Truyền thuốc hết hạn cho bệnh nhi: Thuốc thật đi về đâu?
Việc tráo thuốc hết hạn cho bệnh nhân ở bệnh viện không phải hiếm nhưng đến nay vẫn chưa thể ngăn chặn.
Ngày 4/7/2020, trao đổi với Đất Việt về việc hiện tượng tráo thuốc hết hạn cho bệnh nhi ở Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Đức Khôi – nguyên Phó trưởng Khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai không cảm thấy bất ngờ, bởi đây là hiện tượng phổ biến trong thời gian qua.
Trước khi có sự việc tráo thuốc hết hạn cho bệnh nhân ở Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP. HCM thì dư luận cũng từng xôn xao bởi rất nhiều vụ việc bác sĩ tại các bệnh viện tuồn thuốc ra ngoài bán như tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương (2019), ba điều dưỡng Bệnh viện Nhi Nam Định cũng bị khởi tố vì tuồn thuốc ra ngoài vào tháng 2/2020 hay mới đây nhất là một nhân viên công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tuồn thuốc ra ngoài để bán đang được công an điều tra…
“Việc cấp thuốc cho bệnh nhân ở bệnh viện được thực hiện theo một quy trình với nhiều khâu và nhiều bộ phận khác nhau cùng thực hiện, một cá nhân không thể thực hiện được nếu không có được sự giúp sức của những cán bộ khác trong cùng một khối cơ quan.
Bệnh cạnh viện ảnh hưởng tới quá trình điều trị của bệnh nhân thì cơ quan điều tra cũng cần phải đặt ra vấn đề, số thuốc bị đánh tráo đó sẽ được đưa đi đâu?” – ông Khôi bày tỏ.
Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP HCM cấp thuốc hết hạn sử dụng.
Theo ông Khôi, chủ yếu những vụ việc đánh tráo thuốc trong bệnh viện là để tuồn ra ngoài bán để kiếm lời. Điều này sẽ không thể thực hiện nếu như không có nhu cầu từ người mua và người bán.
Video đang HOT
“Nếu điều tra rõ ngọn ngành thì cần phải tìm ra được đâu là nơi tiêu thụ số thuốc tuồn ra ngoài đó. Ở đây tôi muốn nói đến là những nhà thuốc có mối “liên hệ ngầm” với các bác sĩ trong bệnh viện.
Đã từng có nhiều thông tin nói rằng, bác sĩ và các nhà thuốc xung quanh bệnh viện liên kết với nhau, khi bác sĩ khám và kê đơn thuốc thì chỉ có những loại thuốc mà một số nhà thuốc xung quanh bệnh viện mới có. Tại sao lại như vậy?” – ông Khôi bày tỏ.
Vị chuyên gia này cho rằng, để ngăn chặn hành vi tuồn thuốc, tráo thuốc trong bệnh viện thì không còn cách nào khác là trong nội bộ bệnh viện đó phải nâng cao sự kiểm soát từ các khâu, trong đó việc kiểm tra kho thuốc cần phải được thực hiện thường xuyên và giao cho bộ phận độc lập thực hiện.
Đồng thời bệnh nhân cần phải thay đổi quan điểm điều trị bệnh của mình. “Cũng phải thú thật rằng nhiều bệnh nhân vì quá sốt ruột, lo lắng cho bệnh tình của bản thân hay người thân mà tìm mua những loại thuốc ngoại nhập, đắt tiền vì cho rằng như thế sẽ hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm, mỗi căn bệnh đều có cách điều trị khác nhau, sử dụng thuốc khác nhau, không phải cứ thuốc là đắt tiền là hiệu quả” – ông Khôi nói.
Trước đó, nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin ngày 24/6, người nhà bệnh nhi Lê Trần Khánh Chi ( 4 tuổi, được chẩn đoán suy tủy) phát hiện con mình bị truyền thuốc hết hạn.
Bao bì 2 lọ vứt trong thùng đựng rác y tế của BV Truyền máu Huyết học TP.HCM là Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) có ngày sản xuất là tháng 2/2018 và hạn sử dụng là tháng 1/2020.
Ngay sau khi phát hiện, người nhà bệnh nhi đã báo nhân viên y tế và nhân viên y tế của bệnh viện đã ngừng truyền hóa chất cho bệnh nhi. Sở Y tế TP.HCM và Bộ Y tế đã yêu cầu bệnh viện làm rõ vụ việc.
Trong buổi làm việc với Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế vào ngày 3/7/2020, BS Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM cho biết, qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng nhận thấy có hiện tượng tráo đổi thuốc và đã chuyển hồ sơ cho công an điều tra vụ việc.
Đối với bệnh nhân, bệnh viện đã cử các bác sỹ giỏi nhất chăm sóc và theo dõi sát đáp ứng các yêu cầu của gia đình. Hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định, ăn uống bình thường; xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe tiến triển tốt sau 8 tháng điều trị.
Vụ truyền hóa chất hết hạn cho bệnh nhi có dấu hiệu tráo đổi thuốc
Nhận thấy có hiện tượng tráo đổi thuốc cho bệnh nhi 4 tuổi mắc suy tủy, Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh đã chuyển vụ việc sang Cơ quan điều tra.
Hiện sức khỏe bệnh nhi trong 1 tuần nay ổn định, ăn uống bình thường, xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe tiến triển tốt sau 8 tháng điều trị.
Hôm nay 3/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh dẫn đầu đã làm việc với Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh về công tác phòng ngừa, quản lý sự cố y khoa.
Trước đó, ngày 24/6, Bệnh viện Truyền máu Huyết học nhận được phản ánh của thân nhân người bệnh L.T.K.C (SN 2016, được chẩn đoán mắc suy tủy) về việc người bệnh được cấp phát và sử dụng thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) đã hết hạn sử dụng.
Ngay sau đó, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã có công văn gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị xác minh thông tin và kiểm tra rà soát toàn bộ vụ việc tại Biện viện Truyền máu huyết học TP Hồ Chí Minh.
Đoàn công tác của Bộ Y tế làm việc với Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh
Báo cáo sự việc, BSCK II Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện cho biết, đây là sự cố đáng tiếc, bệnh viện ưu tiên khắc phục cho bệnh nhân và khắc phục quản lý sự cố để không ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện, Sở Y tế và Bộ Y tế. Bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ việc và đình chỉ công tác các cá nhân liên quan.
Nhận thấy có hiện tượng tráo đổi thuốc, Bệnh viện đã chuyển hồ sơ cho Công an điều tra vụ việc. Đối với bệnh nhân, Bệnh viện đã cử các bác sỹ giỏi nhất chăm sóc và theo dõi sát người bệnh, đáp ứng các yêu cầu của gia đình. Hiện sức khỏe bệnh nhi trong 1 tuần nay ổn định, ăn uống bình thường, xét nghiệm mới nhất cho thấy sức khỏe tiến triển tốt sau 8 tháng điều trị.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, đây là sự cố y khoa không ai mong muốn, Bộ Y tế đã có Thông tư 43 hướng dẫn quản lý, phòng ngừa sự cố y khoa. Với sự việc này, Bệnh viện cần tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục, xử trí, rút kinh nghiệm để tránh mắc lại, đem lại niềm tin cho người dân. PGS Khuê cũng đề nghị Bệnh viện xem xét xử lý vấn đề nội bộ, đồng thời rà soát lại quy trình tại các khoa, phòng, không để tái diễn sự việc tương tự.
Lọ thuốc hết hạn được gia đình người bệnh phản ánh đã truyền cho bệnh nhi
Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Huy Quang,Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề nghị Bệnh viện xem xét sự việc một cách tổng thể, phòng ngừa khủng hoảng quản lý, pháp lý và truyền thông. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ thông tin cho Công an điều tra một cách trung thực, kịp thời, phản ánh đúng, công khai, khoa học... và quản lý tốt công tác thông tin báo chí.
Trẻ bị bạo hành - nỗi đau của người lớn! Mặc dù Luật Trẻ em đã sớm được ban hành, có hiệu lực, công tác thanh tra, xử lý vi phạm bạo hành, xâm hại trẻ em được đốc thúc liên tục, nhưng các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em vẫn không vì thế mà giảm đi. Đó thực sự là những câu chuyện ám ảnh, những tiếng kêu cứu dài mãi...