Truyền thông Trung Đông cảnh báo Iran sẽ đối mặt với khủng hoảng
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông khu vực ngày 9/5 nhận định Iran sẽ đối mặt với khủng hoảng nếu xuất khẩu dầu thô xuống mức 0.
Cơ sở khai thác dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Một bài phân tích trên báo “Arab News” khẳng định một trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền Donald Trump là làm giảm xuất khẩu dầu thô của Iran. Theo bài viết, Nhà Trắng thậm chí có kế hoạch “đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0″ và ý định này đã được Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố lần đầu tiên hồi tháng trước.
Cho dù Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangane quả quyết rằng “ Washington sẽ không đủ khả năng giảm xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0″. Tuy nhiên, tác giả bài viết cảnh báo kịch bản trên hoàn toàn có thể xảy ra.
Bài viết nêu rõ kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút khỏi JCPOA, nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô của Iran đã giảm liên tục, chỉ còn khoảng 1,1 triệu thùng/ngày, từ mức hơn 2,5 triệu thùng/ngày trước đó.
Video đang HOT
Nhà Trắng đã cho thấy quyết tâm gây áp lực đối với Tehran cho đến khi đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0. Ví dụ cụ thể nhất là việc Mỹ gần đây đã chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ mua dầu thô của Iran (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Iran có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai và trữ lượng dầu mỏ đã được thăm dò lớn thứ tư thế giới. Xuất khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên chiếm 80% tổng xuất khẩu hằng năm của nước này.
Theo đề xuất ngân sách gần đây do Tổng thống Hassan Rouhani đệ trình, 1/3 nguồn thu của Iran được cho là đến từ việc xuất khẩu dầu thô tới các nước và Tehran kỳ vọng sẽ thu về khoảng 21 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô trong tài khóa này. Điều đó cho thấy Iran phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô để đáp ứng các khoản chi tiêu trong nước.
Theo báo trên, nếu Iran không thể xuất khẩu dầu thô hoặc khí đốt tự nhiên, sẽ rất khó khăn cho chính quyền Iran tiếp tục gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông. Chính phủ Iran sẽ phải cắt giảm một phần hoặc hoàn toàn sự hỗ trợ tài chính cho một số nhóm vũ trang trong khu vực. Ngoài ra, Iran sẽ phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống chính phủ trong dân chúng, nếu nước này không còn nguồn thu.
Theo Công Đồng (TTXVN)
Tiếp tục sóng gió trong quan hệ Mỹ - Iran
Mỹ và Ba Lan ngày 14-2 đồng chủ trì hội nghị về Trung Đông tại Warsaw với mong muốn giải quyết một loạt thách thức an ninh và phần lớn tập trung vào Iran. Phía Iran đã lên án Mỹ dùng hội nghị này để lập mặt trận mới chống Iran.
Một cuộc tuần hành ở Tehran kỷ niệm 40 năm Cách mạng Hồi giáo Iran thành công (1979-2019)
Châu Âu không muốn theo Mỹ
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố hội nghị tại Warsaw là quan trọng vì mang lại cho các nước Arab và Israel cơ hội "thúc đẩy lợi ích chung trong cuộc chiến với Iran". Văn phòng Thủ tướng Israel sau đó đã làm dịu đi tuyên bố bằng "cuộc đấu tranh với Iran". Hội nghị quy tụ hơn 50 quốc gia. Mỹ nói với các đồng minh rằng hội nghị sẽ tập trung vào vấn đề Iran với sự tham dự của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo, 2 người từng ủng hộ thay đổi chế độ ở Tehran. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có bài phát biểu tại hội nghị. Bên ngoài địa điểm diễn ra hội nghị, Rudy Giuliani, luật sư cá nhân của Tổng thống Donald Trump, đã tham dự một cuộc biểu tình hôm 13-2 kêu gọi "lật đổ chế độ ở Iran".
Cựu Đại sứ Mỹ tại Thụy Điển Azita Raji cho rằng, Mỹ muốn tăng cường sức ép với Tehran bằng cách tạo ra một liên minh mới châu Âu - Mỹ để chống lại ảnh hưởng của Iran. Tuy nhiên, liên minh như vậy khó thành hiện thực khi châu Âu cho thấy Iran vẫn đang tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân (JCPOA ký năm 2015) và châu Âu đang đẩy lùi các nỗ lực của Mỹ nhằm siết chặt cấm vận Tehran, thiết lập một cơ chế kinh tế đặc biệt cho phép Iran tiếp tục buôn bán hàng hóa được phép theo thỏa thuận quốc tế. Một số nước châu Âu từ chối cử quan chức cấp cao đến hội nghị Warsaw.
Theo CNN, Iran cũng đang gây ra xích mích trong chính phủ Mỹ. Một quan chức quân sự cấp cao Mỹ cho biết quân đội Mỹ đang tìm cách tránh xung đột với Iran và thay vào đó dựa vào áp lực kinh tế và ngoại giao. Tuy nhiên, một số chỉ huy quân sự của Lầu Năm Góc tin rằng ông Bolton muốn cứng rắn hơn và muốn có "hành động" ở vùng Vịnh. Trong một bản tin video của Nhà Trắng hôm 11-2 sau khi Iran kỷ niệm 40 năm thành công cuộc Cách mạng Hồi giáo, ông Bolton đã đáp trả bằng cách nói với Giáo chủ Iran Ayatollah Khamenei rằng: "Tôi không nghĩ ngài sẽ có thêm nhiều ngày kỷ niệm để tận hưởng".
Cáo buộc cũ
Phó Đô đốc James Malloy, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Lực lượng Hải quân Mỹ, nói với các phóng viên ở Bahrain hôm 13-2 rằng, Iran đang sở hữu các hệ thống vũ khí cải tiến nguy hiểm có khả năng đe dọa một số đường thủy quan trọng nhất thế giới. "Họ có khả năng phát triển tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, các hệ thống không người lái, tất cả những thứ mà chúng ta xem là gây khó chịu và gây bất ổn", ông Malloy nói.
Ông Rudy Giuliani, cựu Thị trưởng New York, luật sư cá nhân của Tổng thống Mỹ Donald Trump và là người đại diện nhóm đối lập Iran lưu vong "Tổ chức Nhân dân Mojahedin", cho biết, Iran không tuân thủ các yêu cầu của JCPOA và vì thế Tehran "cần phải bị cô lập vì ảnh hưởng gây bất ổn trong khu vực". Ông bác bỏ các nỗ lực đàm phán với Tehran và nói: "Chúng tôi đã hy vọng điều tốt nhất trong 40 năm và họ đã trả lời chúng tôi bằng khủng bố, áp bức và cái chết".
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã chỉ trích hội nghị về Trung Đông ở Ba Lan và gọi đây là "một nỗ lực khác của Mỹ để đe dọa Iran". Tuy nhiên, ông Zarif cho rằng, hội nghị ở Warsaw kéo dài 2 ngày thực sự "đã chết khi chưa bắt đầu". Hội nghị diễn ra sau khi 20 thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã thiệt mạng trong một vụ tấn công liều chết ở phía Đông Nam nước này. Tại Tehran, giáo chủ Ayatollah Khamenei hôm 13-2 nói rằng, các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ "không mang lại điều gì ngoài tổn hại về vật chất và tinh thần".
KHÁNH MINH tổng hợp
Theo SGGP
Nga giải mã hành động Mỹ điều tàu sân bay đến Vịnh Ba Tư Ý định của Mỹ gửi tàu đến Vịnh Ba Tư là đáng tiếc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ John Bolton trước đó nói rằng, Mỹ đã điều tàu sân bay Abraham Lincoln và máy bay ném bom đến bờ biển Iran. Theo ông, bằng cách này, Washington gửi "tín hiệu rõ ràng...