Truyền thông quốc tế “nóng” với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020
Trong khi cuộc bầu cử Mỹ chính thức đã bắt đầu, truyền thông quốc tế đang nóng từng giờ, từng phút với sự kiện quốc tế được đánh giá là đáng chú ý bậc nhất của năm 2020.
Với nhan đề: “Châu Âu chờ đợi gì ở cuộc bầu cử Mỹ?”, tờ Euronews đã nhìn nhận lại mối quan hệ giữa châu Âu và Mỹ, cho rằng mối quan hệ này đã xấu đi khá nhiều dưới thời Tổng thống Donald Trump và dường như Lục địa già này đang chờ đợi vào một sự thay đổi. Tuy nhiên, tờ Le Monde của Pháp có bài viết nhận định, nếu chiến thắng thuộc ứng cử viên Joe Biden – điều này “không đồng nghĩa với việc quay lại mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và EU như trước đây”. Bài viết nhận định, thời thế đã thay đổi và EU đang dần thoát ra khỏi Mỹ.
Bài bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 trên trang Euro news.
Từ châu Á, tờ Indiaexpress đánh giá, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được xem là “cuộc thực thi dân chủ hiệu quả nhất trên thế giới”. Điều này đặc biệt đúng giữa lúc nước Mỹ đang bị chia rẽ nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử, trong khi thế giới cũng đang biến động khó lường.
Trong bai viêt “Thê giơi nin thơ trong luc dân My chon ngươi lanh đao” đăng trên trang nhất, New York Times viết: “Nêu thê giơi đươc quyên bo phiêu trong cuôc bâu cư Tông thông My ngay 3/11, thi Israel – một quốc gia Trung Đông, se la nơi đo nhât” – am chi nhưng la phiêu bâu cho ưng cư viên Đang Công hoa My, đương kim Tông thông Donald Trump. Bởi lẽ trong 4 năm qua, Tông thông Donald Trump đa thưc hiên nhiêu chinh sach đem lại lơi ích cho Israel.
Video đang HOT
Khác với Israel, giới lãnh đạo Iran tuyên bố không quan tâm đến cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, truyền thông nước này thì ngược lại. Nhiêu tơ bao tai Iran nhưng ngay qua đêu đưa rât nhiêu tin vê cuôc bâu cư My bởi họ cho rằng có sự khác biệt khá rõ rệt trong chinh sach của 2 ưng cư viên Tổng thống My trong vân đê Iran. Tờ Reuters của Anh dẫn lời một nhà phân tích chính trị Iran cho biết, những người bình thường ở Iran muốn Tổng thống Donald Trump thua vì mọi người ghét ông ấy. Ho nghi răng, ông Joe Biden se lăng nghe công đông quôc tê hơn va sẽ co cac chinh sach hơp ly vơi Iran.
Ở thời điểm các cuộc kiểm phiếu bắt đầu, các thị trường tài chính cũng nín thở chờ đợi kết quả, vốn được dự báo sẽ ảnh hưởng tức thì đến thị trường tài chính toàn cầu. Tờ Financial Times dự báo, với những chính sách hạ thuế doanh nghiệp và chính sách năng lượng của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, nó có thể tạo ra những tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán Mỹ nếu ông Trump thắng cử lần này. Ngược lại, với cam kết “chuyển đổi từ ngành công nghiệp dầu mỏ” và sẽ chi 2 tỷ USD cho nhiệm kỳ đầu để giảm lượng khí thải carbon và điện khí hóa ngành giao thông của ông Biden thì thị trường năng lượng Mỹ và thế giới dự báo sẽ có phản ứng xấu nếu ứng cử viên Đảng Dân chủ thắng cử.
Bài bình luận trên Financial Times.
Hãng tin NHK của Nhật Bản cũng có bài dự báo các tác động của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến các thị trường tài chính thế giới, đưa ra các kịch bản cụ thể khi một trong 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ thắng cử.
Tờ CNA của Singapore nhấn mạnh, hiện mọi ánh mắt trên thế giới đang đổ dồn về cuộc bầu cử Mỹ, không chỉ bởi mức độ hoành tráng của nó mà còn bởi vai trò lãnh đạo thế giới của vị Tổng thống một cường quốc số 1 trong 4 năm tới./.
Mỹ bước vào "cuộc chiến sinh tử": Kịch bản nào cho tương lai xứ cờ hoa?
Sau nhiều ngày chạy đua nước rút quyết liệt nhằm giành những tấm vé phút chót, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã chuẩn bị đi đến hồi kết.
Dù lịch sử đã cho thấy các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ luôn gay cấn và ẩn chứa nhiều yếu tố bất ngờ, song cuộc bầu cử năm nay có thể nói là "có một không hai", với một loạt diễn biến khó lường cũng như có nhiều yếu tố tác động. Chính vì vậy, cho đến tận những phút cuối cùng, tên của vị tổng thống thứ 46 của nước Mỹ vẫn là một ẩn số khó đoán.
Dù cựu phó Tổng thống Joe Biden đang dẫn trước trong mọi cuộc thăm dò dư luận ở cấp quốc gia, song khoảng cách với đối thủ, đương kim Tổng thống Donald Trump đã bị rút ngắn so với cách đây vài tuần. Điều này phản ánh thực tế là tại các bang chiến trường, xu hướng cọ xát vẫn là xu hướng chính, kịch tính và gay go.
Chuyên gia phân tích Karl Cannon đứng đầu Văn phòng Real Clear Politics tại thủ đô Washington, Mỹ nhận định: "Những gì xảy ra năm 2016 là bài học nhãn tiền khi hầu hết các cuộc thăm dò dư luận đều cho rằng ứng cử viên Hillary Clinton thắng cử, nhưng cuối cùng chỉ dẫn về phiếu phổ thông và lại kém về phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử. Đó cũng chính là những gì mà chiến dịch của đương kim Tổng thống Donald Trump đang cố gắng đạt được. Một lần nữa ông ấy đang cố gắng để kịch bản năm 2016 lặp lại".
Chuyên gia phân tích Douglas Herbert của Pháp thì nhận định về một kịch bản bầu cử có kết quả sít sao dẫn tới tình huống Tòa án tối cao buộc phải đóng vai trò định đoạt như những gì từng xảy ra năm 2000.
"Khả năng này hoàn toàn có cơ sở sau khi Thượng viện phê chuẩn việc bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett vào ghế thẩm phán Tòa án tối cao. Đó cũng là trường hợp năm 2000 khi Tòa án tối cao đóng vai trò định đoạt. Vấn đề hiện nay là đảng Cộng hòa trên thực tế đã bắt đầu cuộc chiến pháp lý tại nhiều bang nhằm ngăn chặn hoặc kiểm soát việc bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện như tại Wisconsin hay Texas. Vì thế có thể nói, Tòa án tối cao cũng đóng vai trò chi phối đối với ý kiến cử tri".
Khác với những nhận định có phần thận trọng của các chuyên gia Mỹ hay châu Âu, giới học giả tại Trung Đông lại có sự phân cực rõ rệt. Trong khi một số nước Arab ôn hòa hay những nước có quan hệ tốt với chính quyền Tổng thống Donald Trump như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain, Sudan hay Saudi Arabia mong muốn một chiến thắng cho đương kim Tổng thống Donald Trump, thì những nước như Palestine hay Libya, Syria lại mong muốn muốn một tổng thống ông hòa hơn như ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. Thống kê cho thấy, hiện có khoảng 10% số cử tri của Mỹ vẫn chưa thể quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai trong cuộc bầu cử năm nay. Đây là tỷ lệ không lớn, nhưng cũng đủ để có thể tạo ra bất ngờ và xoay chuyển cục diện bầu cử./.
Biden dẫn trước Trump trong ngày cuối tranh cử Biden tiếp tục dẫn trước trong các cuộc thăm dò toàn quốc và hầu hết các bang chiến trường, song Trump khẳng định sẽ một lần nữa chiến thắng. Kết quả trung bình các cuộc thăm dò toàn quốc được trang RealClearPolitics (RCP) công bố trong ngày cuối cùng trước thềm bầu cử 3/11 cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ...