Truyền thông đưa tin Mỹ cân nhắc lập đường dây nóng với quân đội Nga để tránh ‘va chạm’
Truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tìm phương án thiết lập kênh liên lạc với quân đội Nga nhằm ngăn ngừa tai nạn va chạm giữa lực lượng hai bên dọc bên giới Ukraine.
Binh sĩ Mỹ tại một căn cứ tạm thời ở sân bay Arlamow thuộc Ba Lan ngày 23/2. Ảnh: Getty Images
Kênh NBC News (Mỹ) ngày 26/2 dẫn nguồn thạo tin cho biết kênh liên lạc tương tự sẽ tạo điều kiện để quan chức tại Washington và Moskva trao đổi thông tin để đảm bảo quân đội Nga không va chạm với binh sĩ Mỹ đang hoạt động gần Đông Âu, trong đó có khu vực dọc biên giới với Ba Lan và Biển Đen.
Tuy nhiên, các nguồn thạo tin cho biết chính quyền Tổng thống Biden vẫn có nhiều phương án cho một “kênh giảm va chạm” với Nga. Các nguồn tin cũng nhấn mạnh kênh liên lạc này sẽ tập trung vào nguy cơ xuất phát từ tên lửa và đảm bảo chiến đấu cơ cùng tàu chiến của Nga và Mỹ hoạt động ở các khu vực riêng biệt.
Kênh liên lạc có khả năng được vận hành giữa Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ và Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Tướng Valery Gerasimov cũng như chỉ huy tối cao của các lực lượng đồng minh trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO)-Tướng Mỹ Tod Wolters cùng các quan chức cấp cao khác của Nga.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Nga có “bật đèn xanh” với ý tưởng này của Mỹ không.
Trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria, quân đội Mỹ và Nga đã thiết lập kênh liên lạc vào năm 2015 nhằm ngăn chặn tai nạn hoặc xung đột giữa lực lượng vũ trang hai bên. Hai bên đã thống nhất về đường dây nóng hoạt động 24 giờ và thường xuyên có trao đổi giữa quan chức Mỹ và Nga phụ trách các chiến đấu cơ.
HĐBA biểu quyết triệu tập phiên họp đặc biệt Đại hội đồng LHQ
Các nguồn tin ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) dự kiến triệu tập một cuộc họp vào chiều 27/2 theo giờ địa phương để biểu quyết về một nghị quyết kêu gọi tiến hành phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về hành động quân sự của Nga ở Ukraine.
Toàn cảnh phiên bỏ phiếu dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ về chiến dịch của Nga tại Ukraine, tại New York, Mỹ ngày 25/2/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo quy định, nghị quyết sẽ chỉ cần nhận được sự ủng hộ của 9 trong tổng số 15 nước ủy viên HĐBA để được thông qua và không quốc gia ủy viên thường trực nào được phép phủ quyết việc triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng. Dự kiến cuộc họp HĐBA sẽ diễn ra vào 3h chiều 27/2, theo yêu cầu của Mỹ và Albania.
Nếu nghị quyết đề xuất được HĐBA thông qua, theo quy định, phiên họp Đại hội đồng LHQ sẽ phải được tổ chức trong vòng 24 giờ. Theo các nguồn tin ngoại giao, Đại hội đồng LHQ dự kiến sẽ bỏ phiếu về một nghị quyết về vấn đề Ukraine sau phiên họp đặc biệt. Các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ không mang tính ràng buộc.
Cũng do tình hình tại Ukraine, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã hủy chuyến đi đến Geneva (Thụy Sĩ) để phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ trong ngày 28/2 và ở lại New York.
Nga nói chính tên lửa phòng không Ukraine bắn trúng chung cư ở Kiev Truyền thông phương Tây lan truyền video tên lửa Nga bắn trúng toà chung cư cao tầng ở Kiev trong khi Moskva cho rằng đây là thông tin sai, sự thật là toà nhà trúng tên lửa phòng không Buk-M1 của Ukraine. Toà nhà bị hư hại sau khi trúng quả tên lửa, hiện chưa được xác nhận do bên nào bắn. Ảnh:...