Truy tố nhóm đối tượng lưu hành đô la Singapore giả
Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TP Hà Nội vừa hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 11 bị can về hai hành vi ‘Lưu hành tiền giả’ và ‘ Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức’.
Một số bị can trong vụ án.
Các bị can bị đề nghị truy tố hành vi “Lưu hành tiền giả” gồm: Nguyễn Trung Nghĩa (SN 1973, ngụ TP HCM); Lê Thị Huệ (SN 1966, ngụ Bình Dương); Lê Mạnh Cường (SN 1966); Tô Văn Năm (SN 1981, cùng ngụ Thái Nguyên); Vũ Văn Nam (tên gọi khác Vũ Thành Lâm SN 1977); Đặng Thị Thủy Duyên (SN 1987); Phạm Quang Hòa (SN 1991, cùng ngụ Hà Nội); Phạm Thị Mộng Điệp (SN 1962, ngụ Lâm Đồng); Nguyễn Chiến Công (SN 1977, ngụ Hải Phòng); Lê Ngọc Hoàn (SN 1991, ngụ Đồng Nai).
Bị can Nguyễn Trường Giang (SN 1989, ngụ Tuyên Quang) bị đề nghị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn, quản lý nghiệp vụ, Công an Hà Nội nắm thông tin về đường dây mua bán đô la Singapore (SGD) giả quy mô lớn. Ngày 22/1/2021, các trinh sát đã bắt quả tang Duyên cùng vật chứng là 99 tờ tiền SGD giả.
Duyên khai nhận tháng 11/2020, Duyên và Hòa quen biết Nam. Qua trao đổi, Nam cho biết có nguồn ngoại tệ muốn đưa vào ngân hàng xử lý, hứa sẽ trả cho Duyên và Hòa 5% trên tổng số tiền bán được là 16 tỷ đồng/1 triệu SGD; nếu bán được giá cao hơn thì Duyên và Hòa được hưởng toàn bộ phần chênh lệch. Sau đó, Nam gửi cho Duyên và Hòa hình ảnh số tiền 2 triệu SGD, hẹn lên Thái Nguyên giao dịch.
Video đang HOT
Ngày 11/1/2021, Nam, Duyên, Hòa đến một ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cùng với Cường và Điệp, kiểm tra 2 triệu SGD. Tại đây, Điệp đã giao cho Duyên 6 tờ SGD và cùng Duyên đến ngân hàng kiểm tra. Do nghi ngờ là tiền giả, ngân hàng không thu mua. Lúc này, Nam, Cường, Điệp tiếp tục đề nghị Duyên và Hòa tìm khách mua bên ngoài… Vài tuần sau, Hòa tìm được hai trường hợp ở Hà Nội đồng ý mua số tiền trên với giá 15,5 tỷ đồng/1 triệu SGD. Hòa đã trao đổi lại việc này với Nam, Cường, hẹn thời gian lên Thái Nguyên giao dịch.
Ngày 21/1/2021, tại một căn nhà ở xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên, hai nạn nhân đã đặt cọc 3 tỷ đồng và nhận được 1 triệu SGD về kiểm tra. Sau khi nhận tiền, nạn nhân kiểm tra thì phát hiện dòng chữ tiếng Anh, in trên mỗi tờ tiền có nghĩa là “Tiền ma dùng cho cúng tế”. Xác định bị lừa đảo, các nạn nhân tìm cách liên lạc với nhóm đối tượng để đòi lại số tiền đã đặt cọc nhưng bị từ chối. Mãi tới 31/5/2021, các nạn nhân mới gặp được Duyên, yêu cầu Duyên phải có trách nhiệm trả lại số tiền đặt cọc. Sau khi nhận lại số tiền trên, Duyên mang ra xe thì bị phát hiện.
Quá trình điều tra xác định, ngày 11/7/2019, Nam và Giang thành lập Cty CP Đầu tư & Phát triển hạ tầng Nguyên Vũ TCVN, ngành nghề kinh doanh xây dựng. Cty không đăng ký chức năng mua bán ngoại tệ nhưng lại hoạt động thu gom xử lý ngoại tệ. Cty có vốn điều lệ theo đăng ký 299 tỷ đồng nhưng thực chất không có tài sản thực; trong đó Nam chiếm 50% cổ phần, Giang và Đỗ Văn Cương (SN 1985, ngụ Hà Nội), mỗi người chiếm 25%.
Theo sự phân công, Nam là Chủ tịch HĐQT, Giang là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Sau đó, Hoàn về làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh Cty khu vực phía Nam; Cường về làm phó ban xử lý ngoại tệ hỗn hợp cho Cty; Điệp (cán bộ ngân hàng đã nghỉ hưu) làm thành viên Ban xử lý ngoại tệ hỗn hợp của Cty, Cường và Điệp được Nam giao tìm nguồn ngoại tệ để xử lý.
Để chứng minh tính hợp pháp cho hoạt động tiếp nhận, xử lý ngoại tệ của Cty Nguyên Vũ; chứng minh khả năng tài chính có thể tiếp nhận, xử lý số lượng lớn ngoại tệ nhằm thu hút các cá nhân, tổ chức đi thu gom ngoại tệ cho Cty Nguyên Vũ rồi bán lại cho các ngân hàng thu lời, Nam đã chỉ đạo Giang thực hiện việc làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.
Tháng 9/2019, Nam chỉ đạo Giang làm giả chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước số 3569/NHNN-CT ngày 23/7/2019 và Quyết định 01/QĐ- XLNT ngày 29/7/2019 của Văn phòng Chính phủ với nội dung cho phép Cty Nguyên Vũ thu gom xử lý ngoại tệ. Tháng 1/2021, Nam tiếp tục yêu cầu Giang làm giả Thư xác nhận số dư tài khoản 0011004440443 của Cty Nguyên Vũ mở tại một ngân hàng.
CQĐT xác định các bị can Nghĩa, Huệ, Cường, Nam, Duyên, Hòa, Công và Năm đã lưu hành 2 triệu SGD giả; Điệp lưu hành hơn 2 triệu SGD; Hoàn lưu hành 1 triệu SGD giả…
VKSND tối cao xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong giải quyết án ma túy
VKSND tối cao vừa ban hành Hướng dẫn số 35/HD-VKSTC hướng dẫn Viện kiểm sát cấp dưới triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy năm 2023.
Trong đó, Hướng dẫn đã đề cập đến các nhiệm vụ trọng tâm và công tác phối hợp trong lĩnh vực này.
Về nhiệm vụ trọng tâm, Hướng dẫn nêu rõ, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch và Chương trình của Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy; Luật phòng, chống ma túy năm 2021; Chỉ thị công tác và các Chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND tối cao về những nội dung liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung, trong lĩnh vực tội phạm và tệ nạn ma túy nói riêng.
Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và kiểm sát xét xử tội phạm về ma túy phải được tiến hành kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực liên quan đến tội phạm ma túy, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác tư pháp; các chỉ tiêu nghiệp vụ của ngành KSND ban hành kèm theo Quyết định số 139/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.
Cùng với việc đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể, trong công tác phối hợp, Hướng dẫn nêu rõ, khi được thông báo, Viện kiểm sát cấp dưới cần chủ động phối hợp với Viện kiểm sát cấp trên để giải quyết các vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 239 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS); giữ mối liên hệ chặt chẽ với Viện kiểm sát cấp trên xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án.
Đối với các vụ án Viện kiểm sát cấp dưới thụ lý, giải quyết nhưng hết thẩm quyền gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam bị can phải đề nghị Viện kiểm sát cấp trên quyết định gia hạn điều tra và gia hạn tạm giam. Viện kiểm sát cấp dưới phải có văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ vụ án) tại Viện kiểm sát cấp trên trước thời điểm hết hạn ít nhất là 10 ngày.
Quang cảnh phiên tòa xét xử vụ án hình sự về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy". (Ảnh minh họa)
Viện kiểm sát cấp tỉnh phối hợp với VKSND tối cao (Vụ 4) thực hiện 2 chuyên đề nghiệp vụ "Án tạm đình chỉ" và "Án trả hồ sơ để điều tra bổ sung". Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo phục vụ sơ kết, tổng kết toàn Ngành và báo cáo phục vụ xây dựng Báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các kỳ họp Quốc hội.
Riêng chuyên đề "Án tạm đình chỉ", các Viện kiểm sát địa phương tiếp tục chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp thực hiện thông tư liên tịch số 01/2020 quy định phối hợp thực hiện một số điều của BLTTHS về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, TTLT số 01/2021 quy định chi tiết việc áp dụng căn cứ tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh theo điểm c khoản 1 Điều 148, điểm d khoản 1 Điều 229, điểm d khoản 1 Điều 247 BLTTHS. Định kỳ rà soát và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ điều tra, không để xảy ra oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Các Viện kiểm sát địa phương phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm ma túy và Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy (26/6) của Ban Chỉ đạo 138 ngành KSND. Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo phân tích, đánh giá diễn biến tình hình tội phạm và tệ nạn về ma túy trên địa bàn, dự báo xu hướng thời gian tiếp theo.
Phối hợp trong theo dõi việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, bị can do không phạm tội và đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS: Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, 12 tháng và thời điểm xây dựng báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các kỳ họp Quốc hội, Viện kiểm sát cấp huyện phải có báo cáo gửi Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát cấp tỉnh phải có báo cáo tổng hợp các trường hợp đình do không phạm tội và đình chỉ theo Điều 29 BLHS trong lĩnh vực án ma túy gửi về Vụ 4.
Trường hợp trong kỳ báo cáo không có trường hợp đình chỉ nào phát sinh cũng phải gửi báo cáo để khẳng định chắc chắn về số liệu. Khi phát sinh các trường hợp đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo hoặc miễn trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực ma túy, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh phải tổ chức kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm cá nhân và báo cáo kết quả đến Vụ 4 (pho to toàn bộ hồ sơ vụ án và hồ sơ kiểm sát gửi kèm theo) để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm theo lĩnh vực công tác được phân công.
Qua thực tiễn xử lý các vụ án, vụ việc có liên quan đến ma túy cho thấy BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bộc lộ một số điểm chưa sát với thực tế hoặc còn có những cách hiểu khác nhau, trong khi cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản giải thích hoặc hướng dẫn thì Viện kiểm sát các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp, trao đổi để có đồng thuận hoặc thu hẹp sự khác biệt về nhận thức pháp luật giúp cho việc giải quyết vụ án, vụ việc được thuận lợi.
Trong công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên cần chủ động, linh hoạt trong lựa chọn hình thức kiểm tra như: Tự kiểm tra, trực tiếp kiểm tra, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra chéo. Nội dung kiểm tra phải bám sát Chỉ thị công tác của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch kiểm tra của ngành KSND năm 2023 và tình hình thực tế của địa phương, kịp thời phát hiện và khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy.
Đồng thời, Viện kiểm sát cấp trên thực hiện phân công lãnh đạo, Kiểm sát viên theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn công tác nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới theo từng địa bàn cụ thể; để việc theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn có hiệu quả, chất lượng cần gắn trách nhiệm của cá nhân với kết quả công tác của địa bàn được phân công theo dõi, lấy kết quả đó để đánh giá, phân loại chất lượng công chức và bình xét thi đua khen thưởng hàng năm.
Trốn thuế 1,6 tỷ đồng, giám đốc doanh nghiệp bị khởi tố Ngọc đã ký hợp đồng gia công may mặc với một số công ty trong và ngoài địa bàn tỉnh Quảng Nam, đã gia công và xuất các hóa đơn GTGT bị cưỡng chế không đúng quy định và không kê khai thuế khi hoạt động gia công hàng hóa. Tổng số tiền trốn thuế được xác định là hơn 1,6 tỷ đồng....