Truyền hình trả tiền: Loay hoay bài toán cạnh tranh
Đầu tư “mạng chồng mạng” gây lãng phí rồi kêu trời vì thu không đủ bù chi, đơn vị làm nội dung nhảy sang làm truyền dẫn, đơn vị làm truyền dẫn tự sản xuất nội dung… đó là diện mạo của thị trường THTT Việt Nam hiện nay.
Một nhà gánh 3 đầu thu
“Nhà tôi có cả Truyền hình cáp Việt Nam, có cả đầu thu VTC, đầu thu K . Dù biết phi lý và tốn kém nhưng chúng tôi không có cách nào khác vì có những chương trình độc quyền mà chúng tôi muốn xem. Giá như các đơn vị này chia sẻ lợi nhuận cho nhau, cùng nhau cung cấp thì vừa đỡ cho chúng tôi vừa đỡ cho chính bản thân họ trong việc xây xựng hạ tầng”, chị Nguyễn Phương Thảo, khu Tập thể 7.2ha Vĩnh Phúc, Phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình bức xúc.
Trên thực tế, việc dùng chung cơ sở hạ tầng đã được tính đến từ lâu và là mong mỏi từ nhiều bên. Tuy nhiên đến này nó vẫn dậm chân tại chỗ vì chưa có bất cứ sự bắt buộc nào từ cơ quan quản lý và hoàn toàn trông chờ các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tự giác.
Một nhà phải lắp đến hai cái chảo thu THTT là câu chuyện không còn lạ lẫm. (Ảnh Internet)
Video đang HOT
Lãnh đạo của một đơn vị có thị phần không nhỏ muốn giấu tên cho biết: “Khúc mắc quan trọng nhất chính là chia miếng bánh thế nào. Dù các đơn vị có muốn bắt tay hợp tác với nhau thì cũng thiếu một vị “trọng tài” đủ uy tín để phân chia lợi nhuận cho hợp lý”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thì nhấn mạnh: “Chúng ta chỉ cần giải cơ chế ăn chia giữa nội bộ các nhà mạng là xong. Vì nhà mạng ép các bên sản xuất nội dung thì bên nội dung tức quá lại nhảy sang làm mạng lưới. Ngược lại nhà mạng không thỏa mãn thì cũng lại tự nhảy sang làm nội dung”.
Hệ quả tất yếu của việc “không thể bắt tay nhau” là người dân phải bỏ gấp đôi, gấp ba số tiền cho dịch vụ THTT đến nhà, còn bản thân các đơn vị kinh doanh cũng chẳng sung sướng gì trong việc phải xây dựng mạng lưới từ đầu.
Phải bắt buộc mở mạng để dùng chung
Theo số liệu của Bộ TT&TT, thị phần truyền hình tính theo hộ gia đình thu, xem thì truyền hình quảng bá chiếm 84%, tương đương 15 triệu hộ dân. THTT mới chỉ có 2,8 triệu hộ, chiếm khoảng 16%. Như vậy, THTT vẫn chiếm một thị phần khiêm tốn và được kỳ vọng có thể bùng nổ trong những năm tới.
Tuy nhiên, Viện Chiến lược của Bộ TT&TT cho biết: “Hiện chúng ta chưa có một nghiên cứu đánh giá tổng thể về nhu cầu, quy mô của THTT tại Việt Nam để từ đó định lượng số lượng đơn vị khai thác trên từng khu vực. Đồng thời, các quy định về quản lý THTT còn chưa đầy đủ. Đặc biệt là quy định về quy mô, giá cước, cạnh tranh, mua bán sáp nhập…”
Trả lời Kienthuc.net.vn về việc điều tiết thị trường THTT trong thời gian tới, TS. Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện chiến lược TT&TT, Bộ TT&TT, cho biết việc phát triển hệ thống THTT sẽ “đặt quan điểm thị trường, tuân theo thị trường, do thị trường quyết định. Cơ quan quản lý sẽ can thiệp bằng những đòi hỏi về công nghệ để tránh những công nghệ lạc hậu”.
Ông Trần Minh Tuấn cũng cho biết “Sắp tới Bộ TT&TT sẽ ra quyết định bắt buộc các đơn vị có hạ tầng mạng độc quyền khu vực phải mở mạng, công bố giá cước cho thuê để các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình khác vào. Ngoài ra Bộ cũng khuyến khích người dân sử dụng công nghệ vô tuyến. Biện pháp này sẽ góp phần thúc đẩy việc dùng chung cơ sở hạ tầng, tránh sự lãng phí không đáng có như hiện nay”.
Theo VNE
Máy bay hết xăng, phi hành đoàn... xin tiền hành khách
Một chuyến bay của hãng Air France phải dừng khẩn cấp để tiếp nhiên liệu và phi hành đoàn đề nghị hành khách rút ví để trả.
Hình minh họa. Ảnh: AFP
Sự việc hy hữu trên diễn ra vào hôm 15/8 trên chuyến bay của Air France số hiệu 562 từ Paris (Pháp) đến Beirut (Lebanon).
Do lo ngại vấn đề an ninh tại Beirut mà chuyến bay được chuyển hướng sang Jordan. Tuy nhiên, vì gần cạn nhiên liệu, phi cơ không thể đảm bảo lộ trình đến Amman, Thủ đô của Jordan, nên phi hành đoàn quyết định đổi hướng sang hạ cánh ở Damascus, Thủ đô Syria.
Trong 2 giờ tạm dừng tại Damascus, máy bay tiếp nhiên liệu và hành khách được đề nghị giúp phi hành đoàn trả tiền.
Hãng Air France cho biết: "Air France xác nhận có chuyện hỏi xin hành khách tiền. Cuối cùng, hãng vẫn có thể chi trả và hành khách không phải trả bất cứ khoản nào".
Sau khi Air France giải quyết được vấn đề, hành khách được quá cảnh đến đảo Síp và tới Beirut vào ngày 16/8. Hãng này gửi lời xin lỗi đến hành khách vì sự bất tiện trên.
Theo Dân Việt
Google và bài toán kiểm duyệt nội dung có bản quyền Cuối tuần qua, cộng đồng mạng bàn luận sôi nổi về việc Google quyết định kiểm duyệt các trang web ăn cắp bản quyền bằng cách hạ ngôi thứ xếp hạng của các trang này trong kết quả tìm kiếm của Google. Điều này có nghĩa là những trang web bị phàn nàn nhiều về vấn đề bản quyền sẽ xuất hiện trên...