Truy tố 5 đối tượng trong vụ cà phê trộn bột lõi pin tại Đắk Nông
Ngày 4.9, ông Phan Thanh Hải, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông xác nhận cơ quan công an cùng cấp vừa hoàn tất việc điều tra vụ phế phẩm cà phê, cát sỏi trộn lõi pin tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông vào tháng 4.2018.
Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Đắk Nông phối hợp với Sở NN&PTNT kiểm tra đột xuất cơ sở thu mua nông sản do bà Nguyễn Thị Loan. Ảnh: TTXVN
Cơ quan Công an đề nghị truy tố 5 đối tượng liên quan. Hiện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông đang xây dựng cáo trạng và tiến hành các thủ tục để truy tố, đưa ra xét xử.
Theo lời khai của các đối tượng liên quan, hành vi trộn hỗn hợp tạp chất cà phê, bao gồm vỏ, nhân cà phê thải loại, cát sỏi với nước pha bột pin đã diễn ra từ những cuối năm 2015 – 4.2018. Theo đó, năm 2015, Phan Thị Dung, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Thảo Dung ( khu phố Ninh Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) mở công ty kinh doanh thu mua nông sản và thường bán hạt tiêu xô cho một số khách hàng. Các đối tác chấp nhận tỷ lệ tạp chất trong tiêu xô từ 1-2%. Tuy nhiên, tiêu xô mà Phan Dung mua từ người dân có tỷ lệ tạp chất thấp hơn.
Video đang HOT
Dung nảy ra ý định trộn thêm tạp chất vào tiêu để nâng tỷ lệ lên mức 2%. Dung liên hệ với Lê Thị Hồng Thơ, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mai Tịnh Thơ, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông tìm mua tạp chất để trộn vào tiêu nhằm bán kiếm lời. Thơ đã nhiều lần đặt hàng của Nguyễn Thị Thanh Loan và Nguyễn Xuân Bảo (xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của Dung.
Ngày 22.4, Công an tỉnh Đắk Nông phát hiện và tiến hành thu giữ tại cơ sở của Dung tại tỉnh Bình Phước 9 tấn hỗn hợp tiêu đã trộn tạp chất có chứa than pin. Theo kết quả giám định cho thấy, thành phần mẫu tiêu trộn hỗn hợp gửi đi giám định tới có 18,34% tạp chất, hóa chất độc hại. Danh sách cụ thể các loại hóa chất bao gồm: bột pin chứa Mangan Dioxit; Kẽm Clorua; Amoni Clorua…
Căn cứ vào kết quả điều tra, hành vi của các đối tượng Nguyễn Thị Thanh Loan (sinh năm 1975); Nguyễn Xuân Bảo (sinh năm 1985); Phan Thị Dung (sinh năm 1962); Lê Thị Hồng Thơ (sinh năm 1979) và Trần Văn Tuấn (sinh năm 1976, tài xế chở hàng của Loan – Bảo giao cho Dung) là vi phạm về quy định an toàn thực phẩm theo điều 317, Bộ luật Hình sự. Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông đang tiến hành các thủ tục để đưa các đối tượng ra truy tố, xét xử.
Cũng theo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông, trong quá trình làm việc với cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận từ 2015 – 2018, cơ sở của Loan – Bảo đã xuất bán 15 – 20 xe, mỗi xe có khoảng 15 – 20 tấn hỗn hợp cho Dung với giá bán từ 9.000 – 12.000 đồng/kg, trong đó Thơ hưởng chênh lệch từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do không có đủ căn cứ chứng minh hành vi này của các đối tượng, các cơ quan chức năng chỉ căn cứ trên 9 tấn hồ tiêu trộn hỗn hợp được thu giữ tại cơ sở của bà Phan Thị Dung tại Bình Phước làm cơ sở để xử lý các đối tượng.
Theo Hưng Thịnh (TTXVN)
Người phụ nữ nhận hàng trăm triệu đồng làm phép trúng số độc đắc
Hôm nay (13.8), theo thông tin từ đội hiệp sĩ Bình Dương, Công an phường Thuận Giao, thị xã Thuận An đang tạm giữ đối tượng Bùi Thị L (50 tuổi, quê Phú Thọ, sống lang thang ở Bình Dương) để điều tra hành vi nhận hàng trăm triệu đồng của một chủ quán cà phê với lời hứa sẽ giúp người này trúng số độc đắc.
Thấy "hiệp sĩ" Phan Thanh Hải -Đội trưởng Đội PCTP phường Phú Hòa, Bình Dương, bà L định "chuồn" thì bị giữ lại, yêu cầu lên cơ quan công an để làm rõ sự việc.
Thông tin bước đầu, do có thời gian lui tới quán cà phê do anh N.V.H (SN 1985, quê Hà Nội) làm chủ nên bà L nói nếu đưa tiền cho mình cúng thì anh H đi mua vé số sẽ trúng độc đắc.
Nghe L rỉ tai, anh H hỏi làm sao để trúng độc đắc được, bà L nói rằng cứ đưa tiền cho mình cúng, làm phép thì sẽ trúng độc đắc. Tin lời, lại muốn thử vận may nên anh H đưa 86 triệu đồng cho bà L.
Tiền đã đưa cho "thầy" nhưng anh H vẫn không trúng độc đắc như lời hứa. Do chỉ quen biết bà L ở quán cà phê nên anh H không nắm rõ tung tích của bà này, do đó nhờ các "hiệp sĩ" Bình Dương giúp đỡ.
Tiếp xúc với anh H, các hiệp sĩ nhận định bà L sẽ tiếp tục tìm đến lấy thêm tiền lần nữa. Đến sáng nay, bà L gọi cho anh H nói đưa thêm cho mình 90 triệu đồng; đồng thời yêu cầu anh H ra đường mua 4 tờ vé số có số cuối là 61 thì mới làm phép cho anh được trúng giải đặc biệt trị giá 8 tỉ đồng.
Nhận tin báo từ anh H, đội hiệp sĩ Bình Dương liền bí mật đến nơi anh H đưa tiền cho bà L. Thấy các "hiệp sĩ", bà L tìm cách "đánh bài chuồn" nhưng đã bị đưa về trụ sở công an để làm việc cùng số tiền là 90 triệu đồng.
Tại cơ quan công an, bà L khai không có chỗ ở ổn định, thường thuê khách sạn để tá túc. Hiện công an phường Thuận Giao đang làm rõ lời khai của những người có liên quan để có xử lý theo quy định.
Theo LĐO
Thấy "hiệp sĩ" Phan Thanh Hải -Đội trưởng Đội PCTP phường Phú Hòa, Bình Dương, bà L định "chuồn" thì bị giữ lại, yêu cầu lên cơ quan công an để làm rõ sự việc.
Vụ mẹ kế đánh con chồng tại Bình Phước: Vì sao không khởi tố? Lê Thị Thanh Thảo, sinh năm 2001 (trú tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước), bị mẹ kế đánh ngày 19/12/2015 với giám định thương tật 22%. Gia đình Thảo đã trình báo Công an địa phương. Sau gần 3 năm điều tra, Công an huyện Lộc Ninh đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Quyết...