Truy tố cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ‘thao túng’ đấu thầu
Các cơ quan tố tụng xác định bị can Nguyễn Đức Chung đã lợi dụng quyền hạn Chủ tịch UBND TP. Hà Nội lấn sân Giám đốc Sở KH-ĐT, chỉ đạo trái pháp luật để giúp cho doanh nghiệp “thân hữu” trúng thầu.
Bị can Nguyễn Đức Chung đang phải chịu trách nhiệm hình sự trong 3 vụ án. Ảnh NGỌC THẮNG
Ngày 22.9, Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cùng nhiều lãnh đạo Sở KH-ĐT TP.Hà Nội và lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đến sai phạm trong hoạt động đấu thầu tại Sở KH-ĐT Hà Nội.
Theo đó, bị can Nguyễn Đức Chung bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị can còn lại trong vụ án, gồm: Nguyễn Văn Tứ, cựu Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội; Phạm Thị Thu Hường, cựu Chánh văn phòng Sở KH-ĐT Hà Nội; Nguyễn Tiến Học, cựu Phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội; Phạm Thị Kim Tuyến, cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT Hà Nội; Võ Việt Hùng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh; Lê Duy Tuấn, cán bộ kinh doanh Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh, cùng bị truy tố về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến cuối năm 2018, Sở KH-ĐT Hà Nội làm chủ đầu tư thực hiện 2 gói thầu “Số hóa hồ sơ đăng ký kinh doanh trên địa bàn TP.Hà Nội” năm 2016, 2017, tương ứng với 2 hợp đồng kinh tế được ký kết với Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh (gồm Công ty TNHH giải pháp phần mềm Nhật Cường – Nhật Cường và Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh).
Trong quá trình tổ chức, thực hiện 2 gói thầu trên, Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc; Nguyễn Tiến Học, Phó giám đốc, Phạm Thị Kim Tuyến, Trưởng phòng kinh doanh và Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng Sở KH-ĐT Hà Nội, đã thực hiện hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, cụ thể như sau:
Video đang HOT
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội dừng thầu gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định luật Đấu thầu.
Đưa thêm yêu cầu cập nhật công nghệ số hóa đã được thực hiện trong quá trình thí điểm (mặc dù kết quả thí điểm không đạt yêu cầu), đồng thời đưa thêm yêu cầu phải cập nhật hệ thống dữ liệu dùng chung thành phố trong khi thành phố chưa có hệ thống dùng chung để sửa đổi hồ sơ mời thầu.
Các bị can Phạm Thị Kim Tuyến, Phạm Thị Thu Hường thống nhất với nhà thầu trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung các nội dung, tiêu chí trong quá trình thí điểm vào hồ sơ mời thầu sửa đổi; lập hồ sơ mời thầu không đúng quy định nhằm tạo lợi thế cho Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh tham gia, trúng thầu gói thầu số hóa năm 2016; sử dụng hồ sơ mời thầu gói thầu năm 2016 mà Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh đã trúng thầu và đang thực hiện hợp đồng để tiếp tục tổ chức đấu thầu, tạo lợi thế cho Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh tiếp tục trúng thầu gói thầu số hóa năm 2017.
Bỏ hạng mục công việc hiệu đính theo dự toán đơn giá đã được phê duyệt vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng kinh tế nhưng khi thanh lý, quyết toán hợp đồng vẫn áp theo đơn giá đã được phê duyệt.
Các bị can Bùi Quang Huy, Võ Việt Hùng, Lê Duy Tuấn thuộc Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh đã gian lận trong việc lập “khống” hợp đồng chứng minh khả năng, kinh nghiệm để hợp thức hóa hồ sơ năng lực tham gia dự thầu; thiết lập các công ty làm “quân xanh” khi tham gia đấu thầu; sau khi trúng thầu đã chuyển nhượng thầu trái phép.
Các cơ quan tố tụng xác định hành vi của Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Tiến Học, Phạm Thị Kim Tuyến, Phạm Thị Thu Hường đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
Đối với hành vi của Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường; Võ Việt Hùng, Lê Duy Tuấn là gian lận, thông thầu và chuyển nhượng thầu trái phép, thuộc các hành vi bị nghiêm cấm của luật Đấu thầu. Hành vi của các bị can làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn đến hiệu quả, mục đích, yêu cầu gói thầu không đạt được (chỉ có 45% tài liệu hồ sơ được đẩy lên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp), gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 26,5 tỉ đồng.
“Đây là vụ án có tính chất đồng phạm, các bị can đều là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội nên có vai trò tương đương nhau. Tuy nhiên, xét hành vi của nhóm bị can thuộc Liên danh Nhật Cường – Đông Kinh thì bị can Bùi Quang Huy là người khởi xướng, chủ mưu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm nên có vai trò chính trong vụ án” cáo trạng nêu và cho biết bị can Bùi Quang Huy đang bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo trái pháp luật
Theo cáo trạng, đối với các gói thầu số hóa năm 2016 tại Sở KH-ĐT Hà Nội, người có thẩm quyền là giám đốc sở nhưng bị can Nguyễn Đức Chung đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo đình chỉ dừng thực hiện gói thầu số hóa năm 2016 trái quy định của pháp luật.
Sau khi dừng thầu, bị can Chung đã yêu cầu Sở KH- ĐT Hà Nội lựa chọn công nghệ số hóa cơ sở dữ liệu doanh nghiệp tại thời điểm thành phố chưa hình thành cơ sở hệ thống dữ liệu dùng chung và cho Công ty Nhật Cường thí điểm số hóa để cho Công ty Nhật Cường tham gia đấu thầu và trúng thầu.
Trên danh nghĩa là liên danh nhà thầu nhưng hầu hết phần việc gói thầu đều do Công ty Đông Kinh thực hiện, còn Công ty Nhật Cường đã nhanh chóng sang tay các gói thầu để hưởng lợi gần 20 tỉ đồng. Lời khai của nhiều bị can trong vụ án cho biết Công ty Nhật Cường có mối quan hệ thân thiết lâu năm với lãnh đạo thành phố. Do đó, dù biết bị can Chung chỉ đạo là trái pháp luật nhưng không ai dám ngăn cản.
Đáng chú ý, Công ty Minh Hoa (do vợ bị can Chung làm giám đốc) ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Nhật Cường (có cơ sở xác định là hợp đồng khống) để liên danh Nhật Cường – Đông Kinh hợp thức hóa hồ sơ năng lực để dự thầu và trúng thầu. Như vậy, hành vi nêu trên của bị can Nguyễn Đức Chung xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cơ quan công quyền thuộc UBND TP.Hà Nội.
Đến nay, ông Nguyễn Đức Chung đã bị khởi tố, truy tố, xét xử trong 3 vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng.
Xét xử đại án Nhật Cường: Anh trai hầu tòa, em trai bỏ trốn bị truy nã
Trong khi anh trai Bùi Quốc Việt và nhiều cấp dưới phải hầu toà thì ông chủ Công ty Nhật Cường - Bùi Quang Huy vẫn đang bỏ trốn và bị truy nã .
Ngày 5/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo liên quan vụ án "Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường.
Trong vụ án này, Bùi Quang Huy (SN 1974, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) được xác định là người chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp chỉ đạo hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Hiện Huy bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi bắt được sẽ tiếp tục đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong số 14 bị cáo bị đưa ra xét xử có Bùi Quốc Việt (SN 1970, nhân viên Công ty Nhật Cường, là anh trai của Bùi Quang Huy).
Lực lượng chức năng dẫn giải bị cáo Bùi Quốc Việt tới tòa.
Các bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Bảo Ngọc (SN 1980, Giám đốc tài chính), Trần Ngọc Ánh (SN 1974, Phó Tổng Giám đốc), Đỗ Quốc Huy (SN 1983, Giám đốc Bán hàng), Nông Văn Lư (SN 1985, nhân viên), Hoàng Văn Phong (SN 1990, Trưởng ngành hàng Apple), Nguyễn Thị Bích Hằng (SN 1972, Kế toán trưởng), Trần Tất Khoa (SN 1981, Giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc), Lê Hoài Phương (SN 1987, nhân viên), Nguyễn Bảo Trung (SN 1988, ở Hà Nội), Ngô Đức Tùng (SN 1991, ở Hà Nội), Phạm Văn Hiệp (SN 1970, ở Hải Phòng), Đỗ Văn Dũng (SN 1973, ở Hải Phòng), Ngô Tuấn Sửu (SN 1976, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Thanh Sơn).
Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc bị VKSND Tối cao truy tố về 2 tội danh là "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng"; bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng"; 12 bị cáo còn lại bị truy tố về tội "Buôn lậu".
Theo cáo trạng, Công ty Nhật Cường thành lập năm 2001, do Bùi Quang Huy làm Tổng Giám đốc. Từ năm 2013 đến 2019, doanh nghiệp này kinh doanh mua bán điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, Công ty Nhật Cường nhập hàng của nước ngoài về bán tại Việt Nam không qua hải quan, không nộp thuế.
Trong đó, giai đoạn 2014 - 2019, Nhật Cường bán hơn 255.000 sản phẩm điện thoại, thiết bị điện tử với giá trị hơn 2.927 tỷ đồng. Bùi Quang Huy bỏ ra hơn 72 tỷ đồng để vận chuyển trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam phân phối, hưởng lợi bất chính hơn 221 tỷ đồng.
Bùi Quang Huy cũng chỉ đạo ghi sổ sách kế toán trên 2 hệ thống, đầy đủ trên hệ thống bí mật, nội bộ và không ghi chép hết trên hệ thống công khai với cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong vụ án này, cảnh sát đã tách hồ sơ các hành vi "Rửa tiền" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" ra xử lý sau do Bùi Quang Huy đang bỏ trốn.
Quá trình điều tra, cảnh sát cũng phong tỏa một số tài khoản trị giá hơn 8 tỷ đồng; tạm giữ gần 2.000 sản phẩm điện thoại, đồng hồ Apple, máy tính.
Chất lượng gần 490 tấn Redoxy 3C Hà Nội mua về xử lý ao hồ ra sao? Hà Nội đã bỏ ra số tiền hơn 167 tỷ đồng để mua 489.080 kg chế phẩm Redoxy 3C để làm sạch môi trường nước ở các ao hồ. Bộ Công an cho biết, không xác định được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm này. Như đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất...