Truyện cười: May mà mù chữ
Ông không biết chữ mà còn thành công như thế này, nếu ông mà biết đọc, biết viết nữa thì không hiểu ông còn sẽ như thế nào?
Một tỷ phú xuất thân từ nông dân ở miền Tây Nam Bộ kể lại câu chuyện cuộc đời mình:
“Ngày xưa, trồng lúa, nuôi cá thua lỗ hoài, tôi quyết bỏ và xin vào làm lao công ở một công ty nọ cho ổn định, cuộc sống đỡ bấp bênh. Công ty đó đã đồng ý nhận tôi, nhưng khi ký hợp đồng thì họ phát hiện ra tôi không biết chữ, nên đã từ chối.
Quá chán, tôi bèn về làm shipper bằng xe máy, công việc ngày một tiến triển tốt, tôi mua được xe tải để chở hàng, và tôi mua tiếp cái thứ 2, thứ 3… rồi đến cái thứ 30… thì tôi quyết định thành lập tập đoàn logistics, nhưng còn thiếu tiền nên tôi quyết định tới ngân hàng để vay thêm…
Giám đốc ngân hàng đương nhiên là sẵn sàng cho một đối tác đang ăn nên làm ra như tôi vay tiền, tuy nhiên lúc ký hợp đồng, ông ta lại thấy tôi điểm chỉ vào phần chữ ký mới biết là tôi không biết chữ. Ông ngạc nhiên thốt lên:
“Ồ, ông không biết chữ mà còn thành công như thế này, nếu ông mà biết đọc, biết viết nữa thì không hiểu ông còn sẽ như thế nào?”
Video đang HOT
Vâng, mọi người thấy đấy, nếu mà biết chữ thì tôi đã thành một lao công chuyên nghiệp chứ đâu vất vả đi vay tiền như vậy chứ!”
Dõng dạc nói câu này khi phỏng vấn ứng viên, "chị HR" khiến dân công sở dậy sóng vì vấn đề bằng cấp
Với tính chất khá nhạy cảm và vẫn giữ được độ "hot" mỗi khi xuất hiện trên MXH từ bao lâu nay, câu chuyện xoay quanh đề tài bằng cấp này lại thêm một lần khiến bao người dậy sóng quan tâm.
Bằng cấp có lẽ là đề tài gây tranh cãi muôn thuở trong cộng đồng dân công sở từ nhiều năm nay và xoay quanh đề tài này, mới đây đã có một nàng công sở đăng đàn chia sẻ về câu nói của chị gái bộ phận nhân sự thuộc công ty mình khi phỏng vấn ứng viên như sau:
"'Đại học chỉ dạy cho em kiến thức thôi, còn kinh nghiệm của em mới quan trọng. Người học đại học mất 4 năm để học kiến thức, còn trung cấp chỉ cần 2 năm học, 2 năm đi làm em đã hơn người ta' - đó là câu nói chị HR bên mình nói với ứng viên khi phỏng vấn, mình thấy nó đúng nhưng lại thấy nó chưa đủ. Vấn đề học đại học và không học đại học muôn đời tranh cãi.
Chị đó học trung cấp, mình không cố ý xem thường hay nhận xét gì ai. Quan điểm của mình tất cả mọi người đều được tôn trọng dù là cô lao công hay công nhân hay nhân viên. Nhưng mỗi lần mình nghe câu đó mình cảm thấy nó sai sai gì đó. Theo mọi người rốt cuộc quan niệm này là đúng hay sai?".
Với tính chất khá nhạy cảm và vẫn giữ được độ "hot" mỗi khi xuất hiện trên MXH từ bao lâu nay, câu chuyện xoay quanh đề tài bằng cấp trên lại thêm một lần khiến bao người mà nhất là dân công sở dậy sóng quan tâm.
Ấy thế, thay vì tranh cãi như những lần khác, lần này khi đối diện với câu nói khá tự tin của "chị HR" trong câu chuyện, mọi người đã lắc đầu ngán ngẩm cho rằng... "có gì đó sai sai". Cụ thể, bên dưới phần bình luận của bài viết, hàng loạt ý kiến đã được viết ra như sau:
"Chúng ta cần cái gì? Cần tư duy kinh nghiệm thì không cần đi học làm gì, cứ thế đi làm, làm từ thấp đến cao, mọi thứ đều dựa vào kinh nghiệm không cần đến cái sự học. Còn nếu để tư duy khoa học biện chứng thì học đến cấp đại học vẫn chưa đủ.
Làm một công nhân lành nghề thì trung cấp là okie nhưng làm chuyên viên cao cấp thì ít cũng phải thạc sĩ khoa học. Trong 2 năm đi làm thì công nhân lành nghề có thể lương cao hơn kỹ sư nhưng 20 năm sau 1 người là chuyên viên cao cấp 1 người căng đét cũng chỉ là tổ trưởng".
"Cái chị HR dó bị bệnh tâm lý đó em. Có thể lúc nào chị ấy cũng ám ảnh việc học trung cấp là thua kém người khác, nên rất cần được công nhận. Bằng cấp không phản ánh năng lực, nhưng ám thị việc '2 năm học, 2 năm đi làm em đã hơn người ta' thì chị đó không làm HR được".
"Ý chị là bỏ đại học đi cho nhanh, tất cả học xong lớp 12 đi làm luôn để nó "4 năm kinh nghiệm" rồi ngồi trên đầu tất cả người học đại học à? Tư duy kiểu này mà còn làm HR thì đến sợ".
"Sai. Trừ khi chị có khả năng đỗ Đại học nhưng chọn đi học Trung cấp để sớm ra trường đi làm, còn lại không phải tự dưng điểm Đại học cao hơn Trung cấp. Nó đơn giản như Mark bỏ học Đại học vẫn thành tỷ phú thì tiền đề anh đã phải được nhận vào Havard rồi vậy.
Kinh nghiệm đúng là quan trọng, nhưng thứ khiến bạn tiến cao và tiến xa là cách tư duy, nên những người học Đại học có thể kém hơn Trung cấp về mặt kinh nghiệm, nhưng sự nhanh nhạy và "sức bật" thì hầu như là hơn hẳn. Tư duy như chị thì cứ làm HR ba chục năm rồi về hưu đi khỏi cần lên HRM".
Quả thật, chỉ với một câu nói có đến 7-8 phần tự tin, chị HR trong câu chuyện trên đã khiến dân mạng chẳng thể nào hài lòng. Thôi thì qua đây, chỉ muốn nói thêm một lần nữa về câu chuyện bằng cấp khi đi làm rằng:
Bằng cấp hay kinh nghiệm suy cho cùng cũng chẳng nói lên được năng lực hay khả năng phát triển của tất cả dân công sở nói chung, vấn đề này phụ thuộc vào tư duy của mỗi cá nhân. Cho nên, tốt nhất là đừng quy chụp suy nghĩ của mình để áp dụng cho tất cả mọi người, tất cả các trường hợp vì như thế vừa thiếu khách quan lại vừa dễ bị... ăn chửi.
Riêng chị em công sở khác, chị em nghĩ sao về câu chuyện này?
Theo Trí Thức Trẻ
Giữa dịch cúm corona, lao công Hong Kong làm việc thiếu khẩu trang Mặc dù có nguy cơ mắc cúm corona cao nhất do tính chất công việc, những công nhân vệ sinh Hong Kong vẫn hàng ngày đi làm dù không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Zing.vn trịch dịch bài đăng từ South China Morning Post, phản ánh vấn đề các công nhân dọn vệ sinh đường phố ở Hong Kong làm...