Truyền hình thực tế giúp phụ nữ đẹp và tự tin
Với phương châm “Mọi phụ nữ đều có thể đẹp hơn”, chương trình “ Không thể không đẹp” mời các chuyên gia đồng hành để giúp những phụ nữ muốn thay đổi bản thân cả về ngoại hình và tâm lý.
Mỗi kỳ “Không thể không đẹp” là một câu chuyện khác nhau, mở ra bức tranh đời sống đa dạng, phong phú và hàm ẩn nhiều ý nghĩa trong cuộc đời nhân vật tham gia chương trình. Đi kèm với những đánh giá tâm lý có chiều sâu là cuộc thay đổi ngoại hình đầy kịch tính của nhân vật. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của “Không thể không đẹp” là những cái tên nổi bật trong những lĩnh vực chuyên môn.
Đơn vị sản xuất “Không thể không đẹp” và khách mời Minh Anh (ngoài cùng bên trái) – nhân vật đầu tiên của chương trình tại buổi họp báo sáng 5/6 ở Hà Nội.
Đó là Trác Thúy Miêu – nhà báo có 10 năm kinh nghiệm thiết kế thời trang – trong vai trò của hướng dẫn viên cuộc đời. Trần Hoàng Anh – chuyên gia thẩm định thời trang lâu năm – làm nhiệm vụ tư vấn phong cách. Nguyễn Thị Tâm – chuyên gia tư vấn tâm lý hàng đầu Việt Nam – đóng vai trò là người lắng nghe câu chuyện cuộc đời của nhân vật và đưa ra những lựa chọn nhằm giải quyết các vấn đề nhân vật gặp phải trong cuộc sống. Tống Mỹ Liên – chuyên gia tóc giúp nhân vật có một diện mạo mới và quyến rũ. Chuyên gia chăm sóc sắc đẹp Phạm Quỳnh Trang với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp đem tới những biến đổi trên khuôn mặt người tham gia.
Đạo diễn Edmon Chan chia sẻ: “”Không thể không đẹp” sẽ là một chương trình truyền hình thực tế thật sự. Chúng tôi ghi lại những phản ứng tâm lý chân thực nhất của nhân vật đồng thời cũng hướng đến phản ứng thật của những người xung quanh sau khi người chơi trở lại cuộc sống hàng ngày. Các nhà tư vấn được yêu cầu đưa ra những lời khuyên mang tính ứng dụng cao nhất. Đây thực sự là một thử thách lớn với toàn bộ êkíp thực hiện chương trình này”.
Minh Anh thẳng thắn chia sẻ câu chuyện thật của mình.
Video đang HOT
Nhân vật đầu tiên của “Không thể không đẹp”, chị Minh Anh khi xuất hiện tại buổi họp báo xúc động cho biết, sau khi tham gia chương trình, chị thấy mình biến đổi thành một con người khác. Từ bà mẹ đơn thân, mất tự tin sau đổ vỡ hôn nhân, sở hữu hình thức bình thường, có phần tuềnh toàng, Minh Anh đã khiến bạn bè của chị không thể nhận ra khi lột xác thành người phụ nữ sang trọng, quý phái và tự tin. Ngay cả người chồng đã ly hôn cũng ngạc nhiên và bị ấn tượng bởi thay đổi của Minh Anh. “Tôi tin anh ấy sẽ rất xúc động khi xem chương trình có tôi là nhân vật chính, dù giữa chúng tôi giờ chỉ là hai con đường song song” – Minh Anh chia sẻ.
Là truyền hình thực tế tích hợp với các phương tiện truyền thông đa phương tiện, “Không thể không đẹp” cùng lúc xuất hiện trên tạp chí, phiên bản điện tử, mạng xã hội, và 3 kênh truyền hình với những nội dung riêng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Chương trình lên sóng trên VTV3 vào lúc 16h giờ ngày 16/6, phát lại trên VTV2 và Fansipan TV.
Huy Phạm
Theo VNExpress
Có nên trả ơn anh bằng "chuyện ấy"?
Nhìn vào mắt anh, cháu biết anh rất muốn làm "chuyện ấy" với cháu
Bác sỹ Liêm kính mến!
Cách đây 2 năm, anh theo đuổi cháu nhưng cháu không đồng ý. Anh cứ kiên trì theo cháu với hy vọng cháu sẽ đổi ý. Cho đến tận khi cháu thông báo đã có người yêu, anh vẫn tiếp tục nuôi hy vọng với lý luận: "Trên đời này chẳng thằng nào yêu em hơn anh yêu em, khi nào em cảm nhận được được điều đó thì anh vẫn chờ".
Anh và cháu thỉnh thoảng vẫn đi uống cà phê cùng nhau để "tám" bởi cháu nhận thấy anh quá chân thật (mà cháu nghiệm thấy rằng cái gì quá cũng không tốt). Khi ở bên anh cháu luôn là "Bà Hoàng". Cháu thích gì anh cũng chiều. Có lẽ anh là người hiểu cháu nhất bác sỹ ạ. Lúc bực tức, cháu luôn tìm đến anh và luôn cảm thấy được chia sẻ. Những lúc không có tiền tiêu cháu toàn xin anh và không cảm thấy ngượng ngùng gì cả.
Thế rồi cháu chia tay với mối tình đầu tiên vì cái tôi của hai người quá lớn và chẳng ai chịu sống vì ai cả. Nhưng cháu vẫn không yêu anh dù thời gian cháu và anh điện thoại và đi chơi cùng nhau nhiều hơn những gì cháu đã làm với người yêu. Đã có lúc cháu đề xuất: " Anh hãy thử phá cách, hãy thử đểu với em có khi em lại yêu anh". Nhưng anh trả lời mà cháu chẳng biết là thật hay là đùa cháu: "Đấy là tính cách của anh và anh lại càng không thể làm thế với em được!".
Sau đó cháu có người yêu mới. Chúng cháu rất hợp với nhau cả về suy nghĩ và "chuyện ấy". Cháu ngập tràn hạnh phúc với tình yêu mới đến mức cả tuần chẳng nhớ gọi điện hỏi thăm anh. Thế rồi sau cơn mê cháu mới phát hiện ra cháu đã yêu nhầm kẻ bắt cá hai tay. Lúc suy sụp nhất cháu mới nghĩ đến anh. Anh vẫn tốt và kiên nhẫn với cháu. Anh vẫn là chỗ dựa cho cháu mỗi khi cần chia sẻ và mỗi khi "cháy túi".
Anh vẫn là chỗ dựa cho cháu mỗi khi cần chia sẻ và mỗi khi "cháy túi" (Ảnh minh họa)
Cháu đã nghĩ rất lâu về những người đàn ông đã đi qua cuộc đời mình. Nhưng tại sao cháu lại chẳng thể có cảm giác yêu đương, ham muốn làm "chuyện ấy" với anh như khi cháu ở bên cạnh những người đàn ông cháu đã từng yêu? Cháu đã có lúc nghĩ hay là cứ gật đầu với anh, nhưng cháu nghĩ như thế không phải tình yêu. Và như thế là cháu đã lợi dụng lòng tốt của anh. Hay là cháu trả ơn anh bằng cách làm chuyện ấy với anh. Nhìn vào ánh mắt của anh cháu biết là anh rất muốn làm chuyện ấy, nhưng lại rất tôn trọng cháu. Nhưng nếu như thế thì sau khi làm chuyện ấy, anh có khinh thường cháu không?
Cháu cảm ơn bác sỹ!
L.L.H (Thái Nguyên)
Bẫy tâm lý thường gặp trong tình yêu
L.L.H thân!
Câu cuối cùng trong thư cháu viết chính là chìa khóa cuộc tình của cháu. Chúng ta cùng phân tích câu này theo 3 đoạn như sau:
"Nhưng nếu thế..." có nghĩa là gì? " Anh rất tôn trọng cháu dù nhìn vào ánh mắt của anh cháu biết là anh muốn làm chuyện ấy". Trong khi đó, cháu lại tự đặt cho mình câu hỏi và tự trả lời "hay là cháu trả ơn anh bằng cách làm chuyện ấy với anh". Khi cháu tự trả lời thì trong tiềm thức tâm lý có thể có một hoặc hai phương án trả lời khác mà cháu không muốn nó xuất hiện. Nhưng có một điều rất rõ ràng ở đây là cháu đã liên kết ơn nghĩa của mình với việc trả ơn bằng làm "chuyện ấy". Chỉ phân tâm học mới biết là núp sau câu trả lời thật của cháu còn có những câu trả lời khác. Theo thuyết của Freud thì cha mẹ thương yêu con cái và con cái thương yêu cha mẹ. Giữa hai thế hệ vì là ruột thịt với nhau. Thế thì giữa cháu và anh ấy, quan hệ đùm bọc vô điều kiện giống như trong họ hàng khi cháu "cháy túi" nên cháu "khó" mà làm chuyện ấy (với anh) với mức độ "hấp dẫn" như với những người đàn ông khác đã đi qua cuộc sống của cháu.
" ... thì sau khi làm chuyện ấy..." có nghĩa là gì? Thì cũng không rõ là để trả ơn vì chính cháu cũng không hài lòng với câu mình đã tự trả lời. Nói cách khác là không phải làm chuyện ấy để trả ơn và để cảm ơn cái gì đó. Nhưng như thế thì cháu rung động trước cái gì, như thế nào và với ai? Cháu đã đi một vòng rồi trở về, giống như về nhà ba mẹ, hay về nhà người quá thân quen, đến mức cháu không còn cảm hứng gì là táo bạo, là nghĩa vụ phải trả ơn.
" ... anh có khinh thường mình không?" có nghĩa là gì? Thật ra là mình tự coi thường mình đấy. Anh ấy rất chờ đợi thì làm sao mà khinh thường người anh yêu. Nói cách khác, "Tôi" sợ anh ấy khinh thường vì qua bao nhiêu lần và qua bao nhiêu lâu, "Tôi" kiềm chế không cho cái tình yêu ấy bộc lộ ra chính vì trong tiềm thức tôi liên đới tình yêu (cho anh ấy) với một ơn, một nghĩa (cho gia đình). Nói cách khác hơn, con người không thể nào làm "chuyện ấy" vì ơn, vì nghĩa, trong gia đình và với gia đình.
Để kết luận, tôi nói thêm với cháu vài câu về tình yêu và chọn người yêu. Không ai có thể nói là trong tâm lý mình không có một khuôn mẫu về tình yêu. Mẫu ấy có hai tầng: Tầng cơ sở là từ cái gì thấy và biết trong gia đình giữa nam và nữ (không kể thế hệ). Tầng trên là những gì môi trường xã hội, bạn bè thêm vào giống hay không giống những gì đã biết trong gia đình và với gia đình. Như thế từ tình yêu quen biết trong gia đình (mà không bao giờ cho phép có "chuyện ấy") người trẻ lớn lên chuyển cái tình yêu ấy ra ngoài thành hành động để cụ thể hóa những cảm hứng ấy với người mà, gia đình, xã hội, văn hóa cho phép. Những bẫy tâm lý thường gặp là nhầm tưởng tình yêu phải sống với những gì chưa từng biết và từng thấy nơi gia đình và bạn bè, lẫn lộn giữa kích động (hoặc những cái mới liên tục) với tình yêu...
Theo BDVN
Học sinh không tin tưởng tư vấn học đường Nhiều trường học có trung tâm tư vấn học đường nhưng khi cần trợ giúp, học sinh (HS) lại tìm đến tổng đài 1080 hoặc các công ty có dịch vụ tư vấn tâm lý. Công tác tư vấn học đường ở trường phổ thông cần được chú trọng hơn nữa. Trong ảnh, giờ tư vấn học đường ở Trường THPT Gia Định...