Truyền thông Đức: ‘Chiến binh Taliban đi từng nhà săn lùng nhà báo’
Khi săn lùng một nhà báo của kênh truyền hình Đức Deutsche Welle, các chiến binh Taliban đã bắn chết một người và làm một người thân khác của nhà báo này bị thương nặng.
Nhà riêng của 3 phóng viên khác của Deutsche Welle cũng bị đột kích.
Quân nhân Mỹ hướng dẫn một phụ nữ trong cuộc sơ tán tại sân bay quốc tế Hamid Karzai, Afghanistan, ngày 18-8-2021. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ cung cấp cho Hãng tin REUTERS
Theo kênh Deutsche Welle (DW), các chiến binh Taliban đã đi từng nhà để tìm kiếm phóng viên nói trên, hiện đang làm việc tại Đức, không có mặt ở Afghanistan. Những người thân khác của phóng viên này đã may mắn chạy thoát thân.
Tổng giám đốc DW Peter Limbourg cho biết: “Việc Taliban giết người thân của một trong những biên tập viên của chúng tôi là bi kịch ngoài sức tưởng tượng. Nó cho thấy mối nguy hiểm mà tất cả các nhân viên của chúng tôi và gia đình họ ở Afghanistan trải qua”.
Trong cuộc họp báo đầu tiên, ngày 17-8, sau khi chiếm được thủ đô Kabul, Taliban hứa sẽ cho phép tự do báo chí dù điều này bị cấm trong thời gian lực lượng này nắm quyền lần cuối từ năm 1996-2001.
Video đang HOT
Theo Hãng tin Reuters, một số nhà báo người Afghanistan cho biết họ bị đánh đập, nhà cửa bị đột nhập sau khi Taliban chiếm thủ đô Kabul hôm 15-8.
Người phát ngôn của lực lượng Taliban chưa lên tiếng về vụ việc mà kênh DW lên tiếng, nhưng một số phóng viên địa phương cho biết sự việc cần làm rõ thêm.
Trả lời phỏng vấn của DW, Khushal Asefi, phó chủ tịch điều hành của Đài phát thanh truyền hình tư nhân Ariana của Afghanistan, cho biết: “Họ (Taliban) đảm bảo với chúng tôi là chúng tôi được an toàn. Cho tới thời điểm này, họ vẫn xác nhận chúng tôi sẽ không gặp vấn đề gì, thậm chí các phóng viên nữ cũng có thể lên TV, làm chương trình”.
Mặc dù vậy, ông Asefi cho biết cũng có thông tin là Taliban không cho các phóng viên nữ xuất hiện trên truyền hình, do đó điều gì sẽ xảy ra trong tương lai vẫn là một dấu hỏi. Taliban chưa làm rõ các quy định của họ với phụ nữ.
Liên quan đến việc sơ tán ở Kabul, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định Đức sẽ sơ tán công dân của nước này và tối đa 10.000 người Afghanistan có thể bị Taliban đe dọa tính mạng càng sớm càng tốt.
Trong ngày 20-8, người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết có một công dân Đức bị trúng đạn khi đang trên đường đi ra sân bay Kabul. Rất may, người này không bị nguy hiểm đến tính mạng, đã được điều trị y tế và sẽ sớm được đưa khỏi Afghanistan.
Để sơ tán công dân, hai chiếc trực thăng của quân đội Đức đã được gửi đến Afghanistan để đón những người cần sơ tán trong phạm vi thủ đô Kabul.
Hai chiếc trực thăng này sẽ sẵn sàng sử dụng từ ngày mai, 21-8 và phối hợp cùng phía Mỹ thực hiện một số nhiệm vụ.
Mỹ vứt bỏ loạt trực thăng sơ tán ở Kabul
7 trực thăng cỡ lớn CH-46E bị vô hiệu hóa và bỏ lại sân bay Kabul sau khi hoàn thành nhiệm vụ sơ tán nhân viên đại sứ quán Mỹ.
"Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ lại 7 trực thăng CH-46 ở Afghanistan, chúng đã bị vô hiệu hóa và không còn khả năng vận hành. Những trực thăng này đang dần bị loại khỏi biên chế, đáng lẽ sẽ bị rã sắt vụn do tuổi thọ cao và các vấn đề trong bảo dưỡng", quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết hôm 19/8.
Một chiếc CH-46E của Bộ Ngoại giao Mỹ trên bầu trời Kabul hôm 15/8. Ảnh: AP .
Quan chức này cũng xác nhận không có trực thăng nào của Không đoàn Bộ Ngoại giao Mỹ còn ở lại Afghanistan, đồng nghĩa với việc hàng loạt trực thăng HH-60L từng được cơ quan này triển khai ở Kabul đầu năm nay đã được rút khỏi quốc gia Trung Á.
Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết Bộ Ngoại giao đăng ký sử dụng 23 trực thăng CH-46E Sea Knight, nhưng hiện không rõ còn bao nhiêu chiếc trong biên chế bộ này và liệu chúng có đủ khả năng vận hành hay không.
Số trực thăng này được xuất xưởng cuối thập niên 1960 và biên chế cho thủy quân lục chiến Mỹ. Chúng được nâng cấp lên chuẩn CH-46E, đại tu và khôi phục lại tình trạng như mới, sau đó chuyển giao cho Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 2012.
Trực thăng Mỹ ở sân bay Kabul trên ảnh vệ tinh chụp hôm 17/8. Ảnh: Planet Labs .
Phi đội CH-46E được các nhà thầu tư nhân vận hành, là phương tiện di chuyển chủ yếu của nhân viên ngoại giao Mỹ giữa đại sứ quán ở Kabul và sân bay quốc tế Hamid Karzai, cũng như nhiều địa điểm khác tại Afghanistan. Đây là một phần trong chương trình mang tên Embassy Air.
Từ khi quân đội Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan hồi tháng 5, Taliban triển khai chiến dịch tiến công chớp nhoáng và tiến vào thủ đô Kabul, tiếp quản quyền lực hôm 15/8 mà không gặp sự kháng cự nào từ lực lượng chính phủ. Đà tiến quân chóng vánh của Taliban buộc Mỹ phải huy động trực thăng hối hả sơ tán nhân viên khỏi đại sứ quán tại Kabul.
Phi đội CH-46E và nhiều trực thăng quân sự đã được triển khai cho chiến dịch sơ tán người không tham chiến trực tiếp (NEO) tại Kabul. Lầu Năm Góc cho biết đây là một trong những chiến dịch NEO lớn nhất lịch sử, cũng có thể là nhiệm vụ lớn cuối cùng với những chiếc Sea Knight của chính phủ Mỹ.
Mỹ tố Taliban ngăn người di tản tới sân bay Kabul Mỹ tố Taliban chặn những người Afghanistan muốn đến sân bay thủ đô Kabul để rời khỏi đất nước, trái cam kết của lực lượng này với Washington. "Chúng tôi có các thông tin cho hay Taliban đang chặn những người Afghanistan muốn đến sân bay để rời khỏi đất nước, trái với tuyên bố công khai của họ và cam kết của...