Truyền thông quốc tế cảnh báo tham vọng chiếm giữ Biển Đông của không quân Trung Quốc
Trong bài viết đăng trên Diplomat ngày 13/11, học giả Zachary Keck đồng thời là thư ký tạp chí này cho rằng đang có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh chuẩn bị một kịch bản không chiến tại Biển Đông trong nỗ lực kiểm soát cả trên không lẫn trên biển.
Ảnh minh họa: Diplomat
Một trong những dấu hiệu đó là tuyên bố của viên Đại tá Trung Quốc Đỗ Văn Long trên một kênh truyền hình quốc gia phát biểu về kế hoạch chi tiết của PLA nhằm kiểm soát Biển Đông. Khi được hỏi về “quân át chủ bài” của Không quân Trung Quốc, ông Long đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giữa các chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm, mà trong đó, J-16 sẽ giữ vai trò chủ lực. Cụ thể hơn, viên Đại tá này cho rằng việc kết hợp các dòng chiến đấu cơ J-10, J-11, J-16 và máy bay cảnh báo K-2000, K-200 cùng hệ thống vũ khí khí tài khác sẽ có thể giúp Bắc Kinh khống chế các mục tiêu trong phạm vi không phận Biển Đông.
Không chỉ Diplomat, Want China Times cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang coi J-16 như một “điểm tựa cho các chiến đấu cơ” của nước này. Đây là mẫu tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi do Tập đoàn Thẩm Dương phát triển dựa trên mẫu tiêm kích Su-30MK2 mà Trung Quốc mua của Nga. Song khi được chế tạo, nó lại dựa trên khung thân cơ sở mẫu J-11BS – một biến thể của J-11 vốn sao chép từ mẫu Su-27SK.
Theo tiết lộ gần đây của tạp chí quốc phòng Kanwa (Canada), Hải quân Trung Quốc đã tiếp nhận và triển khai ít nhất 24 chiếc J-16 tại Hạm đội Nam Hải – đơn vị thường xuyên có các đợt tập trận uy hiếp tại Biển Đông. Cùng lúc đó, theo khẳng định của ông Long, Bắc Kinh vẫn đang triển khai hàng loạt tàu khu trục, tàu hộ vệ nhằm kết hợp với các tàu ngầm của Trung Quốc để phối hợp cả trên không lẫn trên biển trong tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Video đang HOT
Những phát ngôn gây hấn của Đại tá quân đội Trung Quốc được đưa ra gần như cùng lúc với các hình ảnh phát tán trên mạng quân sự nước này cho thấy PLA đang đưa vào sử dụng thế hệ tiếp theo của loại máy bay cảnh báo sớm KJ-500. Ngay sau đó, Tân Hoa xã cũng khẳng định mẫu máy bay mới này được thiết kế cho Trung Quốc, sau khi có thông tin KJ-500 giống với mẫu bán cho Pakistan.
Sau đó không lâu, tờ Washington Free Beacon báo cáo rằng Bắc Kinh đang gấp rút tăng cường khả năng tấn công của máy bay ném bom H-6K. Trước đó, Tạp chí quốc phòng Asia-Pacific Defense đã nhận định: bên cạnh tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc rất có thể sẽ đưa máy bay ném bom H-6K vào tác chiến tại Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.
Truyền thông Mỹ khẳng định Trung Quốc đã biên chế 15 chiếc H-6K, có khả năng mang 6 tên lửa hành trình Trường kiếm-10 (CJ-10) với bán kính tác chiến 3.500km, được trang bị một radar cỡ lớn ở đầu máy bay thay thế cho khoang hoa tiêu truyền thống và 2 động cơ phản lực có lực đẩy lớn thay thế cho động cơ trước kia.
Một điều đáng lưu ý khác, loại tên lửa này hoạt động dựa trên sự hướng dẫn của hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu mà các chuyên gia quân sự Trung Quốc hay khẳng định có thể giúp các vũ khí nước này tấn công chính xác mọi mục tiêu trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo Songmoi
Truyền thông quốc tế 'ngả mũ' trước tàu ngầm Kilo Việt
Tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua của Nga được mệnh danh là hố đen đại dương. Các nước không thể coi thường loại tàu ngầm này", Xinhua nhận định.
Việt Nam hôm qua ký kết biên bản bàn giao tàu ngầm Kilo Hà Nội, chiếc đầu tiên trong gói 6 tàu ngầm động cơ diesel - điện thuộc dự án 636 lớp Varshavyanka (NATO gọi là tàu ngầm lớp Kilo). Sự kiện này nhận được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế.
Trong bài viết đăng trên Tạp chí Nhà Ngoại giao, Nhật Bản, Giáo sư Học viện Quốc phòng Australia Carl Thayer bình luận: "Đến cuối năm nay, cán cân hải quân trên Biển Đông sẽ bắt đầu thay đổi với việc Việt Nam sở hữu những tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên. Các tàu ngầm này có thể thực hiện những nhiệm vụ trinh sát, tuần tra, chống ngầm và chống hạm".
"Các tàu ngầm này có phạm vi hoạt động lên tới 9.600 km trong vòng 45 ngày, có thể lặn ở độ sâu lên tới 300 m, chở được 52 người. Tàu ngầm được kết hợp với hệ thống chiến đấu cơ Su-30 sẽ giúp tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam trên Biển Đông cũng như tăng khả năng chống tấn công xâm nhập", ông Carl Thayer bình luận thêm.
Trong khi đó, Want China Times cũng có trích nguồn tạp chí Kanwa Defense Review của Canada nhận định, các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam hiện đại hơn các tàu ngầm của Trung Quốc, được trang bị kính tiềm vọng tốt hơn. Tàu ngầm Việt Nam có thiết bị trinh sát điện tử và ngói chống dội âm tiên tiến hơn rất nhiều. Bài báo viết: "Việc trang bị các tàu ngầm này sẽ nâng cao sức mạnh hải quân của Việt Nam, giúp Việt Nam có vị thế tốt hơn trong bất kỳ cuộc đối đầu nào trên Biển Đông".
Chia sẻ quan điểm này, Xinhua bình luận: "Tàu ngầm này do có tính năng chạy êm ưu việt nên được NATO gọi là hố đen đại dương. Các chuyên gia cho rằng, năng lực của 6 tàu ngầm chạy êm này không thể coi thường".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636 mang tên " Tàu ngầm Hà Nội" của Hải quân Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Trong bài viết đăng trên tạp chí Nhà Ngoại giao, tác giả Harry Kazianis cho biết, Kilo 636 là một phần nỗ lực phát triển sức mạnh quân sự của Việt Nam nhằm tăng cường khả năng chống tiếp cận.
"Với hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo, khả năng chiến đấu trên biển của Việt Nam chưa đáng kể so với hải quân Trung Quốc, đặc biệt là khi nước này hoàn thiện các khả năng chống ngầm nhưng điều đáng nói là với sự hỗ trợ của các tàu ngầm, Việt Nam có thể phát hiện sớm mọi cử động của hải quân Trung Quốc tại căn cứ trên đảo Hải Nam", bài báo phân tích.
Còn chuyên gia Viktor Litovkin cho rằng, điểm khác biệt ở các tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam là chúng được trang bị tổ hợp tên lửa Club-S mới nhất. Đây là vũ khí đáng sợ nhất đối với mọi loại tàu chiến hiện nay. Chính vì vậy, việc sở hữu những tàu ngầm Kilo 636 có nhiều ưu điểm vượt trội sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Việt Nam, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền trên biển.
Theo Tri thưc
Mỹ đang chơi con bài 2 mặt với... Hàn Quốc Đó là nhận định không chỉ được truyền thông quốc tế đưa ra, mà bản thân báo chí Hàn Quốc cũng thừa nhận điều này... Hỗ trợ tích cực cho đồng minh "ruột" Mới đây, do dự án mua máy bay thế hệ mới của Hàn Quốc phải khởi động lại từ đầu, nên các hãng sản xuất máy bay của Mỹ đã...