Truỵ tim suýt chết vì ăn đào
Cắn một miếng đào, bà lão bỗng dưng sùi bọt mép, co giật, bất tỉnh.
Người phụ nữ họ Lưu, 75 tuổi, sống với gia đình ở thành phố Thâm Quyến rất thích ăn đào. Bà có thể ăn mọi thứ được làm từ trái đào như: Bánh đào, chè đào, siro và nước đào.
Ảnh minh họa
Sáng 9/10 vừa qua, bà Lưu có đi chợ mua đào về làm vữa tráng miệng. Vì chủ quan nên bà chỉ lấy khăn lau và không sục rửa như hàng ngày.
Sau 30 phút, bà Lưu ngứa khắp khoang miệng, bà bắt đầu bị đau ngực dữ dội, khó thở, sùi bọt mép và bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy, bà Lưu nhận thấy mình đang nằm trên giường bệnh ở bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến.
Các bác sĩ thông báo ông đã lên cơn đau tim do dị ứng và sau đó bà Lưu lại ngất.
Video đang HOT
Các kiểm tra sau đó xác định nguyên nhân khiến bà Lưu đột quỵ nghi ngờ do ngộ độc hóa chất bảo quản, thứ hai có thể do độc tố vi khuẩn trong trái đào (nguyên nhân này ít căn cứ hơn).
Sau vài ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã được cải thiện.
Người nhà đã đưa bà Lưu đến bệnh viện ngay sau khi bất tỉnh là lựa chọn rất đúng. Vì nếu không, dị ứng mạnh dẫn đến cơn đau tim đã có thể khiến bà tử vong. Bà Lưu đã trải qua ca phẫu thuật khẩn cấp và sức khỏe hiện đang dần bình phục.
Một trái đào trung bình (147 g) cung cấp khoảng 50 calories, 0,5g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15g carbohydrate, 13g đường, 2g chất xơ và 1g protein. Loại quả này có thể cung cấp được 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C.
Đào cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin K, vitamin B3, folate, sắt, choline, kali, magie, phospho, kẽm và đồng rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, vì có tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Vì vậy, với số lượng mỗi tuần ăn khoảng 2-3 quả đào không gây hại gì cho cả mẹ và bé.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.
Thoát chết trong gang tấc nhờ sự quyết đoán của bác sĩ Việt Nam
Cương quyết về nước chữa trị sau khi được chẩn đoán bóc tách cấp tính động mạch chủ type B, bệnh nhân L.M. (53 tuổi, người Pháp) được các bác sĩ Việt Nam thuyết phục ở lại. Và đó là quyết định đã giúp bệnh nhân thoát cửa tử trong gang tấc.
Bác sĩ Trung mô tả về đoạn mạch máu nhân tạo được đặt cho bệnh nhân M. - Ảnh: THU HIẾN
Tôi muốn gửi lời cảm ơn từ tận trái tim mình tới toàn bộ bác sĩ và điều dưỡng ở bệnh viện nơi tôi điều trị - những người đã giúp tôi điều trị thành công. Sau ca phẫu thuật đầu tiên vào năm 2013 và thêm lần mổ này nữa, giờ đây tôi cảm thấy cuộc sống của mình có một sự gắn bó sâu sắc với Việt Nam mãi mãi.
Ông L.M. chia sẻ
"Tôi từng một lần được cứu sống tại Việt Nam. Và bây giờ, tôi tiếp tục thoát chết lần thứ hai nhờ những bác sĩ của đất nước này. 100% dòng máu trong người tôi giờ là của người Việt" - ông M. chia sẻ.
Thoát chết trong gang tấc
Hơn một năm trước trong lần có mặt tại Việt Nam, ông L.M. đau ngực dữ dội, sau đó lan xuống bụng. Ông L.M. được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy cấp. Qua thăm khám cộng với việc ông L.M. có tiền sử cao huyết áp và lần phẫu thuật năm 2013, các bác sĩ nghi ngờ những triệu chứng của ông L.M. liên quan đến chứng bóc tách động mạch chủ ngực. Kết quả chụp CT cho thấy đúng như dự đoán, động mạch chủ ngực bị chẻ đôi tạo nên lòng mạch giả gây chèn ép lòng mạch thật làm giảm lượng máu tưới lên các động mạch nuôi tạng (ruột, gan, thận...).
Tuy nhiên, tình trạng bệnh chưa gây nguy hiểm đến các tạng và có thể kiểm soát bằng thuốc. Chính vì vậy, ông L.M. muốn về Pháp điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ đã thuyết phục ông M. ở lại Việt Nam điều trị. "Với lương tâm của một bác sĩ, tôi không thể để bệnh nhân trở về nước khi có nguy cơ tử vong rất cao trong quá trình di chuyển" - bác sĩ Jean - Marcel Guillon, Bệnh viện FV, nói.
Lý giải về việc cương quyết "giữ chân" bệnh nhân, bác sĩ Lương Ngọc Trung (Bệnh viện FV) phân tích: "Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, áp suất không khí thay đổi sẽ khiến huyết áp tăng cao đột ngột, dễ gây vỡ chỗ phình bóc tách động mạch hoặc bệnh chuyển sang biến chứng bóc tách động mạch chủ ngược dòng dẫn đến tử vong. Hơn nữa, chúng tôi tin mình có thể điều trị tốt được căn bệnh này".
Nhờ sự thuyết phục bằng cả trái tim lẫn chuyên môn của các bác sĩ, ông M. đã quyết định ở lại điều trị và đó là quyết định cứu sống ông. Bước sang ngày thứ 3, tình trạng bệnh của ông M. bắt đầu diễn tiến xấu hơn khi các cơn đau ở ngực và bụng ít đáp ứng với thuốc giảm đau. Kết quả chụp CT lần hai cho thấy lòng mạch giả động mạch đã phình to nhiều hơn trước, việc điều trị nội khoa bằng thuốc không còn hiệu quả, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Ca phẫu thuật cân não
Song song với việc thuyết phục bệnh nhân đồng ý phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn qua video call với các bác sĩ tại Pháp (theo yêu cầu của ông L.M.), quyết định lựa chọn phương án đặt đoạn mạch máu nhân tạo (stent-graft) qua can thiệp nội mạch. Êkip mổ đã mở một vết rạch nhỏ ở bẹn, xác định lòng mạch thật và lòng mạch giả dưới sự hỗ trợ của siêu âm nội mạch (IVUS) để đưa stent vào lòng thật.
Bác sĩ khéo léo đặt 3 stent-graft vào đúng vị trí động mạch bị tổn thương, bảo tồn động mạch dưới đòn trái thay vì thắt bỏ và thêm cầu nối động mạch dưới đòn trái theo gợi ý ban đầu của nhóm bác sĩ bên Pháp. "Phương án của nhóm bác sĩ người Pháp là lựa chọn khá an toàn nhưng người bệnh phải chịu thêm một phẫu thuật hở dưới gây mê. Chúng tôi đã quyết định chọn phương án khó hơn với mong muốn hạn chế xâm lấn động mạch của bệnh nhân", bác sĩ Trung lý giải.
Theo bác sĩ Trung, thử thách lớn nhất của ca mổ này là toàn bộ động mạch chủ của ông M. đã bị bóc tách vì vậy biến chứng xấu có thể xảy ra. Các bác sĩ phải căng thẳng tính toán độ chuẩn xác rất cao, vì chỉ cần lệch đi vài milimet sẽ dẫn đến rất nhiều hệ quả như bị bít động mạch nuôi tạng, rò stent-graft sau đặt, tổn thương nặng hơn.
Cuối cùng, ca mổ thành công tốt đẹp sau khoảng 2 tiếng rưỡi cân não. Kết quả hình ảnh sau mổ cho thấy các nhánh động mạch chủ tổn thương đã phục hồi tốt hình dạng và dòng chảy, những mạch máu nuôi tạng được phục hồi tưới máu.
Bóc tách động mạch chủ có tỉ lệ tử vong cao
Theo bác sĩ Trung, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh này, song bóc tách động mạch chủ vẫn là một bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao. Theo đó, bệnh xảy ra ở nam giới nhiều gấp đôi so với nữ giới. Độ tuổi dễ mắc phải nhất là từ 50-70 tuổi, với biểu hiện phổ biến như lên cơn đau tim, đau lưng, đau bụng... dữ dội, có thể dẫn đến thiếu máu, nhồi máu cơ tim nếu bị bóc tách vị trí gần tim (type A)...
Đà Nẵng: Cấy máy khử rung ICD cứu bệnh nhân nhi mắc hội chứng Brugada nguy hiểm Ngày 1/10, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết đã thực hiện thành công ca cấy máy khử rung ICD cho bệnh nhân nhi (14 tuổi) do hội chứng Brugada gây rung thất. Hội chứng Brugada là một bệnh lý hiếm gặp có tính di truyền và là nguyên nhân gây đột tử cao trong tất cả các nguyên nhân gây đột...