‘Truyền thông Trung Quốc đang bôi đen Việt Nam’
“Truyền thông Trung Quốc cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của họ. Trung Quốc là bậc thầy của kiểu tuyên truyền “biến thủ phạm thành nạn nhân”, học giả Dương Danh Dy phân tích.
- Theo ông, Biển Đông có ý nghĩa thế nào trong bàn cờ chiến lược của Trung Quốc?
- Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng thử nhìn xem, phía bắc, phía đông thì vướng Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, đều là các nước có quan điểm rất cứng rắn. Chỉ còn phía nam là Biển Đông, nơi các nước yếu thế hơn.
Chính vì điều này, gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Song, điều này càng lộ ra điểm yếu của Trung Quốc rằng họ đuối lý và đang bị cô lập trên thế giới. Tứ phương đông, tây, nam, bắc, thử hỏi có ai đang là bạn của Trung Quốc? Chính các trang mạng của nước này từng băn khoăn đặt ra tình huống, Trung Quốc có mấy người bạn nếu chiến tranh xảy ra.
- Từng nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, ông đánh giá thế nào về những động thái gần đây của truyền thông nước này?
- Một điều tra gần đây trên mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đặt vấn đề về việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông và có tới 92% ý kiến tán thành. Thậm chí, có bài còn nêu ra cách đánh như thế nào. Thời báo Hoàn Cầu là con đẻ của Nhân dân Nhật báo. Tân Hoa xã có trang Sina.com, mạng quân sự có mạng phụ là Trung Quân võng… Các mạng phụ của những cơ quan truyền thông chính thống Trung Quốc không từ điều gì khi nói về Việt Nam. Rõ ràng họ đã được “bật đèn xanh”, làm người dân Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam là kẻ thù.
Ông Dương Danh Dy nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc trong nhiều năm. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Tuyên truyền chính thống của Trung Quốc về Việt Nam rất xấu, có thể nói là “bôi đen” Việt Nam suốt hàng chục năm nay. Tôi vào mạng Trung Quốc, hầu như ngày nào cũng có bài nói xấu, xuyên tạc về Việt Nam. Họ cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của Trung Quốc… Trong khi đó, chúng ta tuyên truyền thông tin vào Trung Quốc rất kém.
Video đang HOT
- Tuy nhiên, đối lập với trường phái “diều hâu”, một số học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản bác về yêu sách của nước này trên Biển Đông. Ông nghĩ sao?
- Thực ra, cái gọi là những học giả “bồ câu” chỉ là một nhóm rất nhỏ, không đáng kể ở Trung Quốc, có thể kể ra những cái tên như Lý Lệnh Hoa, Thịnh Hồng, Chu Phương. Tôi cho rằng, chúng ta không nên vội lấy làm mừng về những điều mà các học giả này phát biểu, dù những tiếng nói đó là rất quý. Chúng ta chưa nên coi đây như một dòng đối lập, đủ sức đương đầu với quan điểm chủ đạo của Trung Quốc về yêu sách chủ quyền, lãnh thổ. Qua theo dõi, tôi thấy tiếng nói của cộng đồng học giả có quan điểm “bồ câu” ít có ảnh hưởng đối với dư luận Trung Quốc .
- Người dân Trung Quốc, đặc biệt lớp trí thức trẻ có điều kiện truy cập internet, đọc báo nước ngoài, tại sao họ không thấy sự vô lý của yêu sách đường lưỡi bò?
- Trong chuyện lãnh thổ, theo tôi biết, người Trung Quốc nói chung chấp nhận luận điệu của chính phủ. Hơn nữa, gần đây, những sự kiện liên quan tới Biển Đông, truyền thông Trung Quốc lại sử dụng cách tuyên truyền “biến thủ phạm thành nạn nhân”. Họ là bậc thầy trong việc này. Điểm lại tất cả những tranh cãi từ xưa tới nay, giữa Trung Quốc với Liên Xô, Mỹ, Ấn Độ…, bao giờ Trung Quốc cũng nhận mình là phải, bao giờ Trung Quốc cũng đổ hết lỗi cho đối tượng. Với họ, ai trái ý đều là không đúng, là phi nghĩa.
Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Cuối tháng 6, một đội tàu hải giám đã tới Trường Sa để tuần tra. Ảnh: Xinhua.
- Trong bài phỏng vấn mới đây trên VnExpress, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực với Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần làm gì lúc này để bảo vệ chủ quyền biển, đảo?
- Tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận rõ thế và lực của Việt Nam hiện giờ đã khác. Trước đây, chúng ta bị cấm vận, kinh tế trì trệ nhưng hiện nay GDP đã 100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 1.000 USD. Việt Nam chưa giàu nhưng thoát giai đoạn đói kém, chúng ta đã có tiền trang bị máy bay, tàu ngầm. Quan hệ với cộng đồng quốc tế của Việt Nam đang rất tốt, nhiều nước ủng hộ ta trước sự bá quyền của Trung Quốc.
Nếu Việt Nam vạch trần thái độ, hành xử bá quyền của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế thì tôi tin rằng Trung Quốc rất lo sợ. Trong thời buổi win – win (cùng thắng) muốn được lợi thì phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Các nước ASEAN khác nhau về trình độ kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa… tóm lại là khác nhau rất nhiều về quyền lợi. Vì thế Việt Nam muốn đạt được lợi ích của mình thì phải làm nhiều hơn nữa chứ đừng vội đòi hỏi người ta phải vì mình. Myanmar, Campuchia, Thái Lan có quyền lợi gì ở Biển Đông đâu mà yêu cầu người ta theo ý mình? Phải cố gắng góp phần làm tăng điểm tương đồng, đóng góp vào lợi ích chung thì mới có thể đạt được ý muốn của mình.
Theo VNExpress
Hoàn Cầu: Trung Quốc hãy ngừng giúp đỡ Philippines để Manila "trả giá"
Hoàn Cầu thời báo đề nghị Bắc Kinh phải "trừng phạt Manila vì đã dám tranh cãi về chủ quyền bãi đá Scarborough. Manila đã kích động cuộc xung đột và phải chịu hậu quả"
Giới truyền thông Philippines ngày 24/7 đưa tin, tờ báo hàng đầu Trung Quốc theo đuổi quan điểm hiếu chiến đối với vấn đề biển Đông, Hoàn Cầu thời báo ngày 19/7 có bài xã luận kêu gọi, Bắc Kinh hãy ngừng giúp đỡ Manila và Philippines "không đáng được quan tâm quá nhiều từ Trung Quốc".
Tổng thống Philippines Aquino và Đại sứ Trung Quốc tại Philippines bà Mã Khắc Khanh trong buổi khánh thành dự án cung cấp nước sạch sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Trung Quốc
Tờ báo này cho hay, Trung Quốc không cần thiết phải cung cấp cho Philippines những khoản viện trợ "hào phóng". "Các dự án hợp tác phải là một cơ hội cho Trung Quốc mở rộng lợi thế của mình".Hoàn Cầu báo cho rằng, các hoạt động hợp tác với Philippines vẫn có thể tiếp tục chỉ khi nó mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Nhưng ngay sau đó tờ báo này khẳng định như đinh đóng cột: Nhưng các quốc gia hai mặt như Philippines không thể trở thành đối tác chiến lược của chúng ta (Trung Quốc) trong một thời gian ngắn."
Gần đây, Trung Quốc và Philippines khánh thành dự án cung cấp nước sạch với nguồn vay 112 triệu USD từ Trung Quốc cung cấp cho người dân Philippines mà hai bên ký kết năm 2010. Tổng thống Aquino và Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đều có mặt.
Theo tờ Hoàn Cầu, nếu dự án này được đàm phán trong thời điểm hiện nay sẽ khó có thể thông qua do tranh chấp giữa hai bên đối với bãi đá Scarborough khiến quan hệ Trung Quốc - Philippines trở nên căng thẳng.
Nền công nghiệp xuất khẩu chuối và nông sản Philippines đã lao đao sau khi phía Trung Quốc cố tình dùng thủ đoạn kinh tế hạn chế (thực tế là cấm) nhập khẩu nông sản từ Philippines nhằm gây sức ép với Manila trong vụ căng thẳng Scarborough
Không biết tờ Hoàn Cầu thời báo đã tiến hành thăm dò, điều tra xã hội học như thế nào hay lại bịa đặt ra thông tin người dân Trung Quốc phản đối dữ dội một dự án cho vay ở nước ngoài như vậy?
Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch với nguồn vốn tín dụng ưu đãi vay của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc nhưng phía Philippines phải mua các sản phẩm, thiết bị từ một công ty Trung Quốc. Bắc Kinh đâu có cho không ai cái gì bao giờ?
Ngay trong dự án cung cấp nước sạch cho người dân Philippines, ngân hàng Trung Quốc vẫn hưởng lãi và doanh nghiệp Trung Quốc vẫn tiêu thụ được sản phẩm của mình thay vì Philippines vay tiền Trung Quốc mua của ai thì mua, còn những món lợi ích nào sau đó nữa hay không chưa ai nói trước được.
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc gây căng thẳng trên bãi cạn Scarborough
Tờ báo này giải thích, "một số người nghĩ rằng dự án này có thể là món quà tặng miễn phí cho Philippines và người ta đặt câu hỏi cho những vấn đề đằng sau đó." Lập luận đó của Hoàn Cầu có thể hiểu rằng, một là doanh nghiệp Trung Quốc không biết làm ăn, giao trứng cho ác, hai là ý đồ chia rẽ quan hệ Trung Quốc - Philippines và cố tình vẽ nên một bộ mặt "nhem nhuốc" về đất nước láng giếng này đối với công chúng chỉ nhằm một mục đích duy nhất, độc chiếm biển Đông.Phải chịu hậu quả
Hoàn Cầu thời báo đề nghị Bắc Kinh phải "trừng phạt Manila vì đã dám tranh cãi về chủ quyền bãi đá Scarborough. Manila đã kích động cuộc xung đột và phải chịu hậu quả", tờ báo này cáo buộc với một thái độ hết sức trịch thượng và nực cười.
Tờ Hoàn Cầu thời báo lại tiếp tục "sáng tác" ra chuyện Philippines đã chiếm lấy một vài hòn đảo trên biển Đông trong những năm hải quân Trung Quốc còn yếu. "Và đó là một bài học nghiệt ngã đối với Trung Quốc".
Hoàn Cầu thời báo còn khẳng định rằng với thực lực và ảnh hưởng hiện nay của Trung Quốc, Bắc Kinh tỏ ra chắc chắn rằng họ có thể giải quyết tranh chấp biển Đông "theo cách của Trung Quốc" bất chấp sự can thiệp từ phía Mỹ.
Theo GDVN
Chuyên gia Dương Danh Dy: Trung Quốc sẽ còn kiếm cớ khiêu khích "Chúng ta phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự an toàn của ngư dân chúng ta nhưng bằng những phương cách linh hoạt và khôn khéo". Chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy Chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên NTNN Thưa ông, vừa rồi báo...