Truyền thông tiết lộ Mỹ lên kế hoạch điều quân hàng loạt đến gần biên giới Nga
Tờ New York Times đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc triển khai số lượng lớn binh sĩ, máy bay và tàu chiến tới Baltic và Đông Âu để đề phòng Nga.
Binh sĩ Lữ đoàn Không quân số 173 của Quân đội Mỹ tại một căn cứ không quân của Ba Lan. Ảnh: Getty Images
Trích dẫn các nguồn ẩn danh, tờ báo có trụ sở tại New York (Mỹ) cho biết Nhà Trắng đang cân nhắc kế hoạch triển khai từ 1.000 – 5.000 quân và có khả năng tăng gấp 10 lần con số này nếu tình hình xấu đi. Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình bày các phương án với Tổng thống Biden hôm 22/1 tại một cuộc họp ở Trại David. Giới quan sát cho rằng ông Biden sẽ ra quyết định trong tuần này.
Các kế hoạch triển khai binh sĩ và khí tài khả thi của Mỹ tới châu Âu được đưa ra khi Nga bị cáo buộc điều động hơn 100.000 quân ở biên giới với Ukraine. Điện Kremlin đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc cho rằng họ có kế hoạch xâm lược nước láng giềng Ukraine. Moskva khẳng định rằng họ có quyền hoạt động quân sự trên lãnh thổ của mình khi thấy cần thiết.
Thông tin trên không đề cập đến việc quân đội Mỹ được triển khai đến Ukraine hay không.
Các nước thành viên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cảnh báo Moskva về những hậu quả nghiêm trọng nếu có động thái quân sự với Ukraine, trong đó có những pháp trừng phạt kinh tế làm tê liệt nền kinh tế Nga. Ngày 19/1, Tổng thống Mỹ thừa nhận giữa các thành viên NATO có quan điểm khác biệt về cách thức trừng phạt Điện Kremlin, song cam kết khối quân sự do Mỹ dẫn đầu sẽ áp đặt những hình phạt nặng nề nhất.
Video đang HOT
Cuối năm 2021, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên án những cáo buộc Moskva đang lên kế hoạch tấn công Ukraine là vô căn cứ và sai sự thật.
Ông khẳng định: “Nga chưa bao giờ âm mưu và sẽ không bao giờ có kế hoạch tấn công bất kỳ ai. Nga là một quốc gia hòa bình, quan tâm đến mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng”.
Cuộc sống "căng như dây đàn" của người Ukraine ở sát biên giới Nga
Người dân Ukraine ở thành phố biên giới giáp Nga chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất khi căng thẳng khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Các thành viên tham gia diễn tập quân sự tại Kharkiv, Ukraine ngày 11/12/2021 (Ảnh: Reuters).
Người dân ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, cho biết họ hy vọng kịch bản tốt nhất nhưng cũng sẽ chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất, khi Nga được cho là điều hàng chục nghìn quân đến gần biên giới Ukraine và các cuộc đàm phán ngoại giao không đạt được đột phá.
Kharkiv, thành phố công nghiệp ở miền đông Ukraine, là nơi có các nhà máy sản xuất xe tăng, máy bay và máy kéo và cách biên giới Nga chỉ 42 km. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã xác định thành phố này có thể là mục tiêu tấn công trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Nga đã bác bỏ kế hoạch động binh với Ukraine, nhưng hối thúc phương Tây có động thái đảm bảo an ninh, bao gồm việc ngăn Ukraine gia nhập liên minh NATO.
Thị trưởng Kharkiv, Igor Terekhov, cho biết thành phố 1,4 triệu dân sẽ "bình tĩnh" và ông sẽ không cho phép bất kỳ ai chiếm được Kharkiv. Một số người dân nói rằng họ sẽ ở lại và chiến đấu, trong khi những người khác có thể chuyển đi.
"Tôi không phải ở yên một chỗ, nếu có chuyện gì xảy ra - tôi có thể làm việc từ xa. Tôi đang cố gắng không nghĩ về điều đó. Tôi hy vọng mọi thứ sẽ ổn, tôi hy vọng những điều tốt nhất", Daniella Shatokhina, một giám đốc dự án, cho biết.
Anya Vergeles, một người dân khác của thành phố Kharkiv và là trợ lý giám đốc thương hiệu, so sánh tình hình hiện nay với năm 2014, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
"Không ai nghĩ rằng chuyện đó có thể xảy ra với Crimea. Không ai có thể tưởng tượng được điều đó. Tôi không muốn tin vào điều đó, nhưng chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", Anya nói.
Giám đốc kinh doanh Oleksiy Kormylets cho biết, ông sẽ không rời Kharkiv cho dù có chuyện gì xảy ra.
"Chạy đi ư? Không. Không bao giờ! Tôi sinh ra ở đây. Tôi lớn lên ở đây. Tôi sẽ ở lại đây dù có bất kỳ chuyện gì. Và nếu tôi phải tham gia vào việc bảo vệ thành phố, tôi sẽ làm điều đó", Oleksiy nói.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm 21/1, Tổng thống Zelenskiy nhận định một cuộc tấn công vào Kharkiv "có thể xảy ra", mặc dù một phát ngôn viên sau đó nói rằng tổng thống đang đặt ra một kịch bản giả định.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Nga không đạt được bước đột phá lớn nào trong cuộc đàm phán về Ukraine hôm 21/1, nhưng 2 bên đồng ý tiếp tục hội đàm để giải quyết khủng hoảng.
Mỹ, Nga và các nước đồng minh đồng loạt triển khai khí tài quân sự tham gia các cuộc tập trận sát vách Ukraine trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Phương Tây cáo buộc Nga triển khai khoảng 100.000 quân tới biên giới Ukraine và nghi ngờ Moscow có động thái quân sự với nước láng giềng. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ kế hoạch tấn công Ukraine, khẳng định mọi động thái ở biên giới hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.
Nga-NATO: Cuộc đọ sức Đông Tây chưa có hồi kết Các đồng minh châu Âu và Mỹ trong Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhóm họp với Nga hôm 12/1 tại trụ sở của Liên minh ở Brussels. Đây là cuộc họp đầu tiên được nối lại sau hai năm đóng băng. Hội đồng Nga-NATO khai mạc cuộc họp về an ninh tại Brussels. Ảnh: Tass Tuy...