Truyền thông châu Âu nói ‘Chúa phù hộ Mỹ’ khi Biden đắc cử
Truyền thông châu Âu dường như vui mừng trước việc Biden đắc cử, nhưng cảnh báo ông đối mặt những thách thức to lớn trong việc hàn gắn nước Mỹ.
Báo chí quốc tế cũng tập trung vào kỳ tích của Kamala Harris khi bà trở thành nữ phó tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. “Bình minh mới cho nước Mỹ”, tiêu đề trên tờ Independent ở Anh, kèm theo bức ảnh Biden đứng cạnh Harris, và ca ngợi thành tích lịch sử của bà.
Tờ Sunday Times đăng ảnh một phụ nữ da màu khoác lá cờ Mỹ đang ăn mừng, với dòng tiêu đề: “Joe gật gù đánh thức nước Mỹ”, hàm ý chế nhạo Tổng thống Donald Trump bằng cách sử dụng biệt danh ông đặt cho Biden.
Tờ Sunday People in hoa tiêu đề “CHÚA PHÙ HỘ NƯỚC MỸ”.
Tờ Bild của Đức đăng ảnh của Trump với tiêu đề: “Ra đi không phẩm giá”, trong khi tờ Suddeutsche Zeitung thuộc phe cánh tả Đức đăng “Một sự giải phóng, một sự nhẹ nhõm”. Tuy nhiên tờ này lưu ý Biden “thừa hưởng gánh nặng” và cảnh báo rằng việc Trump chấp nhận thất bại là “không thể tưởng tượng được”.
Video đang HOT
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phát biểu chiến thắng tại trung tâm Chase ở Wilmington, Delaware hôm 7/11. Ảnh: AFP.
Tờ báo trung hữu El Mundo của Tây Ban Nha cho rằng chiến thắng của Biden là lời tạm biệt với chủ nghĩa dân túy của Trump và mô tả Harris là “biểu tượng của sự đổi mới”.
Nhật báo lớn nhất Thụy Điển Dagens Nyheter đăng bài xã luận “Chiến thắng buồn vui lẫn lộn – Biden sẽ vật lộn để hàn gắn nước Mỹ”. Bài báo mô tả cam kết đưa nước Mỹ trở lại trạng thái bình thường của Biden là “nhiệm vụ bất khả thi”.
“Kết quả bầu cử cho thấy một đất nước đang bị chia rẽ sâu sắc, và Biden sẽ khó thực hiện chương trình cải cách mà ông đã hứa với các cử tri nòng cốt của mình”, tờ báo nhận định.
Nhật báo bảo thủ Svenska Dagbladet của Thụy Điển cảnh báo về nguy cơ từ hàng triệu người Mỹ, những người tin rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khỏi tay Trump, bằng bài báo với tiêu đề “Bầu cử đã kết thúc nhưng xung đột vẫn tiếp tục”.
“Một nửa đất nước, hoặc ít nhất một nửa những người đã bỏ phiếu, có thể vẫn còn cảm giác kéo dài rằng có điều gì đó rất sai sau nhiều tháng chiến đấu và đặt nghi vấn về cuộc bầu cử. Họ cho rằng bản thân hệ thống bầu cử bị gian lận và không thể tin cậy được”, bài báo nêu vấn đề.
Tại Australia, tờ Daily Telegraph thuộc sở hữu của đế chế truyền thông Rupert Murdoch cũng tập trung vào thách thức pháp lý của Trump và mô tả ông là “quả cầu nóng giận”. “Trump đơn giản là sẽ không chấp nhận sự bẽ mặt của việc ông đại bại trước đối thủ mà ông luôn cho là yếu ớt và không đáng để đấu”, theo bài báo.
Các hãng truyền thông hàng đầu của Brazil cũng đưa tin Trump thất cử trong bối cảnh tổng thống theo chủ nghĩa dân túy của họ Jair Bolsonaro cũng tìm cách giảm thiểu các thể chế dân chủ và bác bỏ các sự kiện dựa trên khoa học. Theo tờ Folha de Sao Paulo, thất bại của Trump là bài học cho Bolsonaro.
Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, Trump thực hiện nhiều chính sách theo chủ nghĩa dân tộc “Nước Mỹ trước tiên”, đồng thời tấn công không ngừng vào chủ nghĩa đa phương và thỏa thuận quốc tế. Ông có quan điểm và chính sách bất đồng với nhiều nước châu Âu trong các vấn đề như Hiệp định Khí hậu Paris, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông nhiều lần cho rằng Mỹ phải gánh vác chi phí quốc phòng cho các đồng minh châu Âu và yêu cầu họ tăng ngân sách để chia sẻ với Washington.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) càng trở nên xa cách sau khi ông Trump sa thải đại sứ Mỹ ở EU Gordon Sondland, quan chức làm chứng chống lại ông trong bê bối xem xét bãi nhiệm. Nhiều người cho rằng dưới thời Trump, quan hệ Mỹ – châu Âu thấp kỷ lục.
Biden - Trump phá kỷ lục phiếu bầu phổ thông
Biden thắng cử với số phiếu phổ thông cao nhất lịch sử, gần 75 triệu, trong khi Trump cũng phá các kỷ lục trước đó với hơn 70,6 triệu phiếu.
Với số phiếu bầu phổ thông cao kỷ lục, Biden đã giành chiến thắng tại 24 bang, trong đó có những bang chiến trường quan trọng như Pennsylvania, Wisconsin, mang về 290 phiếu đại cử tri, trở thành tổng thống Mỹ đắc cử.
Tổng thống Donald Trump cũng đánh bại các kỷ lục của Obama năm 2008 với hơn 70,6 triệu phiếu bầu. Đây là kết quả dễ hiểu vì năm nay Mỹ ghi nhận lượng cử tri bỏ phiếu cao kỷ lục.
Các bang hiện vẫn kiểm phiếu gồm Bắc Carolina, Arkansas và Georgia với tổng 34 phiếu đại cử tri.
Joe Biden trên sân khấu phát biểu tại Wilmington, Delaware, ngày 6/11. Ảnh: AFP.
Sau khi nhận tin chiến thắng, Tổng thống đắc cử Biden đã nhanh chóng gửi lời cảm ơn sự ủng hộ của người dân Mỹ dành cho ông và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, cũng như kêu gọi họ đoàn kết trong thời điểm khủng hoảng này.
"Khi chiến dịch tranh cử kết thúc, đã đến lúc trút bỏ bực dọc và chỉ trích gay gắt để xích lại gần nhau. Đã đến lúc nước Mỹ đoàn kết và hàn gắn. Chúng ta là nước Mỹ. Không có gì chúng ta không thể làm nếu sát cánh cùng nhau", Biden cho hay.
Tuy nhiên, trong thông cáo sau khi các hãng tin "xướng tên" Biden là Tổng thống đắc cử, Tổng thống Donald Trump cho biết "bầu cử còn lâu mới kết thúc" và chiến dịch tranh cử của ông sẽ khởi kiện vào ngày 9/11. Trump cũng tuyên bố Biden đang "vội vã đóng giả làm người chiến thắng", song chưa đưa ra bằng chứng.
Lý do nữ 'phó tướng' của Biden chọn tên tiếng Trung Kamala Harris đã chọn cái tên "Hạ Cẩm Ly" thay vì phiên âm tiếng Hoa, như một cách để kết nối với các cử tri nói tiếng Trung ở Mỹ. Harris, thượng nghị sĩ bang California, ứng viên tranh cử phó tổng thống đảng Dân chủ, người phụ nữ da màu đầu tiên kiêm người Mỹ gốc Á đầu tiên có tên trên...