Truyền thông trong thực hiện các mục tiêu của chiến lược dân số
Để đạt các mục tiêu của Chiến lược dân số đến năm 2030 về quy mô, chất lượng, cơ cấu dân số hay những vấn đề mới phát sinh thì công tác tuyên truyền luôn phải đi trước một bước và có trọng tâm trong từng thời điểm.
Công tác truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của các nhóm đối tượng, góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra.
Cán bộ Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bắc Giang tuyên truyền, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên, học sinh Trường THCS Ngô Sĩ Liên.
Theo Tổng cục trưởng Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS – KHHGĐ) Nguyễn Doãn Tú, đối tượng truyền thông rất đa dạng, từ các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách, cơ quan quản lý đến những người cần chuyển đổi hành vi (phụ nữ, nam giới và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; bà mẹ mang thai; vị thành niên và thanh niên; người cao tuổi; người cung cấp dịch vụ y tế…). Đối tượng huy động cộng đồng là các tổ chức chính trị – xã hội, những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, gia đình, trưởng tộc, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo; các tổ chức phi chính phủ… Chính vì vậy, việc xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động cũng khác nhau, vừa phù hợp với thực trạng DS-KHHGĐ của từng vùng, miền, địa phương vừa cần lồng ghép phát triển dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Trong năm 2020, Tổng cục DS-KHHGĐ xác định các hoạt động truyền thông trọng tâm là tuyên truyền về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế – xã hội; duy trì mức sinh thay thế, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Về quy mô dân số, thì các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với thực trạng mức sinh của từng địa phương. Với các tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế thì cần tiếp tục tuyên truyền các nội dung, thông điệp để giảm sinh nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân; lợi ích của KHHGĐ, quy mô gia đình ít con. Còn đối với những địa phương đã đạt mức sinh thay thế hoặc dưới mức sinh thay thế thì lại cần truyền thông mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con, duy trì khoảng cách giữa các lần sinh, ổn định mức sinh…
Về cơ cấu dân số cần truyền thông mạnh mẽ nhằm từng bước giảm mất cân bằng giới tính khi sinh (phê phán các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình, bình đẳng giới). Mặt khác tăng cường các giải pháp phát huy lợi thế của cơ cấu dân số vàng trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Việt Nam đã bước vào thời già hóa dân số, do vậy việc tuyên truyền thích ứng với già hóa dân số và đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần được duy trì trong nhiều năm tiếp theo. Trong đó trọng tâm là truyền thông nâng cao nhận thức của người dân để thấy rõ già hóa dân số vừa là kết quả của phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian qua đồng thời cũng là thách thức trong thời gian tới. Do vậy cần có những chính sách cụ thể về bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Mặc dù đã đạt những thành quả quan trọng, nhưng chất lượng dân số ở nước ta vẫn chưa cao. Do vậy, công tác truyền thông cần tập trung tuyên truyền về việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số như: tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân; hiệu quả của tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tác hại, hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số… Mặt khác khuyến khích mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe cũng như có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ông Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh, tùy tình hình thực tế công tác dân số tại các địa phương để có các hoạt động truyền thông tăng cường phù hợp. Theo đó, tại các địa bàn có mức sinh cao (chủ yếu là ở các tỉnh miền núi phía bắc hay các tỉnh khu vực Tây Nguyên) thì đó là tiếp tục duy trì cuộc vận động “Mỗi cặp vợ chồng dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt” để nâng cao nhận thức về mức sinh cao tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội, lao động việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe… Tiếp tục tổ chức có hiệu quả chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong khi đó, tại các địa bàn có mức sinh thấp (chủ yếu các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ) thì lại ưu tiên tuyên truyền, vận động để nam, nữ thanh niên không kết hôn muộn, không đẻ muộn…; mức sinh thấp, kéo dài sẽ có những hệ lụy đến ổn định quy mô dân số, nguồn lao động, già hóa dân số và nguy cơ đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Kinh nghiệm tại nhiều nước có mức sinh thấp duy trì trong nhiều năm thì đang tìm giải pháp tăng sinh nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn.
Đối với các tỉnh có đông người dân tộc thiểu số thì công tác truyền thông hướng mạnh vào việc tư vấn để nâng cao hiểu biết, thay đổi hành vi về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; thúc đẩy sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình trong mỗi gia đình và cả cộng đồng. Để thành công trong nhóm đối tượng này cần có sự tham gia của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng hay các chức sắc tôn giáo. Đồng thời khuyến khích thành lập các mô hình truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các địa bàn trọng điểm.
Tạo cơ sở pháp lý toàn diện nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47, chiều 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Đầu tư cho công tác truyền thông
Video đang HOT
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Theo đó, sau 13 năm thực hiện, Luật hiện hành đã bộc lộ một số bất cập cần khắc phục kịp thời. Chẳng hạn như quy định liên quan đến đối tượng được thông báo kết quả xét nghiệm HIV, đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV còn thiếu và bất cập, gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Một số quy định không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn...
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ: Việc sửa đổi, bổ sung Luật là yêu cầu cần thiết để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS; đáp ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới và tình hình dịch tễ HIV/AIDS trong thời gian tới. Ngoài ra, nguồn kinh phí hiện nay không bảo đảm đủ điều kiện thực hiện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS nên cần được điều chỉnh phù hợp. Các kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị của các tổ chức y tế, phòng, chống HIV/AIDS hàng đầu thế giới cho thấy cần có các biện pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới.
"Việc sửa đổi, bổ sung Luật là hết sức cần thiết, góp phần tạo cơ sở pháp lý mạnh mẽ và toàn diện để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống HIV/AIDS, thúc đẩy hoàn thành mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030", Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Về nội dung cơ bản, dự thảo Luật dựa trên hai chính sách gồm: Tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV và bảo đảm quyền được tiếp cập dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của mọi đối tượng.
Qua thảo luận, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống HIV/AIDS với các lý do đã được thể hiện trong Tờ trình của Chính phủ. Việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm thê chê quan điêm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu "cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS" vào năm 2030 và giải pháp "tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS...".
Các đại biểu cơ bản nhất trí với phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án Luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, tập trung chủ yếu vào các quy định về: mở rộng quyền tiếp cận thông tin; cụ thể hóa và tăng cường quyền tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế đối với một số dịch vụ dành cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế...
Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, các cơ quan đã có sự chuẩn bị tích cực, chu đáo, hồ sơ đầy đủ, đủ điều kiện để trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tới. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục phối hợp để điều chỉnh các nội dung đánh giá tác động chưa thật sâu, chưa thật đầy đủ; bảo đảm tính đồng bộ giữa Luật này với Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự năm 2015 (tội danh cố ý lây truyền HIV/AIDS)... để tránh mâu thuẫn, chồng chéo, đảm bảo tính thống nhất.
Về tính khả thi, vấn đề bình đẳng giới, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, một số quy định chưa có số liệu cụ thể để minh chứng cho việc tổng kết, đánh giá cho lần sửa đổi này, vì thế cần làm rõ hơn.
Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, công tác truyền thông, khám chữa bệnh cần thực hiện như thế nào để bảo đảm quyền con người, đảm bảo bí mật thông tin của người nhiễm HIV. "Với mục tiêu đến 2030, Việt Nam không còn người bị AIDS, công tác truyền thông về biện pháp phòng ngừa, khám chữa bệnh, việc đầu tư nguồn lực cho công tác này cần được quan tâm, làm quyết liệt hơn nữa", Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Để bảo đảm việc thực hiện quy định về quản lý nhà nước trong việc phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình thực tế cũng như lợi ích của người nhiễm HIV, dự thảo Luật bổ sung một số chủ thể được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV (sửa đổi, bổ sung Điều 30).
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, đại diện cơ quan thẩm tra, cho biết, còn có ý kiến khác nhau về nội dung này.
Loại ý kiến thứ nhất: nhất trí với quy định mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin người nhiễm HIV để bảo đảm thuận tiện trong việc điều trị, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV cho người trực tiếp chăm sóc, điều trị.
Loại ý kiến thứ hai: đề nghị cân nhắc việc mở rộng đối tượng được tiếp cận thông tin và nên sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc. Theo đó, các chủ thể được tiếp cận thông tin về tình trạng nhiễm HIV của người nhiễm HIV có trách nhiệm giữ bí mật thông tin người nhiễm HIV, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận thấy: Chính sách mở rộng các chủ thể được tiếp cận thông tin của người nhiễm HIV rõ ràng có ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin của cá nhân người nhiễm HIV. Việc điều chỉnh chính sách này cần hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng cũng cần bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người bệnh và phù hợp với khuyến nghị của quốc tế.
Thực tiễn giám sát cho thấy, một số nhóm đối tượng có thể tiếp cận hoặc biết được thông tin về tình trạng nhiễm HIV của người khác khi thực hiện chức trách công vụ (ví dụ: trong quá trình lập danh sách người cần hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, bao gồm cả người nhiễm HIV; để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, có những đối tượng được phép tiếp cận với hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân, trong đó có thể có thông tin về tình trạng nhiễm HIV của người bệnh...). Dự án Luật cần tiếp cận vấn đề này một cách bao quát hơn để quy định phù hợp và bảo đảm việc sửa đổi, bổ sung theo hướng không làm phát sinh các hệ lụy pháp lý bất lợi cho các chủ thể liên quan. Do đó, Thường trực Ủy ban tán thành với loại ý kiến thứ hai.
Liên quan đến Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV, Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh chỉ rõ, qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống HIV/AIDS, Thường trực Ủy ban thấy rằng, nguồn thu từ Quỹ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng nguồn lực dành cho công tác này. Bên cạnh đó, Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2018" của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá về Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV là "quy mô Quỹ nhỏ, việc huy động nguồn lực tài chính hoạt động hạn chế, hoạt động của Quỹ là không đáng kể.
Trong giai đoạn 2013 - 2018, tổng số tiền thu được bổ sung vào Quỹ chỉ đạt 1,5 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân (năm 2017 không có nguồn thu), dự kiến năm 2019 và 2020, Quỹ chỉ thu được 20 triệu đồng/năm. Quỹ đã gần như thực hiện xong vai trò chức năng nhiệm vụ đặt ra, việc duy trì một Quỹ ngoài ngân sách để phục vụ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là không cần thiết". Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý, sử dụng các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Với những lý do trên, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét bãi bỏ Quỹ này.
Nhà nông xứ sen hồng giã biệt thuốc lá Với việc làm tốt công tác truyền thông, đặc biệt mở nhiều lớp tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá... nên giờ đây nhận thức của nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp về tác hại của thuốc lá đã thay đổi rõ rệt. Nhiều nông dân đã từ bỏ thuốc lá, hoặc biết hút thuốc lá đúng nơi quy định....