Truy tố 5 cựu CSGT An Giang can thiệp phần mềm cấp biển số xe
Với việc được cấp tài khoản phần mềm cấp biển số, các bị cáo là cán bộ CSGT tỉnh An Giang đã can thiệp cấp sai 5.056 biển số.
Ngày 25/8, theo nguồn tin của VietNamNet, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành cáo trạng truy tố, chuyển sang tòa cùng cấp đề nghị xét xử Nguyễn Bá Quận – cựu Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ (PC08) Công an tỉnh An Giang về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Cùng bị truy tố tội danh trên còn có: Nguyễn Hữu Ân (cựu phó đội trưởng Đội đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ), Bùi Quốc Khánh (cựu đội trưởng đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ); Võ Chí Linh và Nguyễn Hoàng Em (cựu cán bộ phòng PC08).
Công an đọc lệnh khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Bá Quận trước đó. Ảnh: CACC
Theo cáo trạng, Bộ Công an và các đơn vị liên quan đã triển khai phần mềm đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ trên phạm vi toàn quốc. Để cấp biển số xe bằng hình thức bấm số ngẫu nhiên, có trang bị màn hình điện tử hiển thị kết quả bấm biển số.
Cục CSGT Bộ Công an đã cấp cho phòng PC08 mật khẩu, tài khoản để cập nhật, thao tác trên phần mềm trong quá trình đăng ký xe.
Những cán bộ nói trên đã sử dụng các mật khẩu, tài khoản được cấp để thực hiện các thủ tục đăng ký mới, sang tên trong và ngoài tỉnh, thu hồi, cải tạo xe, xác minh trong tỉnh, cập nhật trạng thái phương tiện ô tô.
Video đang HOT
Quá trình thực hiện nhiệm vụ cấp biển số xe ô tô cho chủ phương tiện, từ tháng 8/2012 đến 6/2021, Nguyễn Bá Quận với vai trò là Trưởng phòng PC08 đã chỉ đạo, giao tài khoản quyền lãnh đạo kèm mật khẩu cho Ân và Khánh để thao tác cấp biển số theo ý muốn.
Ân, Khánh với sự giúp sức của Hoàng Em và Linh lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã can thiệp sai quy định vào phần mềm đăng ký, quản lý xe ô tô. Nhằm thực hiện việc chọn, cấp biển số xe ô tô theo ý muốn của bản thân, người thân và người quen.
Bị can Quận khai đã kêu Ân tìm cách can thiệp lấy biển số theo ý muốn trên phần mềm đăng ký xe ô tô. Mục đích để cấp cho người có yêu cầu. Bị cáo Quận khai chỉ kêu cấp biển số theo ý muốn khoảng 50 biển số.
Trong đó, bị can này nhớ là cấp cho con ruột 8 biển số ô tô gồm: 67A-123.45, 67C-066.66, 67A-066.60, 67A-068.69, 67C-095.99, 67B-019.99, 67A-009.80, 67A-009.52. Đồng thời, cấp cho người thân, người quen là lãnh đạo, cán bộ sở, ban, ngành trong tỉnh nhiều biển số; cấp cho bạn bè, những người quen có quan hệ vay mượn tiền qua lại và cấp nhiều biển số xe cho công ty xe khách Hùng Cường.
Bị can Quận khai làm việc này là do nể nang, tạo uy tín cho bản thân để thuận lợi trong công tác và kinh doanh của gia đình.
Tổng cộng có 5.056 biển số cấp sai quy định. Trong đó, 4.175 biển số cấp bằng cách hoán đổi, 881 biển số cấp bằng cách nhập dữ liệu cũ lấy biển số trực tiếp.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố thêm hành vi môi giới, đưa, nhận hối lộ do quá trình điều tra phát hiện có chung chi từ 1-50 triệu đồng nhằm “bôi trơn” để được cấp biển số theo ý muốn. Vụ án này được tách ra để tiếp tục điều tra.
Cựu chủ tịch Công ty Cây xanh khai bị ông Nguyễn Đức Chung mắng, dọa đuổi việc
"Chỉ đạo việc trồng cây, ông Nguyễn Đức Chung thường xuyên chửi mắng, dọa đuổi việc bị cáo.
Việc mắng chửi bị cáo ngay trước mặt các cán bộ", ông Vũ Kiên Trung (cựu Chủ tịch Công ty Cây xanh) thừa nhận lời khai này.
Chiều 25/8, phiên tòa xét xử vụ nâng khống giá cây xanh tiếp tục với phần thẩm vấn.
Liên quan đến vụ nâng khống giá cây xanh, bị cáo Vũ Kiên Trung (cựu Chủ tịch Công ty Cây xanh) bị truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Tại tòa, ông Trung thừa nhận cáo trạng, cho rằng mình hoàn toàn không bị ép cung, nhục hình gì. Theo cáo buộc, ngày 4/5/2016, ông Vũ Kiên Trung được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty Cây xanh và được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ kiêm Chủ tịch Công ty Cây xanh (từ 1/2020).
Ông Vũ Kiên Trung chỉ đạo ông Nguyễn Xuân Hanh (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cây xanh Hà Nội, kiêm Giám đốc Xí nghiệp cây hoa, cây cảnh, viết tắt là Xí nghiệp cây xanh) là đơn vị trực thuộc Công ty Cây xanh cùng các lãnh đạo, nhân viên công ty thực hiện ký 10 hợp đồng với Ban Duy tu, cho trồng cây trước và hoàn thiện thủ tục đặt hàng, dự toán, quyết toán sau, nâng khống giá cây trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 17 tỷ đồng.
Bị cáo Vũ Kiên Trung tại tòa. Ảnh: CTV
Quá trình hợp thức hồ sơ, ông Vũ Kiên Trung được ông Nguyễn Xuân Hanh báo cáo về việc thống nhất cùng ông Nguyễn Tuấn Nghĩa (Giám đốc Công ty Vì Nhân Dân, Công ty Xanh Hòa Lạc) nâng khống giá trị cây xanh đầu vào để Công ty Cây xanh đưa vào hồ sơ quyết toán giữa Công ty Cây xanh với Ban Duy tu.
Ông Trung giao nhiệm vụ cho bị cáo Bùi Phương Thảo (Kế toán trưởng Công ty Cây xanh) xây dựng đơn giá cây để bà Thảo thông đồng với bên Công ty thẩm định giá VVFC ban hành Chứng thư thẩm định với giá cây xanh đã được nâng khống.
Theo lời khai của ông Vũ Kiên Trung, do nâng khống giá cây thực tế mua nên đã được Nhà nước thanh toán số tiền chênh lệch là hơn 17 tỷ.
Sau khi được chuyển lại 17 tỷ đồng, ông Vũ Kiên Trung chỉ đạo trích 4,7 tỷ đồng chia cho một số cán bộ nhân viên chủ chốt. Trong đó, ông Trung được hưởng 1,5 tỷ đồng, Nguyễn Xuân Hanh 600 triệu đồng, Bùi Phương Thảo 380 triệu đồng... Còn lại 11,3 tỷ đồng được sử dụng chi phí quan hệ ngoài sổ sách của Công ty Cây xanh.
Vẫn theo lời khai của ông Vũ Kiên Trung, quá trình trồng cây xanh ở Hà Nội, bị cáo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, qua thông báo số 32 về việc trồng cây ở Hà Nội giai đoạn 2016- 2019.
"Chỉ đạo việc trồng cây, ông Nguyễn Đức Chung thường xuyên chửi mắng, dọa đuổi việc bị cáo. Việc mắng chửi bị cáo ngay trước mặt các cán bộ", ông Vũ Kiên Trung thừa nhận lời khai mà bị cáo từng khai tại CQĐT.
Ông Trung cũng thừa nhận việc dùng số tiền 11,3 tỷ đồng để chi đối ngoại cho các cơ quan ban ngành vào các dịp lễ, Tết từ năm 2016 đến 2018. Bị cáo Trung đã nhiều lần đưa ông Nguyễn Đức Chung tổng số tiền 2,6 tỷ đồng để cảm ơn đã tạo điều kiện, chỉ đạo các Sở, ngành thuộc UBND TP đặt hàng Công ty Cây xanh thực hiện trồng cây xanh.
"Bị cáo nhận thức rõ hành vi sai phạm của mình, đã thành khẩn khai báo, mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Tiền chi đối ngoại vào dịp lễ, Tết là văn hóa truyền thống của các cơ quan nhà nước", lời khai của ông Trung.
Vụ bé trai 17 tháng tuổi tử vong: Mẹ nạn nhân khóc nấc, 2 bảo mẫu lĩnh án Hội đồng xét xử đã đưa ra bản án đối với 2 bảo mẫu bạo hành bé trai 17 tháng tuổi tử vong. Mẹ bị hại bật khóc tại phiên xử. Mẹ bị hại bật khóc trong phiên toà Ngày 25/8, Toà án nhân dân (TAND) TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị An (SN 1993) và Nguyễn...