Truyện Kiều, quan hệ Việt – Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Các nhà tham mưu chiến lược của Nhà Trắng lại một lần nữa khiến ta giật mình khi tư vấn cho ông Joe Biden lẩy hai câu Kiều thuộc hàng hay nhất…Chủ trì tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “bất ngờ” lẩy 2 câu trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du:

“Trời còn để có hôm nay,

Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời.”

Chỉ với 2 câu Kiều tài tình, ông Joe Biden đã khái quát được thực trạng cũng như triển vọng quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ, đồng thời cho thấy thiện chí của người Mỹ rất mong muốn hợp tác với Việt Nam, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông - Hình 1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong buổi tiệc chiêu đãi do Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chủ trì.

Đồng thời nó còn góp phần tích cực duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự và luật pháp quốc tế trong khu vực cũng như trên thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông bởi những hành động bành trướng, bồi lấp bất hợp pháp của Trung Quốc.

Người Mỹ quá hiểu Việt Nam

Nói như vậy không phải bởi Mỹ và Việt Nam từng có một giai đoạn lịch sử ở hai đầu chiến tuyến 40 năm về trước, mà bởi bộ máy tham mưu quá giỏi của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khi giúp họ tìm hiểu về con người, văn hóa Việt Nam để làm nền tảng vững chắc cho hợp tác song phương.

Nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”, đủ thấy Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có vai trò to lớn như thế nào trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Từ bên kia bán cầu, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã dùng chính cái quốc hồn quốc túy của người Việt để bắc cầu hữu nghị, thúc đẩy bang giao. 15 năm trước lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đặt chân đến Hà Nội năm 2000, ông Bill Clinton khiến không ít người Việt giật mình khi lấy 2 câu trong Truyện Kiều để nói chuyện với người Việt:

“Sen tàn cúc lại nở hoa,

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”.

Hai câu thơ trong Truyện Kiều miêu tả tâm trạng u buồn của Thúc Sinh khiến nhân vật quên đi mất thực tại: Sen tàn cúc lại nở hoa, mùa nào mà chẳng có hoa nở? Không thể thay đổi quá khứ, nhưng cũng đừng vì đeo đẳng quá khứ mà quên mất thực tại.

Và lần này, các nhà tham mưu chiến lược của Nhà Trắng lại một lần nữa khiến ta giật mình khi tư vấn cho ông Joe Biden lẩy hai câu Kiều thuộc hàng hay nhất trong Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du để phát biểu chào mừng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo Việt Nam trong tiệc trưa tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong cuốn “Thả một bè lau”, Thiền sư Nhất Hạnh bình luận:

“Hai câu này rất hay! Thuộc về số những câu hay nhất trong truyện Kiều. Trời ở đây không phải là Thượng Đế, Ngọc Hoàng hay tạo hóa. Trời ở đây là tình trạng, hoàn cảnh. Ngày hôm nay chúng ta được gặp nhau, nhìn nhau, nắm tay nhau; tôi còn sống, anh còn sống, em còn sống để có thể ngồi uống trà với nhau, đi thiền hành, nhìn trăng với nhau… Ngày hôm nay quý vô cùng!”

Tan sương đầu ngõ

“Vận” vào quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, từ chỗ là kẻ thù hai đầu chiến tuyến không đội trời chung nay cùng ngồi lại bàn kế hợp tác lâu dài, đem lại thái bình lợi lạc cho người dân 2 nước thì quả đúng là “cơ hội trời cho”, hay “trời còn để có hôm nay”, một cái duyên, cũng là một cơ hội mà cả hai bên trân quý. Vấn đề còn lại là làm sao hai bên tiếp tục làm cho “tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời”.

Hai câu Kiều này cũng cho thấy Mỹ thực sự coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị với Việt Nam mà những rào cản về sự khác biệt chính trị trước đó đã được xóa bỏ hoàn toàn khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt chân lên đất Mỹ thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Vì vậy những quan điểm nào đó còn đặt ra vấn đề khác biệt chính trị để chia rẽ quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước đã trở thành lạc hậu.

Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông - Hình 2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng.

Cũng chính hai câu Kiều này còn cho thấy một sự thật khác, đó là Việt Nam có những giá trị địa chính trị, địa chiến lược quan trọng mà người Mỹ và có thể là các cường quốc khác đang rất quan tâm. Không có lợi ích, người Mỹ hẳn đã không để ý đến việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Kết hợp 2 yếu tố này có thể xem như Việt Nam đang có thiên thời, địa lợi. Vấn đề còn lại là làm sao phát triển “nhân hòa”, tận dụng xu thế ấy làm cho đất nước cường thịnh, phồn vinh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Không thể bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chỉ bằng ý chí mà còn phải có thực lực mạnh. Không thể dựa vào bất kỳ ai để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ngoài chính mình, nhưng phải biết khai thác tối đa các thế mạnh đối nội cũng như đối ngoại, các xu thế và trào lưu quốc tế để phục vụ cho sự nghiệp này.

Người Nhật đã biết khai thác tối đa khoa học công nghệ, kinh nghiệm điều hành quản lý, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư từ Hoa Kỳ kết hợp với tinh thần tự lực quật cường của mình để hồi sinh dân tộc từ tro tàn sau Chiến tranh Thế giới thứ II thành siêu cường Đông Á như ngày nay.

Video đang HOT

Nửa thế kỷ trước, Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan cũng có xuất phát điểm như Việt Nam, nhưng giờ họ đều trở thành những con rồng châu Á cũng không ngoài con đường Nhật Bản đã đi.

Do đó bài toán đặt ra với người Việt lúc này là làm thế nào khai thác tối đa quan hệ hữu nghị hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển đất nước cường thịnh, để nông sản bà con nông dân Việt Nam làm ra tìm được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ và các nước khác.

Đó cũng là giải pháp giải quyết nỗi lo mất giá, bán không ai mua của nông sản Việt Nam mỗi khi thương lái Trung Quốc o ép hay họ đóng cửa biên giới vì một lý do “vu vơ” nào đó nhằm gây sức ép với ta. Đó là thách thức khó khăn nhưng cũng là cơ hội đột phá, đòi hỏi bản lĩnh, tuệ giác, nỗ lực không ngừng và đoàn kết chặt chẽ của người Việt. Hãy bắt đầu từ giáo dục và khoa học công nghệ. Hoa Kỳ sẵn sàng giúp Việt Nam điều này.

Vén mây giữa trời

Làm thế nào để tận dụng tối đa quan hệ Việt – Mỹ cho việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh đòi lại phần lãnh thổ đang bị nước khác chiếm đóng bất hợp pháp có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của không ít người dân Việt Nam khi theo dõi chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư.

Nhưng hợp tác trên lĩnh vực nào cũng phải trên cơ sở tính toán hài hòa lợi ích từ hai phía. Do đó, tìm hiểu lợi ích của Mỹ ở Biển Đông là gì rất quan trọng.

Ngay từ năm 2010 Ngoại trưởng Mỹ khi đó bà Hillary Clinton đã khẳng định, Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông, đó là tự do hàng không hàng hải không bị cản trở.

Cho tới ngày nay, lợi ích này không thay đổi mà còn được mở rộng thêm: Hòa bình ổn định trong khu vực, bảo vệ và duy trì luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS cũng như trật tự sau Chiến tranh Thế giới thứ II mà Mỹ là người cầm trịch; Chống các hành động sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực.

Có thể thấy, chiến tranh xung đột ở Biển Đông rõ ràng không phải lợi ích của Hoa Kỳ. Các hành động leo thang gây hấn đe dọa tự do – an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông, đe dọa luật pháp và trật tự quốc tế, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực cũng đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ.

Chúng ta cần thấy rõ đây mới là “thiên thời” thuận lợi nhất cho Việt Nam. Bởi lẽ đặt câu hỏi ngược lại, giả sử vì khủng hoảng Ukraine, cuộc chiến chống IS hay một điểm nóng quốc tế nào khác mà Mỹ lơ là không để ý đến Biển Đông thì rủi ro, nguy hiểm Việt Nam phải đối mặt sẽ lớn đến chừng nào?

Mỹ hiện diện và duy trì luật pháp, cân bằng quyền lực ở Biển Đông, đảm bảo an ninh, tự do hàng không hàng hải rõ ràng là một lợi thế lớn cho ta. Việt Nam cần khai thác tối đa xu thế này trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như phương án đòi lại những phần bị nước ngoài chiếm đóng bất hợp pháp.

Truyện Kiều, quan hệ Việt - Mỹ và bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông - Hình 3

Làm sao để trái vải thiều cũng như các mặt hàng nông sản, hàng hóa Việt Nam tìm được chỗ đứng tại thị trường Mỹ là bài toán đang đặt ra.

Hoa Kỳ không thể đem quân can thiệp nếu xảy ra xung đột giữa Trung Quốc với một nước khác ở Biển Đông nhưng sẽ tích cực ngăn chặn nó. Mỹ không phải một bên yêu sách ở Biển Đông nhưng có lợi ích quốc gia ở Biển Đông, ủng hộ giải quyết bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.

Do đó hãy đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác quốc phòng an ninh, tuần tra huấn luyện, mua bán trang thiết bị tiên tiến, chia sẻ thông tin…với người Mỹ, Nhật Bản cũng là một lựa chọn.

Chuẩn bị kỹ lưỡng một bộ hồ sơ pháp lý ở Biển Đông không chỉ sẵn sàng cho các hoạt động tranh tụng tại các cơ quan tài phán quốc tế, mà còn để phổ biến rộng rãi để mọi người dân Việt Nam đều nắm được các thông tin chính xác, căn cứ pháp lý vững chắc về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại các vùng biển ở Biển Đông. Cũng trên cơ sở bộ hồ sơ này hợp tác với các đối tác khác bao gồm Hoa Kỳ để tìm kiếm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

Thời cơ và thách thức luôn song hành với nhau, đây là lúc Việt Nam có cơ hội bứt phá vươn lên, tự cường dân tộc và đòi hỏi nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi người cũng như sự đoàn kết chặt chẽ của mọi tầng lớp đồng bào trong và ngoài nước.

Người Mỹ đã vượt qua được quá khứ, trân quý cơ hội hiện tại, chấp nhận ngồi lại lắng nghe nhau để thu hẹp bất đồng, tăng cường hợp tác với Việt Nam thì không có lý do gì người Việt lại không làm được điều này. Nếu chỉ vì cấn cá chuyện xưa mà quên mất chuyện nay, cơ hội có thể bị tuột mất và thực tại lại thành chiêm bao:

“Bây giờ rõ mặt đôi ta,

Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao.”

Chúng ta đã có địa lợi, đang có thiên thời, còn nhân hòa nằm trong tay chính chúng ta. Xin mượn lời cụ Nguyễn Du và “nhà tiên tri” Tam Hợp Đạo Cô trong Truyện Kiều để kết thúc bài viết này:

“Sư rằng: Phúc họa đạo trời,

Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.

Có trời mà cũng có ta…”

Hồng Thủy

Theo giaoduc

Những dấu mốc đáng nhớ trong 20 năm bình thường hóa Việt Nam-Hoa Kỳ

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi bình thường hóa năm 1995 đã và đang tiếp tục phát triển, mở rộng và đi vào chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực.

Tổng Bí thư hy vọng Hoa Kỳ có hành động phù hợp về vấn đề Biển ĐôngTổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 6-10/7 và cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 7/7 được dư luận nhìn nhận là "cột mốc lịch sử" và là "nấc thang cao hơn" trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác toàn diện được thiết lập giữa hai nước hồi năm 2013.

Kể từ khi bình thường hóa, quan hệ chính trị-ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển từng bước vững chắc với các chuyến thăm lẫn nhau thường xuyên hơn giữa các nhà lãnh đạo cấp cao.

Kể từ năm 1995 đến nay, giữa hai nước đã có 5 chuyến thăm cấp cao gồm Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và George W. Bush thăm Việt Nam năm 2000 và 2006; Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ trong các năm 2005, 2007, 2008 và 2013.

Những dấu mốc đáng nhớ trong 20 năm bình thường hóa Việt Nam-Hoa Kỳ - Hình 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến sân bay Quân sự Andrews ở Thủ đô Washington DC. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN).

Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ xác lập tháng 7/2013 trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tạo ra các cơ chế hợp tác sâu rộng hơn giữa hai nước trên 9 lĩnh vực ưu tiên gồm chinh tri-ngoai giao; kinh tê-thương mai; khoa hoc-công nghê; giao duc-đào tạo; môi trương va sưc khoe; giai quyêt hâu qua chiên tranh; quốc phòng-an ninh; bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; văn hóa, thể thao và du lịch.

Năm 2015 kỷ niệm 20 năm bình thường hóa được cả hai bên nhìn nhận là năm có ý nghĩa quan trọng, đặt nền tảng cho những bước phát triển thực chất và sâu rộng hơn trong tương lai. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm Việt Nam có thể có của Tổng thống Obama trong năm 2015 là sự tiếp nối logic của mối quan hệ ngày càng mở rộng này.

Hợp tác kinh tế-thương mại là điểm sáng nhất trong quan hệ hai nước. Hoa Kỳ trong nhiều năm qua giữ vị trí là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2014 đạt khoảng 36 tỷ USD so với 94,9 triệu USD năm 1994; trong đó Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ 28 tỷ USD.

Năm ngoái, Hoa Kỳ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ bảy vào Việt Nam, với khoảng 700 dự án có tổng vốn đầu tư gần 10,7 tỷ USD. Hai nước đang cùng 10 đối tác khác đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), mở ra cơ hội lớn cho cả hai. Khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, số lượng du khách Hoa Kỳ vào Việt Nam đứng thứ năm, nhưng từ năm 2001 đã đứng thứ hai.

Riêng năm ngoái đã có khoảng 443.000 lượt du khách Hoa Kỳ thăm Việt Nam, tăng 16% so với năm 2013. Từ năm 2010, Tổng thống Obama đã chọn Việt Nam là 1 trong 10 thị trường hàng đầu để thực hiện chủ trương tăng gấp đôi xuất khẩu của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2015.

Hợp tác về giáo dục và đại học cũng là một điểm nổi bật trong bức tranh chung của quan hệ hai nước.

Theo số liệu ngày 17/12/2014 của Viện giáo dục quốc tế Hoa Kỳ (IIE), trong niên khóa 2013-2014, sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng của Hoa Kỳ là 16.579 người, đứng thứ 8 trong số những nước có đông sinh viên ở Hoa Kỳ và đứng đầu trong các nước khu vực Đông Nam Á. Có hơn 70% sinh viên Việt Nam học cấp đại học ở Hoa Kỳ và 17% cấp sau đại học.

Trong buổi trò chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội về 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước ngày 6/3 vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius cho biết Chính phủ Hoa Kỳ hiện đang ưu tiên thúc đẩy chương trình thiết lập đối tác lâu dài giữa các trường đại học của hai nước. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright dự kiến thành lập trường Đại học Fulbright phi lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam với số vốn đầu tư ban đầu là 20 triệu USD.

Hợp tác y tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được xác lập từ rất sớm, được triển khai dưới nhiều hình thức và ở nhiều cấp độ. Việt Nam là nước duy nhất ở châu Á cùng với 14 nước châu Phi từ tháng 6/2004 được chọn là quốc gia thí điểm nhận viện trợ từ Chương trình cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR).

Hai nước đã ký Hiệp định hợp tác y tế và khoa học y học, mở đường cho hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực y tế nhằm đáp ứng với những thách thức và mục tiêu y tế trên toàn cầu trong thế kỷ 21. Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh vừa là một ưu tiên vừa là một cầu nối đầu tiên đưa quan hệ hai nước tiến tới bình thường hóa.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Rose Gottemoeller, trong 20 năm qua, các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Hoa Kỳ đã dành 80 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bom mìn và riêng trong năm 2015 đã chi 10 triệu USD cho các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam. Tháng 8/2012, Hoa Kỳ lần đầu tiên trực tiếp tham gia chiến dịch tẩy rửa chất độc da cam tại Đà Nẵng với chi phí 43 triệu USD.

Tiềm năng hợp tác về khoa học công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được hai bên xác định là rất lớn. Kể từ năm 2000 khi hai nước ký hiệp định về hợp tác khoa học và công nghệ, mối quan hệ trong lĩnh vực này phát triển khá nhanh.

Hiện các nhà khoa học hai nước đã có những hoạt động hợp tác ở nhiều mức độ khác nhau trên rất nhiều lĩnh vực, từ công nghệ thông tin, viễn thông, môi trường, biến đổi khí hậu, đại dương học, công nghệ sinh học, đến các hợp tác với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ trong các chương trình nghiên cứu không gian, hợp tác về phát triển năng lượng hạt nhân.

Hiệp định hạt nhân dân sự 123 chính thức có hiệu lực từ ngày 10/9/2014, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân dân sự đầy tiềm năng.

Quan hệ quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được xác lập ngay từ khi bình thường hóa năm 1995.

Các dấu mốc trong lĩnh vực hợp tác này là sự kiện ngày 21/11/2003, tàu khu trục USS Vandegrift của Hoa Kỳ lần đầu tiên sau chiến tranh cập cảng Sài Gòn và các chuyến thăm của tàu chiến Hoa Kỳ tới Việt Nam nay đã trở thành thường lệ. Tháng 6/2009, tàu khảo sát đại dương USNS Heezen lần đầu tiên được phép tiến hành hoạt động tìm kiếm ở ngoài khơi Việt Nam.

Việt Nam là quan sát viên trong các cuộc tập trận hải quân đa quốc gia do Hạm đội Thái Bình dương và Bộ chỉ huy Thái Bình dương của Hoa Kỳ tổ chức. Hai bên cũng đã ký bản ghi nhớ thực hiện chương trình Megaports, theo đó Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam phát hiện và xác định vũ khí hủy diệt hàng loạt tại các hải cảng thương mại. Việt Nam cũng đã tham gia Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân đầu tiên tháng 4/2010 do Tổng thống Obama chủ trì.

Chính quyền Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Tháng 9/2011, hai nước ký biên bản ghi nhớ (MOU) xác định 5 lĩnh vực thúc đẩy hợp tác quốc phòng gồm hợp tác an ninh hàng hải; hợp tác tìm kiếm cứu nạn; các hoạt động gìn giữ hòa bình; nhân đạo và cứu trợ thiên tai; hợp tác giữa các trường đại học quốc phòng và các viện nghiên cứu.

Tháng 10/2014, Hoa Kỳ bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Hai bên cũng trao đổi nhiều đoàn quốc phòng, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển với gói hỗ trợ 18 triệu USD Hoa Kỳ dành cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực hàng hải. Đầu tháng 6/2015, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter, hai nước đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Cùng với việc phát triển quan hệ song phương, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã hợp tác ngày càng hiệu quả tại các diễn đàn đa phương như diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Liên hợp quốc.

Washington xác định Việt Nam là một trụ cột trong hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN, coi ASEAN và Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chính sách tái cân bằng, duy trì an ninh, hòa bình, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

Với sự phát triển liên tục và sâu rộng trong quan hệ song phương trong 20 năm qua, cho tới nay giữa hai nước đã thiết lập được 10 kênh đối thoại với mục đích xây dựng lòng tin cũng như xử lý các thách thức và các vấn đề còn khác biệt; trong đó có các kênh đối thoại quan trọng như Đối thoại về chính sách quốc phòng, Đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng, Đối thoại châu Á-Thái Bình dương và Đối thoại về nhân quyền.

Các mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ:

Tháng 8/1987, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ, Tướng John Vessey lần đầu tiên thăm Việt Nam trao đổi các vấn đề nhân đạo hai bên cùng quan tâm.

Tháng 7/1991, Văn phòng MIA chính thức đi vào hoạt động, trở thành cơ quan chính thức đầu tiên của Hoa Kỳ hoạt động thường trú tại Việt Nam từ năm 1975.

Tháng 12/1991, Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm việc đi lại có tổ chức từ nước này tới Việt Nam.

Tháng 11/1992, lệnh hạn chế liên lạc điện thoại được bãi bỏ, dịch vụ gọi điện trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được thiết lập.

Tháng 12/1992, Tổng thống Hoa Kỳ George H. Bush cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký các hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ.

Tháng 1/1995, Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô mỗi nước.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Tháng 7/2000, Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại song phương.

Tháng 11/2000, ông Bill Clinton trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên thăm chính thức Việt Nam.

Tháng 11/2006, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush thăm Việt Nam.

Tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush.

Tháng 12/2006, lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

Tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush.

Tháng 6/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush.

Tháng 7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama, hai bên ra Tuyên bố chung xác lập quan hệ đối tác toàn diện.

Tháng 6/2014, Hoa Kỳ và Việt Nam ký hiệp ước hợp tác hạt nhân dân sự 123.

Tháng 10/2014, Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Năm 2015 hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ. Tháng 7/2015, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ.

Theo TTXVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024

Tin đang nóng

Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Hé lộ thời điểm Khánh Vân và bạn trai hơn 17 t.uổi tổ chức đám cưới
08:53:30 03/07/2024
Biết tôi không phải con ruột nhưng bố vẫn giấu giếm cho vợ, 27 năm sau bí mật bị phanh phui vì một hành động của mẹ
08:43:57 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Lan truyền 6 cái tên bị loại của Anh Trai Say Hi, có cả sao nam hot nhất show khiến netizen bùng nổ tranh cãi!
10:03:02 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim trước thềm tập cuối: An Nhiên được "tẩy trắng" nhưng chưa gây phẫn nộ bằng thái độ của Ngân Hà
09:23:25 03/07/2024
Mỹ nhân gầy trơ xương đáng báo động vì giảm cân cực đoan, lý do đằng sau khiến dân tình sốc nặng
08:56:08 03/07/2024
Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024
07:53:10 03/07/2024

Tin mới nhất

Liên hợp quốc lo ngại sâu sắc về tác động của lệnh sơ tán mới ở Dải Gaza

13:19:24 03/07/2024
Theo OCHA, việc sơ tán trên quy mô lớn như vậy chỉ làm tăng thêm nỗi thống khổ của người dân Palestine và đẩy nhu cầu nhân đạo tăng cao hơn nữa.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

13:17:55 03/07/2024
Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Thủ tướng Israel bác thông tin về việc ngừng chiến dịch quân sự tại Gaza

12:26:25 03/07/2024
Cũng theo Tổng Tham mưu trưởng IDF, Israel đã t.iêu d.iệt trên 900 tay s.úng vũ trang ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza, kể từ khi tiến hành cuộc tấn công trên bộ tại đây hồi đầu tháng 5 năm nay.

Lý do Thủ tướng Hungary Orban bất ngờ thăm Ukraine

12:24:16 03/07/2024
Nổi tiếng là người đi ngược lại EU, phản đối viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bất ngờ thăm Kiev.

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

06:37:49 03/07/2024
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?

05:41:25 03/07/2024
Thời đại mà con người thường xuyên cúi mặt xuống chiếc điện thoại, thời hai ngón tay cái di chuyển với tốc độ ánh sáng trên màn hình smartphone đang dần kết thúc.

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Có thể bạn quan tâm

Nhân vật của Hồng Diễm trong "Trạm cứu hộ trái tim" lại khiến khán giả ức chế

Hậu trường phim

13:27:54 03/07/2024
Suốt từ đầu phim, Ngân Hà luôn là nhân vật bị khán giả chỉ trích nhiều nhất, từ lối diễn xuất đến ngoại hình nhân vật.

'Hoàng tử Vpop' Hoàng Hải: Rất lâu rồi tôi không trải qua cảm giác yêu, nhớ một ai đó

Nhạc việt

12:52:30 03/07/2024
Ca sĩ Hoàng Hải thừa nhận, ở t.uổi 42, lâu lắm rồi anh không yêu nên không biết miêu tả mình trong tình yêu như thế nào.

Lê Hoàng: "Tôi không tin cô nào làm diễn viên mà đẻ đến hai đứa con ngoài giá thú"

Tv show

12:45:27 03/07/2024
Người Thứ 3 tập 154 xoay quanh câu chuyện hôn nhân tan vỡ của chị M vì chồng ngoại tình, có con riêng với nhân tình.

Trạm cứu hộ trái tim giới thiệu tập cuối: Ngân Hà biến mất, An Nhiên và 3 nhân vật chiếm spotlight

Phim việt

12:41:31 03/07/2024
Clip giới thiệu phim tập cuối không hề có sự xuất hiện của Ngân Hà hay Vũ. Đáng nói, dường như khán giả cũng không mấy quan tâm đến 2 nhân vật này, bởi đoạn kết của họ có lẽ ai cũng đã đoán ra.

Midu lần đầu lên tiếng về giai đoạn "sóng gió" khi công khai lấy chồng thiếu gia

Sao việt

12:37:48 03/07/2024
Midu thừa nhận lúc công khai kết hôn là thời gian khó khăn của cặp đôi, tuy nhiên cô sẽ vượt qua tất cả vì có chồng luôn đồng hành.

JungKook được huyền thoại Diana Ross khen ngợi

Nhạc quốc tế

12:30:23 03/07/2024
Em út BTS Jungkook tiếp tục khiến người hâm mộ tự hào khi nhận được lời khen từ ca sĩ huyền thoại Diana Ross về một bài hát trong album solo đầu tay Golden .

Cô gái 33 t.uổi về quê làm ruộng: Tự do cả về vật chất lẫn tinh thần

Sáng tạo

12:25:59 03/07/2024
Năm 2016, Ye Zi lần đầu tiên đến thị trấn Shigu, Vân Nam. Bị hút hồn bởi khung cảnh núi non hùng vĩ, Ye Zi đã quyết định rời bỏ thành phố và ở lại nơi này.

Thấy cô gái trẻ ngồi cạnh gọi video call cho chồng còn nũng nịu 'chồng ơi', tôi tá hỏa nghi nghe được giọng nói từ điện thoại vọng ra

Góc tâm tình

12:13:25 03/07/2024
Sau khi nói chuyện với cô gái kia tôi mới biết cô ấy cũng bị chồng tôi lừa. Anh nói với nhân tình là đã ly hôn với vợ. Tôi và Tuấn lấy nhau đã 3 năm nhưng vẫn chưa có con.

Những bộ đầm dạ hội 'hot' nhất mùa hè 2024

Phong cách sao

11:44:55 03/07/2024
Diễn viên Quỳnh Châu Người một nhà khoe vẻ đẹp kiêu kỳ và nữ tính qua từng thiết kế đầm dạ hội đang là xu hướng cho mùa hè năm nay.

Nâng tầm du lịch Bình Định qua các giải thể thao quốc tế

Du lịch

11:38:59 03/07/2024
Tỉnh Bình Định liên tục đăng cai tổ chức các giải thể thao tầm cỡ quốc tế, trong đó có một số môn thể thao mới như đua mô tô nước, đua thuyền máy F1H2O và giải Teqball thế giới.

5 thói quen cơ bản giúp Hà Tăng giữ được làn da đẹp rạng ngời và luôn căng mướt dù đã gần 40

Làm đẹp

11:19:24 03/07/2024
Tăng Thanh Hà - ngọc nữ của màn ảnh Việt đã qua t.uổi 37 những vẫn sở hữu làn da đẹp mướt mịn. Làn da nâu của cô săn chắc vô cùng cuốn hút.