Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước, được xây dựng bởi ‘đội quân khỉ’?
Cây cầu như một biểu tượng từ xa xưa và được người dân Ấn Độ tôn trọng cũng như sự quan tâm đặc biệt.
Trong sử thi Ramayana vĩ đại của Ấn Độ, hàng nghìn năm về trước đã có một câu chuyện về cây cầu bắc qua đại dương mênh mông nối liền 2 quốc gia với nhau. Tác giả Valmiki đã có bản hùng ca dài gần 24.000 câu thơ kể lại cuộc đời của vị hoàng thái tử vĩ đại Rama và cuộc chiến của họ.
Theo đó vị hoàng tử này đã cố gắng giải cứu vợ mình khỏi quỷ vương độc ác Ravana. Vợ của hoàng tử là Sita đã bị quỷ vương bắt cóc và đưa đến Sri Lanka và hoàng tử đã tổ chức một đội quân gồm những con khỉ để cứu được người vợ của mình.
Những con khỉ này đã xây dựng một cây cầu nổi trên biển bằng cách viết tên của Rama lên đá và ném chúng xuống nước khi tới bờ đại dương. Theo truyền thuyết những viên đá không chìm vì trên đó có tên vị thái tử và đội quân này đã sử dụng cây cầu để vượt biển đến Sri Lanka.
Video đang HOT
Cây cầu dài khoảng 50km theo truyền thuyết thế nhưng ở thời gian hiện tại phần lớn khu vực này chìm trong biển nước. Thế nhưng ở nhiều thế kỷ nước đây là một giải đất vững chắc kết nối 2 quốc gia với nhau. Con đường này tồn tại tới cuối thế kỷ 15 vẫn có thể đi bộ qua được. Theo ghi chép của nhiều sổ sách xưa, con đường bị ngập sau một cơn bão lớn.
Dưới góc nhìn của khoa học, nhiều nhà địa chất đã đưa ra các giả thuyết xoay quanh vấn đề về cây cầu này. Tuy nhiên cũng có ys kiến cho rằng cây cầu được tạo nên bởi cát lắng và trình tự nhiên của trầm tích. Có nghĩa là vùng đất giữa Ấn Độ và Sri Lanka từng nối liền với nhau.
Trong khi những giả thuyết được đưa ra về mặt khoa học hay thần linh thì năm 2017 phía Ấn Độ đề xuất dự án nạo vét dải đất qua cầu Râm để tạo một con đường vận chuyển trong eo biển nông giữa Ấn Độ và Sri Lanka.
Thế nhưng dự án này nhanh chóng gặp nhiều phản ứng tiêu cực từ phía người dân. Họ cho rằng cây cầu là truyền thuyết và biểu tượng của huyền thoại nên không thể bị phá hủy. Các nhà bảo vệ môi trường cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối chủ đề trên và cho rằng nó có thể làm tổn hại nặng nề tới hệ sinh thái nếu nạo vét.
Ấn Độ phóng tàu vũ trụ với tham vọng "đặt chân" lên Mặt Trăng
Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã được phóng lên không gian vào chiều 14/7 với sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng, bước tiến tiếp theo nhằm thực hóa tham vọng trở thành "siêu cường không gian" của nước này.
Hình ảnh tên lửa mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng chiều 14/7. Ảnh: ISRO
India Express đưa tin, tên lửa LVM3 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã được phóng từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh vào lúc 2h35 chiều 14/7 (giờ địa phương).
"Tên lửa LVM3 đã phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên quỹ đạo", ISRO tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter.
Theo đúng kế hoạch, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt của Mặt Trăng vào ngày 23/8. Nếu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới đưa tàu vũ trụ của mình hạ cánh an toàn trên bề mặt Mặt Trăng, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc.
Việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ khẳng định vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục không gian. Ảnh: ISRO
"Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã viết một chương mới trong cuộc phiêu lưu không gian của Ấn Độ. Nó vút cao, nâng tầm ước mơ và hoài bão của mỗi người dân Ấn Độ. Thành tựu quan trọng này là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học của chúng tôi", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ trên Twitter.
Chandrayaan-3, có nghĩa là "phương tiện Mặt Trăng" trong tiếng Phạn, bao gồm một tàu đổ bộ cao 2m được thiết kế để triển khai một xe tự hành tại vị trí gần cực Nam của Mặt Trăng, với kế hoạch thực hiện hàng loạt thăm dò và thí nghiệm trong 2 tuần.
Với vốn đầu tư khoảng 74 triệu USD, việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayan-3 được coi là sứ mệnh lớn đầu tiên kể từ khi Ấn Độ thúc đẩy đầu tư hoạt động chinh phục không gian, đồng thời giúp nâng cao vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua này.
Trước đó, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của ISRO đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái Đất năm 2020, nhưng sau đó tàu đổ bộ và tàu tự hành của nó đã bị phá hủy trong một vụ tai nạn gần nơi mà Chandrayaan-3 dự kiến sẽ đáp xuống
Đầu tư cho tương lai bền vững Dân số toàn cầu đã vượt qua mốc 8 tỷ người và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập niên tới. Dân số tăng vừa là động lực phát triển nhưng cũng là nguyên nhân của những thách thức mà thế giới phải đối mặt. Người dân Ấn Độ trên đường phố ở Kolkata. Ảnh: AFP/TTXVN Thế giới mất...