Truy tố Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp
Nguyễn Hữu Lý bị cáo buộc không thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm khi xây dựng công trình tu bổ Miếu bà Chúa xứ, để giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt hơn 3,7 tỷ đồng.
VKSND tỉnh Đồng Tháp đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Hữu Lý (60 tuổi), Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp; bị can Võ Thị Tuyết Nhung (36 tuổi), Phó trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Trung tâm xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị can Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Mỹ thuật Tượng đài Ánh Dương bị truy tố về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Hữu Lý, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp trước khi bị truy tố. Ảnh: Báo Đồng Tháp.
Theo hồ sơ tố tụng, trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Lý là Giám đốc Ban quản lý khu di tích Gò Tháp. Trong quá trình thi công xây dựng công trình tu bổ Miếu bà Chúa xứ, Lý đã không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm, dẫn đến thất thoát ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, năm 2014, Dương cung cấp cho Ban quản lý khu di tích Gò Tháp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước do ngân hàng phát hành với số tiền bảo lãnh hơn 4 tỷ đồng.
Công trình tu bổ Miếu bà Chúa xứ. Ảnh: Anh Minh.
Với vai trò là đại diện chủ đầu tư, Lý phải liên hệ hoặc chỉ đạo cấp dưới liên hệ với nơi phát hành kiểm tra, làm rõ tính hợp pháp của hai thư bảo lãnh này trước khi chấp thuận trả lại cho doanh nghiệp 734 triệu đồng đã nộp và cho tạm ứng 3,3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đại diện chủ đầu tư đã không thực hiện, dẫn đến việc không phát hiện các giấy tờ giám đốc doanh nghiệp cung cấp là giả, tạo điều kiện cho Dương chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước.
Khi thanh toán khối lượng đợt 1, Ban quản lý khu di tích Gò Tháp, không đề nghị Kho bạc Nhà nước thu hồi tạm ứng theo hợp đồng là 45%, tương đương 1,7 tỷ đồng mà chỉ thu hồi 20%, tương đương 660 triệu đồng, tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Lý còn thỏa thuận với Dương, lập thủ tục thanh toán trước, thi công sau và chuyển cho doanh nghiệp 3,1 tỷ đồng nhưng không có biện pháp đảm bảo an toàn nguồn vốn đầu tư.
Kết quả giám định, số tiền thanh toán nhưng chưa thi công mà Dương chiếm đoạt gần 1,9 tỷ đồng. Sau khi sai phạm này được phát hiện, bị can Lý tự nguyện nộp số tiền hơn 3,7 tỷ đồng, khắc phục hậu quả.
Nhung là kế toán trưởng nhưng không thực hiện đúng nguyên tắc kế toán, không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm để giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt vốn đầu tư xây dựng công trình.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công, Dương nhiều lần sử dụng các loại giấy tờ giả, lừa đối Ban quản lý khu di tích Gò Tháp, chiếm đoạt tài sản. Tổng số tiền bị can đã chiếm đoạt là hơn 3,7 tỷ đồng.
Khi khám nhà Đường Nhuệ, Công an tỉnh Thái Bình thu được nhiều cọc tiền mệnh giá lớn
Khám xét nhà của vợ chồng Đường 'Nhuệ', cơ quan điều tra thu giữ hơn 1 tỷ đồng cùng các vật chứng, tài liệu liên quan một số vụ án.
Ngày 23/7, VKSND tỉnh Thái Bình hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) cùng vợ là Nguyễn Thị Dương và 4 bị can khác về tội Cố ý gây thương tích với khung hình phạt 2-6 năm tù.
Vợ chồng Đường "Nhuệ" bị cáo buộc cùng đàn em đánh đập một phụ xe khách ngay tại nhà riêng kiêm trụ sở công ty do Dương làm giám đốc.
Theo cáo buộc, trưa 30/3, anh Nguyễn Ngọc Anh (nhân viên nhà xe chạy tuyến Thái Bình - Hà Nội) nhận chuyển phát gói tài liệu do anh Trác (ở huyện Vũ Thư) gửi cho chị Vân (ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Bà Dương là nữ đại gia nổi tiếng "chơi trội" ở Thái Bình.
Sau khi liên lạc, anh Ngọc Anh và chị Vân hẹn giao hàng ở đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội. Tuy nhiên, sau đó anh Ngọc Anh hẹn giao hàng ở địa điểm khác cách đó 150 m.
Khi nhận tài liệu, chị Vân và phụ xe khách tranh cãi. Sau đó, người phụ nữ kể lại việc nhận hàng muộn hơn giờ dự kiến cho chồng là anh Tuấn.
Anh Tuấn đang ăn cơm tại nhà Nguyễn Xuân Đường nên gọi điện cho anh Ngọc Anh để nói chuyện. Lúc này, Đường giành lấy điện thoại.
Theo cáo trạng, Đường tự xưng là Đường "Nhuệ" nhưng anh Ngọc Anh không tin. Sau đó, Đường lấy điện thoại số 88888 để gọi lại cho anh Ngọc Anh, yêu cầu khi nào về TP Thái Bình phải đến nhà xin lỗi.
Cũng hôm đó, Đường cùng đàn em ra bến xe khách tìm Ngọc Anh. Tại đây, Đường gặp anh Quang (đồng nghiệp của Ngọc Anh) nên yêu cầu anh Quang phải đưa Ngọc Anh đến nhà Đường.
Chiều 30/3, Đường dặn Đào Văn Bằng, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Xuân Hòa và Phạm Ngọc Quý: "Có thằng đến xin lỗi, đưa nó lên tầng 2 tẩn". Dương cũng nói với đám đàn em: "Nó mà liên thiên thì tát cho mấy cái cảnh cáo".
Tối đó, Ngọc Anh đi cùng một số đồng nghiệp sang nhà Đường để xin lỗi. Theo cáo buộc, khi phụ xe đến nhà, Đường yêu cầu mọi người đi lên tầng 2. Sau đó, Bằng khóa cửa ra vào.
Công an thu giữ hơn 1,2 tỷ đồng cùng nhiều tài liệu, chứng cứ quan trọng.
Nguyễn Thị Dương chửi bới rồi đánh nạn nhân. Nhóm đàn em của vợ chồng Đường cũng lao đến tấn công phụ xe khách.
Trong lúc đánh người, Đường nói: "Mày có tin chỉ một cuộc điện thoại của tao mày biến mất khỏi đất Thái Bình này không" rồi tấn công Ngọc Anh. Gần cuối ngày, nạn nhân được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Kết luận giám định nêu bị hại có tỷ lệ tổn hại sức khỏe 14%.
Theo cáo trạng, Ngọc Anh yêu cầu các bị can bồi thường 85-95 triệu đồng. Quá trình điều tra, gia đình Đường và Dương đã khắc phục cho nạn nhân 90 triệu.
VKSND kết luận trong quá trình khám xét nơi ở của Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương, cơ quan tố tụng thu được nhiều tang vật liên quan vụ hành hung phụ xe, trong đó có dây vải dạng vòng đeo màu đỏ trắng (kiểu vòng đeo trên đầu võ sĩ). Đây là vật chứng Dương dùng để đánh nạn nhân.
Cơ quan chức năng cũng thu được số tiền hơn 1,2 tỷ đồng khi khám xét. Trong đó 1,13 tỷ phát hiện trong nhà Dương Đường. Số tiền còn lại bị thu giữ khi bắt Đường "Nhuệ" theo lệnh truy nã.
Ngoài ra, cảnh sát còn tìm thấy một số tài liệu liên quan đến nhiều vụ án mà Đường là bị can, như vụ cưỡng đoạt tiền dịch vụ đám tang, vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ các tài liệu để xử lý sau.
VKSND tỉnh Thái Bình đánh giá trong vụ án, bị can Đường không có mâu thuẫn với nạn nhân nhưng ông ta vẫn bắt phụ xe đến nhà để cho các bị can khác, trong đó có vợ Đường đánh đập.
"Nguyễn Xuân Đường chủ mưu, khởi xướng còn các bị can khác có vai trò đồng phạm là người thực hành", cáo trạng nêu và nhấn mạnh quá trình điều tra, chỉ có bị can Đường không thành khẩn khai báo nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ.
Trong lý lịch bị can, Nguyễn Thị Dương không có tiền án hay tiền sự. Đường "Nhuệ" cũng không có tiền án nhưng mang một tiền sự ngày 19/3 bị Công an TP Thái Bình phạt tiền do xâm hại sức khỏe người khác.
Ngoài vụ án nêu trên, Nguyễn Thị Dương là bị can trong một vụ án hình sự được Công an tỉnh Thái Bình thụ lý. Còn Nguyễn Xuân Đường đang bị điều tra trong 3 vụ án.
Vợ Nguyễn Xuân Đường đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thế nào? Bị can Nguyễn Thị Dương tuy không có chức vụ, quyền hạn, nhưng vì mục đích đấu bằng được nên đã đặt vấn đề thay đổi kết quả trúng đấu giá. Ngày 21/7, Công an tỉnh Thái Bình hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Nguyễn Thị Dương, vợ Nguyễn Xuân Đường, về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn...