Truyền bí phương thuốc ‘thổi’ của người Vân Kiều
Quanh các ban lang của người Vân Kiều vùng cao Quảng Trị, các “thầy” vẫn âm thầm lưu truyền phương thuốc bí ẩn thổi giải độc, thổi gẫy tay, cầm máu…
Trời tối mịt, bà Chơn (tên thật Hồ Ta Pưng, 60 tuổi, ở bản Kớp, xã Hướng Phùng, Hướng Hóa – Quảng Trị) mới cắt rừng trở về nhà, trên tay cầm nắm lá cây để chuẩn bị “thổi” giải độc cho một thanh niên chờ sẵn. Anh Hồ Cất (25 tuổi), người cùng bản, 3 ngày trước không may bị rắn cắn vào bàn tay khiến toàn thân đau nhức, cánh tay sưng rộp, chữa miết không khỏi…
Bà Chơn đang thổi độc cho anh Hồ Cất. Ảnh: Xuân Trương.
Bà Chơn không nói nhiều, chăm chú nhìn anh trai bản, rồi vào nhà lấy ra khay đựng một chai rượu, một tấm vải, hai cái bát, một cây đăng làm bằng sáp ong rừng và tháo chiếc vòng bạc ở cánh tay phải đặt xuống dưới khay… Sau đó, bà lầm rầm niệm chú, ngấp ngụm rượu, lấy cây đăng bỏ vào miệng, hơ hơ vào chiếc lá rồi cứ thế vừa xoa lá, vừa phun rượu vào vết thương của chàng trai.
Buổi trị độc kéo dài gần nửa tiếng. Bà Chơn hết niệm chú lại phun rượu, hơ lửa, tổng cộng cả chục lần. “Mai mày phải đến tiếp nhé, một ngày ba lần. Độ hai ba ngày nữa là mày khỏi thôi” – bà dặn anh thanh niên.
Nếu khách không phải là người trực tiếp chứng kiến cảnh “thổi” độc này, thì có cạy răng bà cũng không tiết lộ với người ngoài chuyện trong nghề. Bà Chơn bảo: “Cái lá đó tác dụng làm tan máu, cầm vết thương, còn lành hay không là ở câu chú niệm trong miệng. Trước và sau mỗi lần niệm đó phải làm lễ, mời ông bà tổ tiên về phù giúp, để lời chú đó công năng mạnh nhất”.
Bà nói tiếp, khẽ khọt như sợ ai nghe thấy “Cái lá này cũng dễ kiếm thôi. Nó là lá từ bi co mui hơi hôi. Môi thây co lá khac nhau nhưng la tư bi vân đươc dung phô biên”. Mỗi lần lấy lá từ bi, bà Chơn phải cắt rừng từ sớm có khi đến tối mịt mới về.
Lá cây từ bi, vật không thể thiếu khi “thổi” độc, thổi gẫy tay, đình sản… của người Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Đông.
Gần 60 mùa rẫy qua, bà Chơn được dân bản nhắc đến như “nữ chúa”, người kỳ cựu nhất còn sót lại của phương cách thổi giải độc bí truyền. Chẳng ai nhớ nổi đã có bao nhiêu người đến gặp bà để được “thổi” giải độc, cứu sống. Nhưng có điều ngay cả người Kinh lên trồng cao su, làm kinh tế khi bị độc, gẫy tay cũng tìm đến.
Video đang HOT
“Thổi giải độc chỉ những người trong nhà mới truyền được cho nhau. Một người chỉ truyền lại cho hai người mà thôi. 10 tuổi, tau được học rồi, phải kiêng kị nhiều năm. Ít là 3 năm, nhưng muốn hiệu nghiệm thì phải kiêng đến suốt đời”, bà Chơn bật mí.
Xuôi theo quốc lộ 9 đến những bản làng huyện Đăkrông (Quảng Trị), chuyện về thầy thổi độc, thổi gẫy tay… không quá xa lạ với người dân nhưng đó chỉ là phương thuốc dân gian.
Ông Hồ Văn Thương (47 tuổi), Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Mò Ó (Đăkrông) quả quyết: “Mình là cán bộ không tin những chuyện mê hoặc nhưng đúng là nếu không có các thầy “thổi gẫy tay” (gọi chung về gẫy tay chân, xương khớp) thì đến giờ chắc mình không đi lại bình thường được”.
Hơn 13 năm trước, ông Thương về bản công tác gặp tai nạn, cả người và xe rớt từ trên cầu ở độ cao hơn 15m xuống khiến chân bị gẫy nặng. Gần nửa năm điều trị tại bệnh viện Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, bệnh tình thuyên giảm nhưng các cơ hầu hết bị tong teo, không thể đi lại được. May mắn, ông được “thầy” Dã Hoa (bản Phú Thiền, Mò Ó), người trong họ hàng đến dùng lá từ bi, rượu “thổi” sau chừng nửa tháng thì lành hẳn, đi lại bình thường.
Ông Hồ Văn Thương và vết thương ở chân được chữa khỏi nhờ thầy “thổi”. Ảnh: Nguyễn Đông.
Mới đây, con trai của ông Thương là Hồ Văn Linh (23 tuổi) trong lần đi chặt cây rừng vô tình bị rựa phang làm đứt gân chân. Chạy chữa đủ nơi không lành, ông Thương mới nhớ lại “thầy” Dã Hoa đợt trước liền tức tốc đưa con đến nhờ “thổi”. Cũng chỉ hơn 2 tuần, Linh lành gân, tiếp tục công việc rừng rẫy của mình. “Dù là người bản địa nhưng phải hai lần trực tiếp chứng kiến như thế mình mới tin vào tác dụng của “thổi gẫy tay” – ông Thương nói.
Trên bản Phú Thiền hiện chỉ còn 2 – 3 “thầy” có tiếng tăm như Hồ Văn Tiên, Hồ Văn Lai… Thầy Lai tâm sự: “Đã là người Vân Kiều thì chỉ có cách “thổi” chung như thế, nhưng linh nghiệm, nhanh lâu thế nào thì tùy thuộc vào phép của các “thầy”".
Chẳng hạn, người muốn truyền “thổi” phải ăn các loại con còn sống và có đầu nhưng phải kiêng ăn các loại cá chìm (sống dưới bùn đất: chình, lươn, trê…); đồng thời kiêng ăn thịt cầy, mè, gà rừng và các loại thú, bò sát dữ…; không được dùng tay bẻ cây rừng mà chỉ được dùng rựa, dao chặt cành…
Theo bà Chơn: “Khó nhất là học các câu thần chú. Mỗi câu phải mất ít nhất gần nửa năm mới học được. Đúng ngày rằm các tháng phải ôn luyện. Vừa kiêng vừa học, nếu vi phạm chỉ một điều cấm kỵ thì mọi phép thổi sẽ mất hết, không học lại được nữa”. Khóa học đặc biệt này kéo dài đến tận 3 năm.
Ông Phan Văn Lực – Chủ tịch UBND xã Mò Ó, cho biết: “Chuyện người được “thổi” khỏi bệnh là có thật nhưng vẫn chưa có cơ sở nào nghiên cứu một cách khoa học. Trước đây do y học chưa được phổ biến ở bản làng, người dân dùng các cách dân gian để chữa trị. Giờ phát triển rồi, nên ho cung đên các cơ sở y tế để điều trị, đảm bảo an toàn tính mạng”.
Còn ông Lâm Tri Đưc, Giam đôc Trung tâm Y tê huyên Hương Hoa, nhận xét: “Trươc đây, ơ nhưng ban lang xa, điêu kiên y tê kho khăn, ngươi dân vân tim đên vơi cac phương thuôc dân gian như thôi gây tay, câm đôc, đinh san… Nhưng giơ không phô biên nưa rôi. Môt sô trương hơp gây tay, chân không nghiêm trong, ho vân đê ơ nha, nhơ cac thây “thôi” va khoi đau la co thât. Nhưng vơi bênh năng như gây xương đui, chân thương so nao thi không chưa đươc, phai mang đên cac cơ sơ y tê điêu tri. Chung tôi thương xuyên phô biên, vân đông đê ngươi dân đên vơi cac cơ sơ y tê nay, phong nhưng trương hơp bât trăc”, ông nói.
Theo VNExpress
"Rợn mình" những kiểu trị bệnh quái đản
"Có bệnh thì vái tứ phương", đó là tâm lý chung của những bệnh nhân khi mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Không chỉ trị bệnh bằng tây y, đôi khi người bệnh lại cảm thấy khỏe mạnh hơn với những phương thuốc... quái đản từ dân gian.
Ety Napadenschi, 1 phụ nữ mang thai 8 tháng đã để cho cá heo chạm vào bụng trong 1 buổi liệu trị cho phụ nữ mang thai ở khách sạn Lima. Việc liệu trị này có tác dụng kích thích não trẻ, vì các âm thanh với tần số cao mà cá heo phát ra có thể kích thích sự phát triển của các noron thần kinh của bé.
Sử dụng cá vào việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh ngoài da cho con người là một trong những ý tưởng vô cùng độc đáo. Loại cá đầu tiên được sử dụng cho công việc này là garra rufa. Nhiều cơ sở spa (tiêu biểu như ở Nhật Bản) dùng cá garra rufa trong việc điều trị các chứng bệnh về da do loài cá này có đặc tính là rất "khoái" ăn những mẩu da chết bám lâu ngày, vốn là nguyên nhân gây ra các cục chai, các viêm nhiễm. Người ta sử dụng chúng bằng cách thả vào bể nước lớn và để bệnh nhân nằm ngâm mình trong đó cho tới khi được những con cá garra rufa làm sạch hết lớp da chết.
Mohmmed Emad, 41 tuổi chôn mình trong lớp cát tại khu vực núi El Dakrror ở Siwa Oasis, Ai Cập. Dân địa phương tin rằng nếu chôn mình trong cát như vậy nhất là vào thời điểm nóng nhất trong ngày sẽ có hiệu quả chữa trị các chứng bệnh về khớp và chứng liệt dương.
Người dân ở Campuchia đã thu thập nước tiểu bò vì họ tin rảng chúng có thể chũa lành các vết thương. Họ tin tưởng vào khả năng của những loài động vật như bò, rắn và rùa vì cuộc sống của những người này đạt dưới mức 1$ 1 ngày không đủ khả năng để mua những loại thuốc hiện đại chính vì vậy họ thường xuyên chữa bệnh bằng nước tiểu của những loài động vật.
Nó đã được ứng dụng từ lâu trong y học và mang lại kết quả rất khả quan. Nước bọt của loài đỉa chứa chất gây tê, ngăn đông máu. Trong cơ thể đỉa có vi khuẩn Aeromonan hydrophila giúp hình thành kháng thể chống lại các vi khuẩn gây thối rữa.
Các bác sĩ dùng đỉa để điều trị các bệnh khác nhau, trong đó có tình trạng thừa dịch. Khi đó, đỉa sẽ được sử dụng để hút bớt máu của bệnh nhân. Đôi khi nó cũng được dùng để điều trị béo phì, nhọt độc. Trong trường hợp tụ huyết, đỉa có tác dụng làm tan huyết khối. Đỉa đang được các nhà khoa học Đức nghiên cứu để đưa vào điều trị viêm khớp gối vì nó có khả năng làm giảm đau khớp...
Người phụ nữ này đang được điều trị mát-xa tại một trung tâm ở Talmey El"Azar, phía Bắc Israel, hồi đầu tháng 2/2007. Giống rắn được sử dụng để mát-xa là loại rắn vua California và Florida, rắn ngô và rắn sữa. Trông vị khách tỏ rõ vẻ sảng khoái khi đang được điều trị. Còn chủ trung tâm này thì tin rằng các khách hàng sau khi đến trung tâm sẽ cảm nhận được sự mượt mà và thư thái.
Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với những bài thuốc dân gian dùng để chữa nhiều loại bệnh. Một trong những cách phổ biến hiện nay là nuốt cá sống.Phương thuốc kỳ lạ này được thực hiện tại gia đình Goud ở thành phố Hyderabad. Gia đình này đã dùng cách nuốt cá sống để chữa trị bệnh hen trong hơn 166 năm qua. Mỗi con cá dài khoảng 5 - 8cm sẽ được cho uống một giọt thảo mộc đặc biệt trước khi cho bệnh nhân hen nuốt. Gia đình Goud cho biết cách này sẽ trị dứt được bệnh hen nếu chữa định kỳ liên tục trong vòng ba năm.Bệnh nhân không được ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng bốn tiếng đồng hồ trước khi nuốt cá và hai giờ đồng hồ sau đó. Nhiều người chữa bệnh hen bằng cách này cho biết họ cảm thấy rất dễ chịu nhưng cũng có những trường hợp bị bệnh nặng hơn.
Một người Trung Quốc đã được chữa bệnh viêm mũi bằng nọc độc của ong, tại 1 phòng bệnh ở thị trấn Duqu của Tây An, Trung Quốc. Ngoài ra các bác sĩ ở phòng khám này cũng sử dụng nọc độc của ong để chữa các bệnh về thấp khớp và viêm khớp.
Ở Chilca, Peru, có 1 người đàn ông đã đắp một đông bùn khắp người ở ao bùn Lagoon của Miracles. Trong ao chứa đầy bùn và hợp chất màu xanh có tác dụng chữa rất nhiều loại bệnh như trị mụn trứng cá, thấp khớp, các bệnh da liễu...
Theo Bưu Điện VN