Truyền thông Nga: Tên lửa Đức đe dọa trực tiếp lãnh thổ Nga
Đức coi các hành động đối đầu ở Ukraine là “cuộc chiến chống lại châu Âu”.
Mars II có khả năng bắn trúng mục tiêu cách xa hàng trăm km. Ảnh: Trang web của Lực lượng vũ trang Đức
Tạp chí Spiegel (Đức) đưa tin, Ukraine mới đây đã nhận được ba hệ thống phóng tên lửa Mars II đầu tiên của Đức mà Thủ tướng Olaf Scholz đã cam kết trước đó. Ngoài ra, theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht, 5 trong số 30 pháo phòng không tự hành Gepard và 10 pháo tự hành PzH 2000 đã được bàn giao cho Kiev.
Bà Lambrecht cho biết việc chuyển giao các radar phòng không Cobra cho Ukraine sẽ bắt đầu vào tháng 9 tới. Đức hiện đang huấn luyện quân đội Ukraine cách sử dụng chúng.
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), mối nguy hiểm lớn nhất đối với Nga là hệ thống Mars II có khả năng phóng 12 tên lửa trong vòng 60 giây. Các hệ thống này có thể phóng nhiều tên lửa khác nhau, bao gồm tên lửa dẫn đường bằng GPS hoặc tên lửa hành trình khó đánh chặn. Chúng được sản xuất tại các nhà máy của Đức theo giấy phép của Mỹ và là bản sao hiện đại hóa của hệ thống tên lửa phóng loạt của Mỹ.
Video đang HOT
Theo một số báo cáo, các hệ thống Mars II, được các khẩu đội Ukraine trải qua đào tạo tại Đức điều khiển, có tầm bắn lên đến 300 km. Tốc độ cơ động tối đa của chúng trên đường cao tốc là 64 km một giờ và trên địa hình gồ ghề – 48 km một giờ. Do đó, không thể loại trừ việc Ukraine sẽ tăng cường pháo kích bằng các hệ thống vũ khí của Đức nhằm vào các vùng lãnh thổ Nga.
Một thách thức khác đối với các lực lượng Nga là hiện vẫn chưa rõ chúng có thể được sử dụng ở hướng mặt trận nào. Theo tuyên bố của Kiev về cuộc phản công trên hướng Kherson, có thể giả định rằng chúng sẽ được sử dụng để phá hủy các cấu trúc cầu nhằm làm phức tạp thêm vấn đề hậu cần cung cấp cho các lực lượng Nga ở khu vực Dnepr.
Nezavisimaya Gazeta lưu ý rằng Đức, với tiềm lực mạnh, đang tăng cường cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine mà không bị ảnh hưởng lớn bởi sự do dự chính trị. Trong bài phát biểu hôm 24/7 tại Padernborn, thuộc Bắc Rhine-Westphalia, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố rằng cuộc giao tranh ở Ukraine “đại diện cho một cuộc chiến chống lại sự thống nhất của châu Âu”.
Đồng thời, Tổng thống Đức nhấn mạnh, đó không chỉ là về lãnh thổ của Ukraine, đó là về “các giá trị của chúng tôi và về trật tự thế giới”.
Thay đổi chính sách, Đức đồng ý chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Đức cuối cùng đã chính thức chấp thuận chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine sau nhiều tuần trì hoãn, một nhà lập pháp cấp cao của chính phủ nước này cho biết ngày 26/4.
Đức sẽ cung cấp 50 hệ thống phòng không Gepard cho Ukraine. Ảnh: Daily Mail
Hãng tin Interfax dẫn nguồn nhật báo Sueddeutsche Zeitung đưa tin ngày 26/4 rằng Đức đang chuẩn bị cung cấp cho Ukraine khoảng 50 tổ hợp pháo phòng không tự hành Gepard. Nghị sĩ Johannes Vogel thuộc đảng Dân chủ Tự do cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã công bố thông tin trên tại cuộc gặp quan chức các nước đồng minh, ở căn cứ không quân Ramstein trong cùng ngày.
Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phải đối mặt với những chỉ trích từ trong và ngoài nước về việc chính phủ của ông không chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Ngành công nghiệp quốc phòng Đức đã đề nghị cung cấp Gepard cho Ukraine từ tháng 2, nhưng đã bị chính phủ của Thủ tướng Olaf ngăn cản. Các chuyên gia nhận định điều này đã làm giảm uy tín của Đức trên trường quốc tế và dẫn đến những hoài nghi về cam kết của nước này đối với an ninh châu Âu.
Gepard được phát triển lần đầu vào những năm 1960. Trong nhiều thập kỷ, loại vũ khí này đã trở thành "xương sống" của lực lượng phòng không Đứcsau nhiều lần nâng cấp hệ thống radar và nhắm mục tiêu.
Được chế tạo theo khung của xe tăng Leopard 1, Gepard được trang bị hai khẩu pháo 35mm có thể tiêu diệt máy bay và tên lửa hành trình. Loại xe tăng này cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt máy bay không người lái và đối phó với các mục tiêu trên mặt đất. Các mẫu Gepard sau đó đã được trang bị thêm tên lửa phòng không Stinger, nhưng không rõ liệu chúng có phù hợp với loại được cung cấp cho Ukraine hay không.
Quân đội Đức đã loại biên mẫu pháo này từ năm 2010 để chuyển sang loại Wiesel 2 Ozelot hiện đại hơn được trang bị tên lửa theo tiêu chuẩn. Đức cho biết những chiếc Gepard được cung cấp cho Ukraine dự kiến sẽ đến từ các kho dự trữ không được sử dụng kể từ khi Ozelot đi vào hoạt động.
Hồi tháng 2, công ty vũ khí Krauss-Maffei Wegmann của Đức cho biế họ sẵn sàng cung cấp 50 tổ hợp Gepards cho Ukraine nếu chính phủ liên bang cho phép. Song Thủ tướng Scholz đã phản đối kế hoạch này vì cho rằng sẽ mất nhiều thời gian để đào tạo các binh sĩ Ukraine cách sử dụng hệ thống này.
Nhưng áp lực ngày càng gia tăng đối với Đức về việc thay đổi chiến lược, đặc biệt là kể từ khi các quốc gia - dẫn đầu là Mỹ và Anh - bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev nhằm đối phó với chiến dịch quân sự tại Ukraine. Lập trường của Thủ tướng Scholz đã khiến ông bị cáo buộc hỗ trợ Nga và phá hoại an ninh châu Âu.
Mỹ đã dẫn đầu nỗ lực chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine trong những tuần gần đây. Nước này đã gửi pháo tầm xa và hàng nghìn loại đạn dược, máy bay trực thăng và máy bay không người lái cảm tử cho Ukraine. Washing cũng đã đồng ý gửi xe tăng từ thời Liên Xô và các loại vũ khí khác cho Kiev.
Slovakia và Cộng hòa Séc cũng đã gửi xe tăng tới Kiev, trong khi Anh đã đạt được thỏa thuận với Ba Lan cung cấp xe tăng Challenger cho Ukraine. Theo đó, Warsaw gửi các mẫu T-72 của họ đến tham gia chiến dịch quân sự. Pháp và Canada cũng đã đồng ý cung cấp pháo tầm xa và vũ khí chính xác cho Ukraine.
Đức muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa đề phòng đe dọa từ Nga Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 27.3 cho biết chính phủ đang xem xét việc mua một hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa từ Nga. Hệ thống Arrow 3 của Israel. Ảnh REUTERS Reuters đưa tin Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 27.3 đã nói chính phủ nước này đang cân nhắc việc mua...