Truy tố 16 đối tượng làm giả văn bằng, con dấu, giấy tờ
Cơ quan CSĐT Công an Quảng Nam vừa hoàn tất hồ sơ, chuyển Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 16 đối tượng có hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức do Trần Huyền Ân (SN 1956, trú xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cầm đầu.
Đây là vụ án có tính chất hết sức nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài và ảnh hưởng đến nhiều người khiến dư luận xôn xao.
Ngoài đối tượng Ân, có 15 đối tượng liên quan gồm: Nguyễn Thành Lê (SN 1979, trú huyện Tiên Phước, Quảng Nam), Huỳnh Đức Trí (SN 1979, trú huyện Thăng Bình), Nguyễn Bá Thấn (SN 1989, trú huyện Núi Thành), Nguyễn Thị Xuân Hòa (SN 1969, trú huyện Điện Bàn, Quảng Nam), Nguyễn Anh Huy (SN 1979, trú huyện Núi Thành, Quảng Nam), Trần Ngọc Sỹ (SN 1980, trú huyện Phú Ninh, Quảng Nam), Lê Thị Ánh Nguyệt (SN 1970, trú huyện Phú Ninh)…
Công an thu giữ các loại văn bằng, giấy tờ giả của các đối tượng
Theo kết quả điều tra, từ tháng 10/2003 đến năm 2004, Ân cùng với Đức, Trí đã tham gia làm bằng giả với nhau. Đức và Trí tìm người có nhu cầu làm bằng giả, sau đó mang thông tin về giao cho Ân để làm bằng giả.
Ân đi mua bằng thật về tẩy xóa rồi ghi thông tin người có nhu cầu cần làm bằng vào. Đến tháng 9/2004, Công an huyện Thăng Bình phát hiện sự việc trên và tiến hành điều tra nên thời gian này, các đối tượng tạm dừng làm bằng giả.
Năm 2009, Lê, Thấn quen biết với Trí và tham gia làm bằng giả với Trí. Lê và Thấn tìm khách hàng có nhu cầu làm bằng giả về giao cho Trí làm. Trí đi mua bằng thật về nhờ Ân tẩy xóa rồi điền thông tin vào. Đến giữa năm 2011, Trí nhờ Lê thiết kế các mẫu phôi bằng mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lê liên hệ thuê Huy thiết kế phôi, Huy thuê Sỹ chỉnh sửa và thiết kế phôi bằng cho Lê.
Video đang HOT
Đối tượng cầm đầu Trần Huyền Ân
Sau khi Lê có được các hình mẫu phôi bằng thì Lê in phôi bằng bán cho Trí và Ân theo yêu cầu. Sau đó, Trí hoặc Ân ký giả tên, đóng dấu giả vào phôi bằng do Lê in cho hoàn chỉnh. Nếu là khách hàng của Lê thì Lê in phôi rồi thuê Trí hoặc Ân ký giả tên, đóng dấu giả.
Trong thời gian này, Thấn liên hệ với các đối tượng tìm khách hàng cần làm bằng giả để môi giới làm bằng lấy tiền chia nhau tiêu xài. Sau đó, Thấn chuyển thông tin cho Trí hoặc Lê thuê làm bằng giả cho những người có nhu cầu.
Khoảng tháng 8/2011, Huy và Lê gặp nhau, Lê nhờ Huy vẽ thiết kế mẫu phôi bằng rồi thực hiện nhiều phi vụ làm bằng giả khác. Đến đầu năm 2012, Lê đến tiệm photocopy của Trần Ngọc Sỹ đưa cho Sỹ một file dữ liệu là mẫu bản vẽ phôi bằng đã được thiết kế sẵn, có đầy đủ nội dung nhưng chưa có chữ ký và con dấu nên nhờ Sỹ chỉnh sửa cho phù hợp. Sỹ đã chỉnh sửa phông chữ, màu sắc trên 3 mẫu văn bằng. Từ mối quen biết này, từ đầu năm 2012 đến tháng 9/2013, Lê còn thuê Sỹ làm giả một số văn bằng và trả công gần 50 triệu đồng.
Các loại chứng chỉ, văn bằng bị làm giả y như thật
Qua quá trình điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam đã có đủ chứng cứ kết luận Ân cùng đồng bọn đã làm 67 văn bằng giả các loại để thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.
Các đối tượng làm giả rất tinh vi, lấy tên thật, ảnh thật của người cần mua bằng, sau đó về in ấn, mua tem chống giả, làm rất chỉnh chu nên trong thời gian dài ít cơ quan, đơn vị phát hiện ra.
Cơ quan điều tra xác định Ân là kẻ chủ mưu, câu kết với nhiều đối tượng khác mang tính chất tổ chức, trực tiếp làm nhiều con dấu, văn bằng, chứng chỉ giả các loại với số lượng tổng cộng 57 văn bằng, chứng chỉ giả, thu lợi bất chính tổng cộng 65,3 triệu đồng.
Còn Lê làm 55 văn bằng, chứng chỉ giả thu lợi bất chính 125 triệu đồng; Trí tham gia làm 31 văn bằng giả các loại, thu lợi bất chính 93 triệu đồng; Thân tham gia làm tổng cộng 11 văn bằng, thu lợi 38 triệu đồng; Hòa thu lợi bất chính 142 triệu đồng; Sỹ 19,5 triệu đồng…
Ngoài 15 đối tượng nêu trên, Cơ quan CSĐT Công an Quảng Nam xác định còn một số đối tượng liên quan nhưng xét hành vi của các đối tượng này chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự nên đã có hướng đề xuất xử lý thích hợp.
Công Bính
Theo Dantri
Khởi tố giảng viên nhận tiền của sinh viên
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND thành phố đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Huyền (SN 1977, ngụ quận 12), nguyên giảng viên bộ môn Tiếng Anh của trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh (ĐHCN) về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Trường ĐH Công nghiệp TP HCM.
Theo phản ánh của nhiều sinh viên trường ĐHCN, từ tháng 11-2011 đến tháng 1-2012 Huyền tự tổ chức học và thi trả nợ môn tiếng Anh cho 100 sinh viên các lớp do anh ta trực tiếp giảng dạy và đã thu 215 triệu đồng học phí mà không thông qua nhà trường. Khi nhà trường phát hiện trong 100 sinh viên này đều không có quyết định để tổ chức ôn thi, và trường đã không công nhận kết quả của 100 sinh viên.
Tại cơ quan điều tra, Huyền khai khoảng cuối năm 2011, một số sinh viên khoa tiếng Anh thuộc lớp Huyền giảng dạy thi rớt và muốn học để trả nợ. Khi biết khoa chưa mở lớp thi lại, Huyền nảy sinh ý định chiếm đoạt học phí bằng cách tự ý tổ chức cho sinh viên thi lại.
Huyền thông báo bằng miệng hoặc chuyển qua email cho từng sinh viên về thời gian, địa điểm học rồi yêu cầu đóng tiền cho anh ta để nộp về Phòng tài chính kế toán của Trường. Đối với sinh viên rớt môn nghe nói, đọc viết phần 1, 2, Huyền thu 50 USD; còn phần 3, 4 thì thu 100 USD.
Trong khoảng 6 tuần, Huyền đã dạy và tổ chức cho nhiều sinh viên thi lại tại dãy nhà C Trường Đại học Công nghiệp vào buổi tối. Ngày 13 và 15-1-2012 anh ta đã gởi hai email đính kèm bảng điểm cho bà Võ Thị Mỹ Phượng - giáo vụ Khoa Quốc tế - với nội dung đã kiểm tra biên lai đóng tiền của sinh viên và đề nghị nhập điểm dù chưa nộp phí học lại của sinh viên cho nhà trường.
Đến tháng 9-2012, sau khi làm xong bảng điểm, Huyền đã gửi bảng điểm gốc cho bà Phượng qua email. Làm việc với cơ quan điều tra bà Phượng cho biết khi gửi email Huyền không nói gì nên bà không biết (!?). Về sau, khi đối chiếu bảng điểm gốc do Huyền gửi với thông tin sinh viên thì phát hiện tất cả sinh viên do Huyền tổ chức thi lại chưa đóng học phí cho trường.
Hội đồng kỷ luật trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đã họp và kết luận Huyền đã có những sai phạm như trên. Đến tháng 5/2014, trường đã có hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với Nguyễn Văn Huyền.
Hiện Huyền đã nộp cho Trường ĐHCN và cơ quan điều tra gần 215 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Theo_Hà Nội Mới
Thỏa thuận mức bồi thường cho 3 người trong gia đình bị bắt giam oan sai 2 năm Liên quan đến vụ 3 người trong một gia đình bị bắt giam oan sai 2 năm ở TX Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), ngày 5/3, đại diện Viện KSND tỉnh Sóc Trăng đã có buổi gặp gỡ gia đình ông Phạm Văn Lé để thương lượng bồi thường oan sai. Theo ông Phạm Văn Lé, sau khi được đình chỉ điều tra...