Truyện cười: Phụ nữ
Hai người đàn ông nói chuyện với nhau.
- Tại sao các cơn bão lại toàn được đặt tên phụ nữ nhỉ, nào là bão Katrina, nào là bão Maria, Isma…
- Dễ hiểu thôi, vì chúng có những nét giống hệt phụ nữ: Thoạt tiên chúng bí ẩn và không thể đoán trước, nhưng sau đó nó cuốn đi tất tần tật, cả nhà cửa, cả xe cộ…
* Này con, con hãy nhớ nhé – mẹ dặn dò cô con gái lớn – phụ nữ và đàn ông khác nhau lắm. Phụ nữ muốn nhiều điều, nhưng là muốn ở một người đàn ông mà thôi, đàn ông thì chỉ muốn có một điều, nhưng là ở nhiều người phụ nữ.
* Con trai hỏi bố:
- Bố ơi, “giải pháp thay thế” nghĩa là gì bố nhỉ. Con thật sự không hiểu.
Video đang HOT
- Con hãy tưởng tượng thế này nhé – ông bố giảng giải – Chẳng hạn bố cho con 10 nghìn rúp, con dùng số tiền ấy mua 10 con gà. Chúng đẻ trứng, chúng ấp trứng,đàn gà ngày càng nhiều, con phải xây dựng cả một trang trại gà… Nhưng rồi chẳng may bỗng dưng xảy ra một trận lũ lụt, thế là tất cả gà của con bị chết hết.
- Trong trường hợp đó, là gà bị lũ lụt cuốn trôi và chết hết thì con hiểu được, nhưng con vẫn muốn hỏi bố thế “giải pháp thay thế” là gì ạ?
- Con trai, giải pháp thay thế là nuôi vịt.
* Luật sư hỏi khách hàng:
- Anh có muốn tôi cãi cho anh không? Mà này, anh có tiền không đấy?
- Tôi không có tiền, thưa ông, nhưng tôi có một chiếc ô tô thể thao mới.
- Nghĩa là anh có thể có tiền để trả thù lao cho tôi. Thế anh bị buộc tội ăn cắp thứ gì?
- Tôi bị buộc tội ăn cắp một chiếc ô tô thể thao mới.
'Săn phù thủy' - hủ tục vẫn nhức nhối trong thế kỷ 21
Cụ bà Akua Denteh, 90 tuổi ở Gonja, Ghana hồi tháng trước bị đánh đến chết vì bị buộc tội là phù thủy. Nhưng đây không phải là một trường hợp cá biệt, bởi những người bị buộc tội hành nghề phù thủy bị đàn áp, thậm chí bị bức hại trong các cuộc săn lùng phù thủy có tổ chức hiện vẫn diễn ra ở ít nhất 36 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.
Nhiều phụ nữ và trẻ em châu Phi trở thành nạn nhân của nạn "săn phù thủy"
Nhà sử học Wolfgang Behringer, giáo sư chuyên về thời kỳ cận đại tại Đại học Saarland cho biết, trong 3 thế kỷ từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, khoảng 50.000 - 60.000 người được cho là đã bị giết vì cái gọi là tội ác phù thủy ở châu Âu. Nhưng chỉ trong thế kỷ 20, số nạn nhân của nạn săn phù thủy lớn hơn nhiều so với con số nói trên. Chỉ riêng tại Tanzania, từ năm 1960 đến năm 2000, khoảng 40.000 người bị cáo buộc hành nghề phù thủy đã bị sát hại. "Tôi cho rằng các cuộc săn phù thủy không phải là một vấn đề lịch sử mà là một thực trạng nhức nhối vẫn tồn tại cho đến nay".
Hiện tượng phổ biến ở châu Phi
Ở Tanzania, nạn nhân của những cuộc săn phù thủy này thường là những người mắc bệnh bạch tạng. Một số người tin rằng các bộ phận cơ thể của những người bạch tạng này có thể được sử dụng để chiết xuất độc dược chống lại mọi loại bệnh tật.
Zambia và một số quốc gia châu Phi khác cũng có chung quan điểm này. Như ở Ghana, một số cộng đồng đổ lỗi cho việc những đứa trẻ sinh ra khuyết tật là do phù thủy. Ở Cộng hòa Dân chủ Congo, những đứa trẻ được gọi là "con của phù thủy" thường bị gia đình ghẻ lạnh và phải tự lo cho bản thân. "Chúng tôi biết rất nhiều trường hợp trẻ em là con ngoài giá thú hoặc bị hiếp dâm, sau đó không còn được gia đình chấp nhận nữa", Thérèse Mema Mapenzi, người làm cho dự án truyền giáo ở thành phố Bukayu, miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo cho biết.
Cơ sở của bà Mapenzi ban đầu dự kiến là nơi trú ẩn cho phụ nữ là nạn nhân của những hành vi hãm hiếp, vốn được sử dụng làm vũ khí chiến tranh trong cuộc xung đột ở miền Đông Congo. Nhưng những năm qua, ngày càng nhiều trẻ em tìm đến bà Mapenzi nhờ giúp đỡ sau khi chúng bị từ chối vì là "con của phù thủy". Có vô số lý do để những xã hội cổ hủ ở các nước nghèo nhất trên Trái đất đổ tội cho những đứa trẻ vô tội này: Từ căn bệnh HIV/AIDS, vô sinh đến những cái chết đột tử, mất mùa, tham lam, ghen tị...
Sau một thời gian giúp trẻ tạm trú, bà Mapenzi cũng hỗ trợ các bé tìm trại trẻ mồ côi và trường học. "Những đứa trẻ này khi đến đây thường sau khi bị đánh tơi tả, bị gán cho là phù thủy hoặc bị chịu các tổn thương khác. Chỉ nhìn chúng thôi là chúng tôi đã thấy đau lòng rồi. Chúng tôi luôn bị sốc khi thấy những đứa trẻ này không có bất kỳ sự bảo vệ nào", bà Mapenzi chia sẻ.
Cứu giúp nạn nhân là cần thiết
"Theo luật Congo, không có quy định nào chống lại nạn phù thủy nhưng thật không may, người dân đã phát triển các luật lệ riêng để trừng phạt những người gọi họ là phù thủy", bà Thérèse Mema Mapenzi nói. Ngoài việc giúp các nạn nhân, bà Mapenzi cũng tìm cách đối thoại với cộng đồng để ngăn chặn thành kiến đối với những người bị buộc tội là phù thủy và ma thuật. Đóng vai trò là người hòa giải, đôi khi bà thành công khi giúp phụ nữ và trẻ em đã bị tẩy chay đoàn tụ với người thân, nhưng mỗi quá trình này phải mất từ 2-3 năm.
Đối với Thérèse Mema Mapenzi, Ngày Thế giới chống lại Những kẻ săn phù thủy rơi vào ngày 10-8 hàng năm đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến đầy cam go của bà ở Congo, gửi đi một tín hiệu rằng công việc giúp đỡ nạn nhân của nạn "săn phù thủy" là cần thiết và có ý nghĩa.
Chung quan điểm này, ông Jrg Nowak, thành viên Hiệp hội truyền giáo toàn cầu hy vọng rằng thế giới sẽ ngày càng nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Ông Jrg Nowak là người chuyên nghiên cứu về các cuộc "săn phù thủy" ở Papua New Guinea nói. "Không có gì gọi là phù thủy. Nhưng người ta có thể đưa ra những lời buộc tội và bêu xấu để ma quỷ hóa ai đó; thực sự để làm mất uy tín người khác để đạt được lợi ích ích kỷ cho mình", ông Jrg Nowak nói.
Muôn kiểu sinh sản của động vật: Đẻ con trên lưng, ấp trứng trong miệng Trong khi cóc Surinam đẻ trứng trên lưng cho đến khi nở thành con non thì cá ăn thịt lại là loài vật có phương thức sinh sản quái đản đó là ấp trứng... trong miệng. Ếch đực Darwin xứng đáng là ông bố vĩ đại trong thế giới động vật bởi khả năng...sinh sản cực kỳ quái đản. Những con ếch đực...