Truyền hình Triều Tiên cắt hình ảnh chú của ông Kim Jong-un
Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên được cho là đã cắt bỏ hình ảnh về người chú quyền lực và là phụ tá chủ chốt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra khỏi một bộ phim tài liệu. Động thái diễn ra sau khi có tin ông chú này đã bị sa thải.
Ông Jang Song-thaek là phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, cơ quan quân sự hàng đầu của Triều Tiên.
Thông tin được hãng thông tấn H àn Quốc Yonhap đăng tải. Theo hãng itn này, bộ phim gốc về ông Kim Jong-un đã được phát trên truyền hình Triều Tiên 9 lần.
Nhưng khi được phát lại vào hôm qua 7/12, tất cả hình ảnh về người chú Jang Song-thaek đã bị cắt bỏ.
Trong khi vào hôm thứ ba vừa qua, tình báo Hàn Quốc cho rằng ông Jang, 67 tuổi, đã bị loại bỏ khỏi tất cả các vị trí nắm giữ.
Ông Jang Song-thaek là chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ông nắm giữ những vị trí cấp cao trong Đảng Lao động Triều Tiên và Ủy ban quốc phòng, cơ quan quân sự cao nhất của Triều Tiên.
Video đang HOT
Giới chức tình báo Hàn Quốc còn cho rằng 2 phụ tá của ông Jang Song-thaek có thể đã bị xử tử vì tham nhũng.
Cơ quan tình báo quốc gia (NIS) của Hàn Quốc đã đưa ra đánh giá trên dựa trên thông tin từ các nguồn tin khác nhau.
Theo giới phân tích, nếu thông tin của NIS là đúng, động thái loại bỏ ông Jang Song-thaek có thể là biến động lớn nhất trong giới lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền thay cha ông, sau khi ông Kim Jong-il qua đời vào năm 2011.
Trong các bức ảnh do hãng thông tấn Triều Tiên công bố, ông Jang Song-thaek thường được thấy ở bên cạnh ông Kim Jong-un và được một số nhà quan sát coi là “quan nhiếp chính”.
Theo các nguồn tin tình báo Hàn Quốc, mặc dù ông Jang Song-thaek có mối quan hệ gia đình với nhà lãnh đạo Triều Tiên và nắm giữ các chức vụ cao, nhưng trước đây ông cũng đã bị nhắm tới không ít lần. Năm 2004, ông đã biến mất khỏi công chúng trong một thời gian. Có nguồn tin cho rằng ông đã bị quản thúc tại gia. Một số cho rằng ông đã phải đi cải tạo lại. Tuy nhiên 2 năm sau ông đã xuất hiện và được bổ nhiệm trở lại.
Theo Dantri
Tiết lộ về "hình hài" của Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc
Chiều 12/11, Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 (Hội nghị Trung ương 3) đã bế mạc và ra thông cáo liên quan.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP
Ngoài việc thành lập Tiểu tổ Lãnh đạo thúc đẩy cải cách toàn diện, một nội dung hết sức quan trọng và được truyền thông trong ngoài Trung Quốc đặc biệt chú ý là nước này sẽ thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Tại sao Trung Quốc cần phải thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia và hình hài của Ủy ban An ninh Quốc gia ra sao.
Tạp chí "Minh kính" mới đây cho biết trong một thời gian dài ở Trung Quốc, từ thời ông Lý Triệu Tinh tới thời ông Dương Khiết Trì và hiện nay là ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao chỉ là Ủy viên Trung ương bình thường, không tương xứng với tư cách nước lớn có sức ảnh hưởng ngày càng lớn trên vũ đài quốc tế của Trung Quốc.
Vì thế, các nhà quan sát chính trị Bắc Kinh và các chuyên gia phân tích đều cho rằng Trung Quốc kỳ thực cần phải có một cơ quan cao hơn để phù hợp với sự thay đổi của tình hình, điều phối và thống nhất bước đi của các bộ ngành liên quan tới đối ngoại, nhằm giành lấy lợi ích lớn nhất cho Trung Quốc.
Nói một cách khác việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia là phù hợp với lợi ích căn bản của Trung Quốc bởi việc thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia là nhằm kết hợp an ninh quốc gia về mặt đối ngoại và an ninh quốc gia về mặt đối nội với nhau. Vấn đề hiện nay là hình hài của Ủy ban An ninh Quốc gia sắp thành lập ra sao?
Theo tờ "Đa chiều", một năm trước, nguồn tin thạo tin đã tiết lộ với cơ quan truyền thông này rằng dưới sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc sẽ thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Khi đó, có ít nhất ba tới bốn cơ quan học thuật lớn của Trung Quốc, gồm Đại học Thanh Hoa đã tiến hành nghiên cứu khả thi về vấn đề này.
Nguồn tin cấp cao từ Bắc Kinh của tạp chí "Minh kính" cũng cho hay trong năm 2014, Trung Quốc sẽ thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Đây là một trong những nội dung hạt nhân của công cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc. Phương án thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia do đích thân nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc Tập Cận Bình làm chủ đạo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ phụ trách công tác trù bị. Ngoài ra, tham gia vào công tác trù bị thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia còn có Trưởng Ban Nghiên cứu Chính sách Trung ương Vương Hộ Ninh, tân Tổng Thư ký Ủy ban Chính pháp Trung ương, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Uông Vĩnh Thanh.
Thành phần của Ủy ban An ninh Quốc gia dự định được thành lập gồm công an, vũ cảnh, tư pháp, Bộ An ninh Quốc gia, Cục II, Cục III của Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Cục Liên lạc thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Trung ương... Cho dù về mặt quy mô nay vị thế, Ủy ban An ninh Quốc gia mới này đều lớn hơn so với Tổ Lãnh đạo Công tác An ninh Quốc gia Trung ương hiện nay còn nếu xét riêng về quy mô, còn lớn hơn Ủy ban An ninh Quốc gia theo ý tưởng của dưới thời ông Giang Trạch Dân.
Liên quan tới vấn đề này, thông cáo của Hội nghị Trung ương 3 cho biết Ủy ban An ninh Quốc gia "sẽ phục trách hoàn thiện thể chế an ninh quốc gia và chiến lược an ninh quốc gia, bảo đảm an ninh quốc gia". Theo tờ "Đa chiều", điều đó có nghĩa Ủy ban An ninh Quốc gia rất có khả năng do "công an, vũ cảnh, tư pháp, Bộ An ninh Quốc gia, Cục II, Cục III của Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Cục Liên lạc thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Tuyên truyền Đối ngoại Trung ương" kết hợp lại để hình thành.
Nếu vậy, tờ "Đa chiều" đặt câu hỏi: Ủy ban An ninh Quốc gia sẽ chỉ là cơ quan tư vấn hay là cơ quan có thực quyền lớn hơn? Theo tạp chí "Minh kính", xét về vị thế, Ủy ban An ninh Quốc gia chỉ đứng sau Trung ương Đảng, Quốc vụ viện, Nhân đại Toàn quốc (Quốc hội), Chính hiệp Toàn quốc (Mặt trận Tổ quốc Trung ương) và đứng trước Tòa án, Viện Kiểm sát.
Theo Kỳ Đồng
Báo tin tức
Toàn cảnh chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin Chuyến thăm Việt Nam trong ngày 12/11 của Tổng thống Nga Putin để lại nhiều ấn tượng sâu sắc thông qua tuyên bố chung tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga sau các cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. 7h30 phút sáng ngày 12/11, chuyên cơ chở Tổng...