Truyền thông Mỹ: Tàu ngầm Việt Nam sẽ trở thành “cơn ác mộng của Trung Quốc”
Trang Thời báo Hoàn Cầu ngày 31/03/2015 đưa tin, mặc dù đã có báo cáo từ tháng 01/2014 rằng Việt Nam đã đưa vào sử dụng tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên, nhưng mới đây truyền thông Nhật Mỹ lại một lần nữa đưa ra bình luận về điều này cho rằng “tàu ngầm Việt Nam sẽ làm thay đổi đáng kể cán cân quân sự trên Biển Đông”, thậm chí lên tiếng ủng hộ nhiều nước trong việc hỗ trợ Việt Nam “sử dụng tàu ngầm để hình thành mối đe dọa trên Biển Đông”.
Giới phân tích công nhận rằng, các quốc gia trong khu vực và xung quanh Trung Quốc có đến hàng chục tàu ngầm hiện đại, trong đó theo Thời báo Hoàn Cầu thì hạm đội tàu ngầm của Việt Nam từ quy mô đến chất lượng đều có nhiều hạn chế, nhưng lại được truyền thông Mỹ “tâng bốc” lên vì một mục đích nào đó?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và thị sát tàu ngầm Kilo 636. của Hải quân Việt Nam
Ủng hộ cho “ cơn ác mộng của Trung Quốc”
Trang National Interest của Mỹ ngày 29/03/2015 cho biết, cái mà có thể làm thay đổi sự cân bằng sức mạnh trong khu vực Biển Đông chính là năng lực tác chiến tàu ngầm lớp Kilo mới của Việt Nam. Bởi vì hệ thống vũ khí được trang bị cho tàu ngầm là hết sức mạnh mẽ, hạm đội tàu ngầm 6 chiếc mua lại từ Nga đủ mạnh, chúng có thể sẽ được triển khai trong năm 2015 và sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh tại Biển Đông. Bài báo còn cho rằng “tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam có thể trở thành cơn ác mộng của Trung Quốc”.
Quan điểm này còn được trang MarineLink của Mỹ hết sức ủng hộ. Trang mạng này ngày 30/03/2015 cho biết, một khi tàu ngầm Việt Nam có thể hình thành sức mạnh chiến đấu, có thể sẽ triển khai “hành động ngăn chặn khu vực” tại các căn cứ quân sự ở ven biển và Biển Đông. Tàu ngầm lớp Kilo nhập khẩu từ Nga sẽ nhanh chóng giúp Việt Nam trở thành mối đe dọa hiệu quả trên Biển Đông.
Video đang HOT
Bài báo còn cho biết, “Việt Nam sẽ dễ dàng thu hút được những nhà tài trợ”. Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản đều đã từng chủ động cung cấp nguồn hỗ trợ cho Việt Nam, kế hoạch của Mỹ là bán máy bay tuần tra trên biển cho Việt Nam, Nhật thì cung cấp tàu, Ấn Độ thì cung cấp nhân viên đào tạo huấn luyện.
Bản thân Việt Nam cũng đang nỗ lực bổ sung năng lực cho tàu ngầm của nước mình. Trong bài viết “Tại sao Trung Quốc sợ Việt Nam sở hữu tàu ngầm” của tờ SoHa cho biết, Sau khi Việt Nam được trang bị tàu ngầm đầu tiên, rất nhiều học giả quan hệ quốc tế của nước ngoài nói rằng: “trò chơi Biển Đông đã thay đổi! Lực lượng quân sự mới trên Biển Đông đang hình thành và sẽ không ngừng phát triển. Việt Nam có đủ hậu cần và công nghệ hỗ trợ cho hạm đội tàu ngầm phát triển”.
Việt Nam có thể sở hữu hơn 5 tàu ngầm lớn
Ngay sau khi thông tin về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nga và ký kết hợp đồng mua tàu ngầm vào năm 2009 với tổng kim ngạch lên tới 2 tỷ USD. 6 chiếc tàu ngầm Kilo mang tên: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bà Rịa Vũng Tàu. Cả 6 tàu ngầm đều đã được định tên theo chiến lược nặng nhẹ mà Việt Nam đề ra, cho thấy nước này đã kỳ vọng như thế nào đối với hạm đội tàu ngầm.
Hiện nay, 3 chiếc tàu ngầm Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã chính thức được trang bị cho Hải quân, còn ba tàu ngầm còn lại sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Tàu ngầm Kilo TP. Hồ Chí Minh mua của Nga
Theo Nation Interest, Việt Năm có thể sử dụng các tàu ngầm này trong 5 phương diện: đầu tiên là lĩnh vực tác chiến đặc chủng, đây là lĩnh vực mà Việt Nam có dồi dào kinh nghiệm; thứ hai, những chiếc tàu ngầm nằm yên trong lòng biển là rất khó phát hiện, các nước khác sẽ không mạo hiểm phái tàu chiến đi lại trong khu vực nhạy cảm, do đó hiệu quả răn đe sẽ được nâng cao; thứ ba là tác chiến phục kích, tàu ngầm có thể phục kích gần khu vực bến cảng của đối phương, là vũ khí lý tưởng cho chiến lược chống xâm nhập của Việt Nam; thứ tư là tác chiến phong tỏa, trong tác chiến giả tưởng xung đột trên biển, Việt Nam sẽ dùng tàu ngầm để phong tỏa eo biển Malacca; sau cùng tàu ngầm Việt Nam có một quy mô nhất định, tại một số khu vực nội bộ có thể hình hành ưu thế số lượng.
Trang mạng Tổng hợp Công nghiệp Quân sự Nga cho rằng, tàu ngầm Việt Nam nếu triển khai tên lửa hành trình Club-S, với hành trình tấn công đạt 280km, như vậy tàu ngầm Việt Nam có thể tấn công tới Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.
Theo đó, trang mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng, các chuyên gia Mỹ và Nga đã thổi phồng mối đe dọa của tàu ngầm Việt Nam, Hải quân Trung Quốc đã có thời gian dài sử dụng tàu ngầm lớp Kilo, nên nắm rõ được những điểm yếu của nó.
Ngoài ra, các khâu như thử nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa tàu ngầm Việt Nam đều hoàn toàn phụ thuộc vào Nga. Tài liệu và hệ thống chỉ huy thao tác tàu ngầm đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga. Các nhân viên đào tạo đều hoàn thành việc bồi dưỡng tại Nga, điều này cho thấy việc đào tạo đội ngũ tàu ngầm Việt Nam cũng phụ thuộc vào Nga.
Sputnik News cho biết, mục tiêu của Mỹ là bao vây Trung Quốc ở Thái Bình Dương, gần đây Việt Nam can thiệp vào đối đầu không ngừng tăng cao giữa Mỹ và Trung Quốc, dự kiến sẽ trở thành điểm hỗ trợ gây áp lực của Obama tại Châu Á. Mỹ cũng có ý định can thiệp vào mối quan hệ Trung – Việt, ngăn chặn mối quan hệ song phương cải thiện. Bài báo xác nhận, Trung Quốc đang tìm kiếm biện pháp giải quyết các khác biệt trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, bên cạnh đó hai nước còn tiến hành tuần tra chung trong suốt 10 năm qua. AP cho biết, nhà lãnh đạo Việt Nam – Trung Quốc đang nỗ lực hàn gắn mối quan hệ song phương.
Thùy Linh (dịch từ Hoàn Cầu)
Theo NTD
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói gì về các tàu ngầm của Hải quân Việt Nam?
Theo hãng thông tấn Sputnik News, Bộ Quốc phòng Việt Nam hài lòng với tiến trình và chất lượng thực hiện hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm Nga dự án 636.1.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cho biết điều này tại Triển lãm Thiết bị hàng không vũ trụ và hải quân quốc tế LIMA-2015 ngày hôm nay.
"Chúng tôi hài lòng với các tàu ngầm dự án 636.1 mà lực lượng Hải quân đã tiếp nhận vào biên chế, với chất lượng cũng như tiến độ thực hiện hợp đồng", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết tại gian hàng công ty Rosoboronexport.
Như đưa tin trước đó, Nga đã chuyển giao cho khách hàng ba trong số sáu tàu ngầm diesel-điện dự án 636.1 "Varshavyanka" do Việt Nam đặt mua.
Theo Kiến Thức
Báo Trung Quốc giảm nhẹ nỗi lo về lực lượng tàu ngầm Việt Nam Vừa qua, tạp chí Tàu chiến và tàu buôn của Trung Quốc có bài viết rằng lực lượng tàu ngầm Việt Nam có 3 điểm yếu, 5 cách tác chiến, và Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp đối phó trên Biển Đông. Tạp chí Mỹ The National Interest ngày 29.3 bình luận rằng điều này phản ánh nỗi lo của hải...