Truy vết những ‘cụm bệnh nhân’ Covid-19 Nhật Bản
Tối 18/1, khi tiệc của hiệp hội taxi diễn ra trong chiếc thuyền trên sông Sumida, 90 khách mời không biết virus corona có thể đang ở quanh họ.
Do trời mưa, các cửa sổ trên thuyền đều đóng kín, trong lúc hàng chục tài xế ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản mừng năm mới. Vài ngày sau, một tài xế trong độ tuổi 70 từng tham gia bữa tiệc bị sốt. Kết quả xét nghiệm hôm 13/2 cho thấy ông dương tính với nCoV, chủng virus khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc đã khiến hơn gần 2.700 người tử vong.
Mẹ vợ của tài xế này thiệt mạng cùng ngày ông nhận kết quả xét nghiệm. Người phụ nữ trong độ tuổi 80 nói rằng bà cảm thấy mệt mỏi từ hôm 22/1. 6 ngày sau, bà yêu cầu hỗ trợ y tế, nhưng được đề nghị tiếp tục tự theo dõi tình trạng sức khỏe.
Cụ bà nhập viện hôm 1/2 sau khi được chẩn đoán bị viêm phổi. Khả năng hô hấp của bà yếu đi nhanh chóng, nên bà được chuyển tới một bệnh viện khác vào ngày 6/2 và được xét nghiệm nCoV hôm 12/2. Sau khi bà tử vong, kết quả xét nghiệm cho thấy người phụ nữ mắc Covid-19.
Người dân Tokyo, Nhật Bản ra đường trong giờ cao điểm hôm 20/2. Ảnh: AP.
Giới chức Tokyo bắt đầu lần theo những cuộc gặp gỡ của tài xế nhiễm bệnh ngay khi phát hiện ông là con rể cụ bà thiệt mạng. Toàn bộ người tham gia bữa tiệc trên thuyền đều được xét nghiệm, trong đó 10 trường hợp dương tính với nCoV, bao gồm một bệnh nhân từng phục vụ hành khách từ Vũ Hán.
Nhiều ca bệnh khác không dự tiệc, nhưng vẫn nhiễm nCoV sau khi tiếp xúc với những người trên thuyền, như một nữ nhân viên của hiệp hội tài xế taxi. Một bác sĩ trong độ tuổi 60 cũng dương tính với nCoV sau khi dùng bữa với một y tá, vợ của một tài xế dự tiệc.
Bữa tiệc trên sông Sumida là trường hợp nCoV lây nhiễm theo cụm lớn thứ hai ở Nhật Bản, sau du thuyền Diamond Princess, nơi phát hiện 634 ca bệnh và ba trường hợp tử vong. Tình hình càng khẩn cấp hơn sau khi các hành khách rời tàu Diamond Princess. Giới chuyên gia lo ngại một số người đủ điều kiện lên bờ vẫn có nguy cơ dương tính với nCoV, sau đó “rải virus” trên đất liền theo cách tương tự trường hợp bữa tiệc trên sông.
Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết họ đã bước vào “một giai đoạn khác” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. “Các bác sĩ đều thống nhất rằng số ca nhiễm sẽ tăng lên trong tương lai, nên cần thực hiện các biện pháp kiên quyết”, ông Kato phát biểu hôm 16/2. Tokyo tuyên bố cấp 139 triệu USD để ngăn dịch, bao gồm tăng cường khả năng xét nghiệm và cách ly.
Sự lây lan của nCoV bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đang khiến công chúng hoang mang, khi số ca nhiễm tại Hàn Quốc đã lên tới gần 900, trong đó phần lớn liên quan đến nhà thờ Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu. Tại Singapore, chính phủ cũng xác định 5 “cụm bệnh nhân” và đang điều tra mối liên hệ giữa họ.
“Điều chúng tôi đang lo lắng là sự lây nhiễm không ngừng trong cộng đồng tại các quốc gia ngoài Trung Quốc”, Raina MacIntyre, chuyên gia của Viện Kirby thuộc Đại học New South Wales, Australia, cho hay. “Bởi vì một khi dịch bệnh lan rộng và lây nhiễm diễn ra ở hai châu lục, Covid-19 sẽ trở thành đại dịch”.
Các chuyên gia y tế cho biết hầu hết trường hợp nhiễm bệnh theo cụm rất khó tìm hiểu và điều này đặc biệt đúng với tình hình hiện nay, trong đó nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Nếu những người này có khả năng truyền nCoV, việc kiềm chế sự lây lan sẽ khó khăn hơn nhiều, bởi mầm bệnh được truyền đi một cách vô tình. 7 ca bệnh trong bữa tiệc trên sông Sumida cho biết họ không có triệu chứng.
Tuy nhiên, David Heymann, nhà dịch tễ học tại Trường Vệ sinh và Y tế nhiệt đới London, Anh, lưu ý chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy những người không có triệu chứng có thể truyền bệnh, nói thêm rằng giới chuyên gia đang chờ nhận dữ liệu từ các nước bên ngoài Trung Quốc.
“Trung Quốc đông bệnh nhân đến mức họ không thể ghi lại dữ liệu một cách tỉ mỉ. Virus này truyền từ người sang người dễ dàng đến mức nào? Chúng tôi chưa biết điều đó”, bác sĩ Heymann cho hay. Giới chức y tế cũng đang nghiên cứu kỹ lưỡng những trường hợp lây bệnh theo cụm ở Nhật Bản để dự đoán diễn biến dịch Covid-19 trong tương lai.
Một “cụm bệnh nhân” khác được phát hiện tại bệnh viện ở tỉnh Wakayama, nơi một bác sĩ phẫu thuật, đồng nghiệp của ông và vợ con người này đều dương tính với nCoV. Hai bệnh nhân từng đến bệnh viện cũng nhiễm virus, trong đó có một nông dân ở độ tuổi 70 đi khám vào thời điểm bác sĩ phẫu thuật đã nghỉ làm.
Người còn lại bị nhiễm nCoV sau khi đến bệnh viện khám nằm trong độ tuổi 60. Mẹ, vợ và em trai người này cũng mắc bệnh. Một ca nhiễm khác là y tá trong độ tuổi 30 của bệnh viện, người từng lên tàu Diamond Princess để hỗ trợ các nhiệm vụ y tế.
Thống đốc tỉnh Wakayama Yoshinobu Nisaka cho biết ông không loại trừ khả năng lây nhiễm đã xảy ra bên trong bệnh viện. “Chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu những người đó nhiễm bệnh như thế nào”, ông phát biểu tại cuộc họp báo hôm 15/2.
Tình huống tương tự cũng xảy ra ở tỉnh Aichi, khi 4 người bị phát hiện nhiễm nCoV, bao gồm hai người vừa trở về từ Hawaii, Mỹ và bạn bè của họ. Chính phủ Nhật đã kêu gọi người dân xem xét làm việc từ xa và tránh những cuộc gặp không cấp thiết.
Dominic Dwyer, chuyên gia tại Đại học Sydney, Australia, cho biết việc chính quyền xác định được những “cụm bệnh nhân” là dấu hiệu tốt, bởi nó chứng minh hệ thống giám sát sức khỏe cộng đồng hoạt động hiệu quả.
“Tôi nghĩ điều đáng quan tâm là liệu có tồn tại những cụm bệnh nhân khác mà chính quyền chưa phát hiện hay không? Việc nhận diện được họ cho thấy công tác điều tra tốt. Nhưng hiệu quả cuối cùng ra sao phải đợi thời gian trả lời”, Dwyer nói.
Ánh Ngọc (Theo NY Times)
Theo vnexpress.net
Những ổ dịch virus corona trên toàn cầu
Không chỉ Vũ Hán, nhiều quốc gia hứng chịu tình trạng Covid-19 tăng nhanh, khó kiểm soát và ngày càng phức tạp.
Cuối tháng 12/2019, thế giới chấn động bởi dịch Covid-19. Bắt nguồn từ Vũ Hán, đến thời điểm ngày 23/2, virus corona đã lan rộng Trung Quốc và ra toàn cầu khiến nhiều quốc gia lo lắng. Đặc biệt, ngày càng nhiều 'ổ dịch' phức tạp khác ngoài Vũ Hán nhiều công dân toàn thế giới lo ngại.
Vũ Hán: Tâm chấn Covid-19
Ngay khi những ca tử vong đầu tiên phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào thời điểm Tết Nguyên đán, nỗi lo của một đại dịch lớn dần lên. Cảm giác sợ hãi bao trùm toàn thế giới vì loại virus chưa từng được biết đến lây lan từ Trung Quốc sang hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Ở Vũ Hán - tâm chấn của dịch Covid-19, chính quyền áp lệnh phong tỏa, khóa chặt thành phố. Ngày 23/1, giới chức ở thành phố lớn nhất tỉnh Hồ Bắc tuyên bố rằng Vũ Hán sẽ bị phong tỏa. Đó là động thái chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc và trên thế giới.
Vũ Hán vắng lặng và căng thẳng đến nghẹt thở vì Covid-19. Ảnh: Reuters.
Vũ Hán vắng lặng, giao thông tê liệt, bệnh viện quá tải. Trung Quốc chật vật tìm cách kiểm soát dịch. Đỉnh điểm ngày 6/2, số người tử vong vì virus corona trên toàn Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục, 73 người. Hàng nghìn bác sĩ được gửi tới Vũ Hán để chiến đấu với "con quỷ corona". Tất cả y bác sĩ đều phải làm việc hết công suất để đương đầu với dịch.
Đến thời điểm ngày 23/2, số ca tử vong vì virus corona ở Trung Quốc tăng lên 2.442 với 97 trường hợp tử vong mới. Tổng số ca nhiễm ở nước này là 76.936. Trong khi tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm của dịch, ghi nhận 630 ca nhiễm mới trong ngày 22/2, tăng gần gấp đôi so với 366 ca ngày trước đó, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Diamond Princess: Ổ dịch trên đại dương
Đây là một trong những điểm mang dịch di động chưa từng có trong lịch sử dịch bệnh toàn cầu. Theo số thống kê ngày 21/2, tổng cộng 621 người từ du thuyền đã được xác nhận dương tính với virus corona. Chiếc du thuyền hạng sang Diamond Princess chuyên chở hơn 3.700 người đã trở thành ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.
3.700 hành khách trên Diamond Princess bị cách ly trên đại dương, 621 người đã phát hiện dương tính với virus corona. Ảnh: Reuters.
Trước đó, con thuyền này phải lênh đênh trên đại dương nhiều ngày khi bị 5 quốc gia từ chối cập cảng vì sợ lây lan dịch bệnh. Diamond Princess trở thành nỗi khiếp sợ với nhiều quốc gia. Ngày 22/2, các hành khách còn lại của con tàu được xuống đất liền sau 14 ngày cách ly. Nhưng cơn ác mộng còn lâu mới kết thúc với hơn 1.000 thành viên thủy thủ đoàn, lúc này, họ lại phải lao vào thời điểm cách ly sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ hành khách của mình.
Riêng Nhật Bản, tình hình càng trở nên căng thẳng khi những hành khách vừa xuống tàu, quốc gia này đã phát hiện thêm ca tử vong đã từng đi chung trên con thuyền. Ngày 23/2, Nhật Bản ghi nhận người thứ 3 tử vong sau khi nhiễm virus corona trên du thuyền Diamond Princess. Tới nay, số ca nhiễm tại Nhật đã lên tới 773.
Hàn Quốc: 7 ca tử vong, số người tăng nhanh phức tạp
Ngày 24/2, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận ca tử vong thứ 7. Trước đó, tình hình dịch Covid-19 tại đây sôi sục lên theo từng giờ khi phát hiện ca "siêu lây nhiễm" ở Deagu, liên quan đến một sự kiện trong nhà thờ của giáo phái Shincheonji. Đây là nơi một phụ nữ 61 tuổi tham dự hai hoạt động trước khi xét nghiệm dương tính với virus..
Trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Daegu được phát hiện vào hôm 18/2. Đến ngày 21/2, cả thành phố và các khu vực lân cận có 152 ca nhiễm, bao gồm cả 2 trường hợp tử vong đầu tiên của Hàn Quốc do Covid-19.
Đến thời điểm này, Hàn Quốc đã ghi nhận 602 ca dương tính với virus corona, trong đó có 329 ca được ghi nhận có liên quan tới nhà thờ nói trên. Hàn Quốc là "ổ dịch" lớn thứ 3 trên toàn thế giới, sau Trung Quốc và Nhật Bản,
Italy: Ổ dịch đầu tiên của châu Âu
Chiều ngày 23/2, người đứng đầu vùng Lombardy thông báo số ca nhiễm virus corona tại đây đã lên 89 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Italy lên hơn 100, trong đó, có 2 ca tử vong, theo Reuters. Italy là quốc gia đầu tiên tại châu Âu phát hiện bệnh nhân ngoài Trung Quốc tử vong vì virus corona.
Khoảng 10 thị trấn tại miền Bắc Italy bị phong tỏa, giao thông tê liệt. Thủ phủ của Lombardy là Milan cũng đóng cửa các cơ quan hành chính. Nó khiến nhiều người liên tưởng đến những "thị trấn ma" ám ảnh và bức bối ở Vũ Hán. Khi màn đêm buông xuống, những thị trấn chìm trong lớp sương dày đặc và tối đen như một thị trấn ma. Một người đàn ông, tự xưng là Alberto, đã mô tả không gian này là một "sự im lặng đến khó thở" với AFP.
Phải ngăn virus từ ngoài cổng khi học sinh trở lại trường
Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định khi học sinh trở lại trường, mỗi cơ sở giáo dục cần có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch bệnh ngay từ cổng trường cho đến trong từng lớp học.
Theo news.zing.vn
Ước mơ từ Vũ Hán sau một tháng chống dịch Hua Yuchen, giáo viên muốn ăn lẩu siêu cay cùng bạn bè, Zhao Peiyu thích ngắm hoa anh đào ở Vũ Hán với tư cách du khách chứ không phải nhân viên y tế. Ngày 23/2, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện mời 5 người đang làm việc ở tuyến đầu chống Covid-19 ở Vũ Hán, tham dự một cuộc họp báo....