người đã tích lũy được nhiều hơn nhưng không được thừa nhận ở mức cao hơn. Còn bây giờ, phân ra thành khung bậc 6, bậc 7... có bằng cử nhân, thạc sĩ và các văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù để công nhận các giá trị tích luỹ chi tiết hơn.
Vì vậy, nếu nói tất cả các bằng kĩ sư, bác sĩ tương đương với thạc sĩ không hẳn đã chính xác. Bởi nguyên tắc xác định tương đương đã có quy định ở tại Khoản 2, Điều 14. Vì vậy, xác định văn bằng nào nằm ở bậc 6 hay bậc 7, thì phải xem xét đồng thời các tiêu chuẩn được quy định nêu trên chứ không chỉ dựa vào khối lượng học tập, không quy đơn giản tính từ số tín chỉ hay số năm học ra trình độ được đào tạo.
Trong năm 2020, Bộ sẽ ban hành Thông tư quy định chuẩn chương trình của các trình độ GDĐH.
Chuẩn chương trình này là chuẩn đầu vào, chuẩn khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác nữa như chuẩn về phát triển chương trình, kiểm tra đánh giá...
"Mỗi trình độ đều có chuẩn riêng, những chuẩn này không phải đợi đến khi ban hành thông tư mới có mà thực tế, các chuẩn cơ bản đã có rồi nhưng chưa được tập hợp đầy đủ trong một văn bản" - TS Nguyễn Thị Kim Phụng nói.
Ví dụ chuẩn đầu vào, chuẩn khổi lượng học tập, chuẩn đầu ra đã có trong Khung trình độ quốc gia, chuẩn giảng viên có trong Luật GDĐH... Khi Bộ GDĐT ban hành Thông tư này sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn và phải phù hợp với các văn bản có hiệu lực cao hơn nêu trên.
Chủ động đổi mới hội nhập quốc tế
Dù chưa có quy chế đào tạo mới nhưng đến thời điểm này, các trường ĐH đào tạo kỹ sư đều có dự kiến điều chỉnh chương trình đào tạo đảm bảo tối thiểu 150 tín chỉ theo luật mới.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho biết, các ngành đào tạo kĩ sư của trường hiện trên 130 tín chỉ. Trước đó, chương trình đào tạo các ngành này vốn có 150 tín chỉ nên sắp tới sẽ điều chỉnh tăng lại thời lượng chương trình. Tuy nhiên, theo ông Dũng, dù tăng thời lượng tín chỉ nhưng có thể trường vẫn duy trì thời gian đào tạo 4 năm như hiện nay...
GS.TS Trần Thiên Phúc- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TPHCM thắc mắc về việc người được cấp bằng kĩ sư liệu có được cơ quan quản lý công nhận cao hơn các văn bằng ĐH khác và được xếp lương cao hơn hay không? Liệu người có bằng kỹ sư có thể tham gia vào đào tạo trình độ cử nhân hay không?
Trả lời vấn đề này, TS Phụng cho rằng bác sĩ, kĩ sư, dược sĩ, kiến trúc sư... có được coi là tương đương thạc sĩ hay không phải căn cứ vào thực tế chương trình đào tạo chuyên sâu và chuẩn chương trình của trình độ thạc sĩ. Vì vậy, theo Nghị định 99, bằng bác sĩ, kĩ sư theo đúng chuẩn này sẽ được công nhận ở mức cao hơn bằng cử nhân; nếu đạt chuẩn bậc 7 thì sẽ được công nhận tương đương thạc sĩ.
Tuy nhiên, ông Hoàng Minh Sơn- Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, trước kia trong luật cũ, bằng kỹ sư là bằng tốt nghiệp ĐH. Có nhiều trường đào tạo 4 - 4,5 năm, trong khi rất nhiều trường kĩ thuật có truyền thống đào tạo 5 năm. Vì vậy, khi đưa vào xác định kĩ sư là bằng sau cử nhân hay trên cử nhân là khó khăn rất lớn. Đây cũng là thực tế các trường kĩ thuật cần phải lưu ý bởi nếu không đảm bảo tốt, chương trình không phù hợp có thể sẽ làm mất đi uy tín của chương trình kĩ sư. Như vậy, tương lai sẽ rất khó được quốc tế công nhận.
Thu Hương
Theo daidoanket
Sẽ có chương trình thạc sĩ riêng cho kỹ sư? Dù bằng kỹ sư được xếp vào nhóm văn bằng tương đương trình độ của người có bằng thạc sĩ nhưng các trường ĐH vẫn đề xuất cần có chương trình đào tạo thạc sĩ riêng cho đối tượng này. Sinh viên một trường có đào tạo các ngành cấp bằng kỹ sư - Đào Ngọc Thạch Nghị định 99 ban hành ngày...