Truy tố cựu Chủ tịch Thăng Long Group và đồng phạm
Viện KSND Tối cao vừa ban hành Cáo trạng số 54/Ctr-VKSTC-V3 truy tố bị can Lê Văn Quang, SN 1973, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đa cấp Thăng Long ( Thăng Long Group) và 7 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quy định tại Điều 139, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng bởi các bị can đã lừa đảo 36.000 bị hại với tổng số tiền chiếm đoạt 706 tỷ đồng.
Lê Văn Quang thời điểm chưa bị bắt.
7 đồng phạm của Quang gồm: Phạm Ngọc Tuân (SN 1985, cựu Giám đốc Công ty TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long (viết tắt là Công ty nhượng quyền Thăng Long), Vũ Đình Hùng (SN 1983, cựu Phó Giám đốc Công ty nhượng quyền Thăng Long), Đỗ Văn (tức “Michael Do”, cựu Giám đốc Công nghệ thông tin (IT) Thăng Long Group), Huỳnh Trọng Nghĩa (SN 1988, cựu Giám đốc truyền thông Công ty nhượng quyền Thăng Long), Nguyễn Hồng Thái (SN 1980, cựu Giám đốc đào tạo Công ty nhượng quyền Thăng Long), Nguyễn Thành Nam (SN 1982, cựu Phó Giám đốc phụ trách đào tạo Công ty nhượng quyền Thăng Long), Hoàng Hải Yến (SN 1980, cựu Giám đốc tài chính Công ty nhượng quyền Thăng Long).
Cáo trạng xác định, với mục đích kiếm tiền nhanh chóng, Lê Văn Quang thành lập ra hệ thống các công ty gọi là Thăng Long Group và Quang làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này. Các đồng phạm của Quang được giao các chức danh cụ thể trong hệ thống Thăng Long Group với nhiệm vụ xây dựng các hình ảnh quảng cáo, mục đích để mọi người tin tưởng rằng, Thăng Long Group là Tập đoàn mạnh trong nhiều lĩnh vực.
Trong Thăng Long Group, Lê Văn Quang và đồng phạm thành lập ra Công ty nhượng quyền Thăng Long và xin giấy phép kinh doanh đa cấp của Bộ Công Thương để tạo vỏ bọc hợp pháp thu hút người bị hại nộp tiền để chiếm đoạt tài sản thông qua các chương trình nộp tiền mua đơn hàng vào công ty để được hưởng tiền thưởng gấp nhiều lần mà không có tính khả thi như: Mua đơn hàng trị giá 31 triệu đồng sẽ được nhận 146 triệu đồng (gấp 4,7 lần); mua đơn hàng 155 triệu đồng được nhận 730 triệu đồng (gấp 4,7 lần); mua đơn hàng trị giá 46 triệu đồng được nhận 153 triệu đồng (gấp 3,3 lần); mua đơn hàng 230 triệu đồng được nhận 765 triệu đồng (gấp 3,3 lần); tổ chức tuyên dương được nhận hàng tỷ đồng một tháng và lên bục vinh danh trước sự chứng kiến của hàng nghìn người tại “Hội nghị chi thưởng thù lao” nhằm thúc đẩy tâm lý ham làm giàu của nhà phân phối để nộp tiền kích hoạt mã số. Hàng hóa mà Quang cùng các đồng phạm bán hàng đa cấp gồm: Sản phẩm làm đẹp da, thực phẩm chức năng Nutrition, thực phẩm chức năng giải rượu, giải độc gan…
Video đang HOT
Kết quả điều tra xác định, có 36.000 người bị hại tin và nộp tiền cho các bị can. Tổng số tiền các bị can đã thu của người bị hại là hơn 736 tỷ đồng, các bị can đã chi phí thực tế cho hoạt động mua hàng gần 30 tỷ đồng, còn lại là các khoản chi phí bất hợp pháp cho nhà đầu tư để lôi kéo người khác tiếp tục nộp tiền, chi phí hoạt động của các công ty phục vụ cho các hành vi phạm tội của các bị can và các khoản hưởng lợi cá nhân của các bị can… gây tổng thiệt hại của vụ án là hơn 706 tỷ đồng.
Các trạng xác định, 8 bị can phải chịu trách nhiệm dân sự về toàn bộ số tiền chiếm đoạt hơn 706 tỷ đồng của 36.000 bị hại. Hiện mới có 1.540 bị hại trình báo và yêu cầu các bị can bồi thường số tiền bị chiếm đoạt là hơn 110 tỷ đồng. Vì vậy, Lê Văn Quang và đồng phạm phải liên đới bồi thường số tiền hơn 110 tỷ đồng này. Đối với những bị hại khác, khi có yêu cầu sẽ được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế của Công ty nhượng quyền Thăng Long, theo kết luận của Giám định viên tư pháp Cục Thuế TP.Hà Nội, số tiền trốn thuế của Công ty nhượng quyền Thăng Long đối với thuế thu nhập cá nhân của nhà phân phối là hơn 35 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số tiền thu nhập này là thu nhập không hợp pháp và hành vi gian dối trong quá trình thực hiện tội phạm lừa đảo nên không truy cứu trách nhiệm hình sự độc lập đối với các bị can về tội trốn thuế.
Viện KSND Tối cao đã chuyển hồ sơ vụ án này và uỷ quyền cho Viện KSND TP.Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án tại phiên toà sơ thẩm diễn ra tại TAND TP.Hà Nội.
Theo Nguyễn Hưng (CAND)
Vụ VN Pharma: Nâng khống giá thuốc, chi hoa hồng cho bác sĩ
VKS Tối cao xác định Nguyễn Minh Hùng đã có chủ trương chi 14,1 tỉ đồng để trình dược viên sử dụng chi phí cho việc bán thuốc, tức chi hoa hồng cho các bác sĩ.
TAND TP.HCM vừa tiếp nhận được toàn bộ hồ sơ truy tố Nguyễn Minh Hùng (cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty VN Pharma) cùng 11 đồng phạm về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.
Cáo trạng xác định hành vi của các bị can buôn bán 9.300 hộp thuốc giả gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên truy tố theo khoản 4, trong khi tại kết luận điều tra CQĐT chỉ đề nghị truy tố theo khoản 2 Điều 157 BLHS 1999. Trong đó, Hùng và Cường giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. Những người còn lại đóng vai trò đồng phạm thực hành tích cực.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng khi chưa bị bắt tạm giam.
Đáng chú ý, VKS Tối cao xác định trong quá trình điều hành công ty VN Pharma, Nguyễn Minh Hùng đã có chủ trương chi tiền để trình dược viên sử dụng chi phí cho việc bán thuốc của công ty. Từ tháng 10-2014 đến tháng 5-2015, Công ty VN Pharma đã sử dụng 14,1 tỉ đồng có nguồn gốc từ việc nâng khống giá mua thuốc và nguyên liệu làm thuốc, để chi cho việc bán thuốc. Trong đó, cơ quan tố tụng xác định được số tiền 6,8 tỉ đồng là tiền nâng khống lô thuốc H -Capita, số tiền còn lại chưa xác định được là nâng giá của những lô thuốc nào.
Toàn bộ số tiền này không hoạch toán vào sổ sách kế toán, không có tài liệu, chứng cứ thể hiện việc nhận tiền, quà của các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế tại các bệnh viện mà Công ty VN Pharma bán thuốc. Vì vậy, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định không đủ căn cứ để kết luận hành vi cụ thể trong việc nhận tiền, quà của các bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế tại các bệnh viện.
Cũng theo cơ quan chức năng, việc nâng khống giá thuốc trong hợp đồng mua bán được thực hiện từ năm 2012- 2014. Hùng đã chỉ đạo cấp dưới nâng khống giá các hợp đồng mua bán và nguyên liệu làm thuốc. Số tiền nâng khống giá được Công ty VN Pharmachuyển ra nước ngoài, thông qua tài khoản ở Campuchia do Ngô Anh Quốc (phó Tổng giám đốc), Nguyễn Trí Nhật (phó Tổng giám đốc) lập và tài khoản của Công ty Auspicious Keen Limited, Công ty Sigma Holding Crop ở Hồng Kông. Sau khi nhận tiền về, các cá nhân này không hoạch toán vào sổ sách kế toán của Công ty VN Pharma mà lập sổ tiết kiệm đứng tên nhân viên chủ chốt của công ty.
Kết quả điều tra xác định tại ngân hàng Tiên Phong và ngân hàng Quân đội thì Công ty VN Pharma có 45 sổ tiết kiệm với tổng số tiền là 163 tỉ đồng đứng tên các cá nhân Ngô Quốc Anh (phó tổng giám đốc, 19 sổ, gần 71 tỉ đồng); Nguyễn Trí Nhật (phó tổng giám đốc, 16 sổ, gần 60 tỉ đồng); Lê Thị Vũ Phương (Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng kế toán, chín sổ, 13,5 tỉ đồng) và Nguyễn Văn Vàng (trình dược viên, một sổ, 5,2 tỉ đồng).
Kết quả điều tra không xác định được cụ thể số tiền trên được nâng khống những hợp đồng nào, Công ty VN Pharma đã sử dụng các sổ tiết kiệm trên thế chấp xoay vòng để bảo lãnh cho các khoản vay tại các ngân hàng để phục vụ cho việc kinh doanh. Sau khi Nguyễn Minh Hùng bị bắt, các ngân hàng đã tất toán hết để thu hồi nợ. Riêng tài khoản đứng tên Nguyễn Trí Nhật tại ngân hàng Tiên Phong còn số dư 2,3 tỉ đồng. Nhật đã tự nguyện nộp chuyển vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.
Và để qua mặt Cục quản lý Dược, bị can Hùng đã thuê các dược sỹ viết, chính sửa nhiều bộ hồ sơ thuốc khác lấy tên Công ty Helix Canada giả để Công ty VN Pharma đăng lý lưu hành thuốc và cấp phép nhập khẩu tại Cục quản lý dược, trong đó có bảy loại thuộc được cấp sổ đăng lý lưu hành. Sau khi khởi tố vụ án, Cục quản lý Dược đã thu thu hồi số đăng ký lưu hành và giấy phép nhập khẩu các loại thuốc trên.
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn xác định từ năm 2012, thông qua Võ Mạnh Cường tự nhận là người của Công ty Health 2000 Canada, Nguyễn Minh Hùng đã sử dụng giấy phép đăng ký lưu trú do Bộ Y tế cấp cho Công ty Coduphar và công ty Vimedimex năm 2009 -2010 để mua bốn loại thuốc mang tên Công ty Health 2000 Canada sản xuất. Quá trình nhập khẩu thuốc, bị can Hùng và đồng phạm đã làm hợp đồng mua bán chứng từ nhập khẩu thuốc với Công ty Austin Hồng Kông....
Do hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra đã tách hồ sơ, tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến việc lập hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu các loại thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada, việc cấp sổ đăng ký lưu hành cho bảy loại thuốc và việc cấp giấy phép hoạt động cho Công ty Helix Canada.
Bên cạnh đó, cơ quan điều tra cũng xác định nhiều cá nhân đang công tác tại Cục quản lý Dược và chi Cục hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất liên quan nhưng do thời hạn điều tra đã hết nên tách hồ sơ, tiếp tục điều tra làm rõ.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Cận cảnh kho pha chế xăng giả của đại gia Trịnh Sướng 200 trinh sát mất gần một năm bí mật theo dõi các kho pha chế xăng giả tại nhiều địa phương ở miền Tây của đại gia Trịnh Sướng và đồng phạm. Khi bị bắt, đại gia xăng dầu Trịnh Sướng khai nhận hành vi mua bán, sản xuất xăng giả trong thời gian dài để thu lợi bất chính tiền tỷ. Chuyên...