Truy tìm nguồn lây của ca bệnh 2.899 tại Hà Nam
Việc bệnh nhân 2.899 mắc Covid-19 sau khi hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, có hay không đây là trường hợp ủ bệnh quá 14 ngày.
Nhiều giả thiết cũng đã được đặt ra liệu BN 2.899 lây từ khu cách ly, lây trên đường trở về nhà hay ngày xét nghiệm cuối cùng trước khi kết thúc cách ly không phải ngày thứ 14 theo quy định?
(Ảnh minh họa)
Bệnh nhân 2.899 (Hà Nam) được xác định mắc Covid-19 ngày 29-4 là nam, 28 tuổi, quê ở xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Người này từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 7-4, đã hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung vào ngày 21-4 tại Đà Nẵng với ba lần xét nghiệm Rt-PCR âm tính.
Chỉ ba ngày sau rời khu cách ly, bệnh nhân này có triệu chứng ho, sốt và đã đến trạm y tế xã khai báo y tế. Kết quả xét nghiệm ngày 29-4 của bệnh nhân dương tính.
Tính đến sáng nay, đã có thêm bảy người nhiễm nCoV tại Hà Nam là F1 của trường hợp 2.899, trong đó có bố, mẹ, vợ và con gái của bệnh nhân.
PGS, TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam cho biết, tốc độ lây dịch tại Hà Nam có sự lây lan rất nhanh. Các trường hợp F1 mới tiếp xúc đã trở thành F0 khi xét nghiệm truy vết. Thậm chí, trường hợp F2 cũng đã trở thành F0.
Theo ông Phu, hiện chưa thể kết luận nguyên nhân ca bệnh này mắc Covid-19 do đâu. Do đó, cần phải điều tra dịch tễ cụ thể mới có thể đưa ra những kết luận chính xác, chứ chưa thể kết luận bệnh nhân có thời gian ủ bệnh trên 14 ngày.
Phân tích về các giả thiết có thể xảy ra, ông Phu cho rằng, có thể bệnh nhân 2.899 lây nhiễm Covid-19 ngay trong khu cách ly, tuy nhiên đến khi rời khỏi khu cách ly mới phát bệnh. Bên cạnh đó, có một số ít trường hợp thời gian ủ bệnh không ấn định hoàn toàn 14 ngày mà có thể trên 14 ngày.
PGS, TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam.
Đặc biệt, theo ông Phu, cần kiểm tra lại lần xét nghiệm cuối cùng của BN 2.899 tại khu cách ly là ngày thứ bao nhiêu, có đúng là ngày thứ 14 không. Theo quy định, trường hợp hết cách ly tập trung phải có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 14. Nếu bệnh nhân này được xét nghiệm sớm trước 14 ngày, có thể bệnh nhân 2.899 bị lây nhiễm từ nước ngoài về.
Video đang HOT
Cũng không loại trừ khả năng, bệnh nhân trong quá trình di chuyển về nhà bằng nhiều phương tiện đã tiếp xúc với nhiều người, trong đó có trường hợp dương tính mà không biết.
Cũng với quan điểm này, PGS, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, các trường hợp mắc Covid-19 cần cách ly 14 ngày. Nếu làm đúng tất cả các quy trình cách ly thì chỉ cần cách ly 14 ngày là sẽ bảo đảm an toàn. Nếu thực hiện cách ly không đúng, bỏ qua những quy trình trong cách ly thì việc tăng số ngày không có ý nghĩa gì hết.
Theo giả thiết của PGS Nga, rất có thể bệnh nhân 2.899 mới mắc Covid-19 được 5-7 ngày cho nên bệnh mới lây nhiễm nhanh. Để biết chính xác, Việt Nam cần phải giải trình tự gien.
Cũng theo các chuyên gia dịch tễ, trường hợp tại Hà Nam đã thực hiện không đúng về quy định cách ly. Vì theo quy định, bệnh nhân sau cách ly tập trung khi về nhà sẽ cần phải tự cách ly tại nhà. Trường hợp 2.899 khi về nhà đã không tiếp tục cách ly tại nhà, có hành trình đi lại, tiếp xúc nhiều người. Đối với những trường hợp này cần phải xử phạt để làm gương cho những người khác.
Hiện tại tốc độ lây nhiễm nhanh từ BN 2.899 với sáu ca tại Hà Nam, ba ca tại Hà Nội, một ca tại TP Hồ Chí Minh, hai ca tại Hưng Yên… Hiện nay, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đang tiến hành đánh giá và phân tích giải trình tự gien của ca bệnh này.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, 121 người cách ly cùng bệnh nhân tại khách sạn Alisia Bench ở Đà Nẵng rất nhiều nguy cơ. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương có người đi chung chuyến bay ở Nhật về Đà Nẵng hôm 7-4; đi chung xe khách từ Đà Nẵng về Hà Nam và cách ly chung với bệnh nhân tại khách sạn ở TP Đà Nẵng phải cách ly tập trung ngay, lấy mẫu xét nghiệm.
“Chúng tôi nhận định dịch ở Hà Nam đang ở chu kỳ lây nhiễm thứ 1, bắt đầu sang chu kỳ 2, nhưng có thể ngày mai, kia, sang chu kỳ tiếp theo thì công tác chống dịch sẽ khó khăn hơn nhiều. Tốc độ lây nhiễm nhanh, phải làm càng nhanh mới kiểm soát được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hiện Việt Nam đang phải đối phó rất nhiều nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ nguồn nhập cảnh cả hợp pháp và chưa hợp pháp. Với nguồn nhập cảnh hợp pháp thì nguy cơ đến từ việc cách ly chưa bảo đảm. Vì thế, trong dịp nghỉ lễ dài đi lại nhiều, tụ tập đông người, nếu không thực hiện 5K… nguy cơ dịch bệnh có thể đe dọa bất kỳ địa phương nào.
Chuyên gia phân tích 4 khả năng mắc Covid-19 của ca "siêu lây nhiễm" Hà Nam
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Bộ Y tế đánh giá có 4 khả năng khiến ca "siêu lây nhiễm" ở Hà Nam mắc Covid-19. Tuy nhiên để đánh giá chính xác phải điều tra dịch tễ kỹ càng.
Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam đánh giá, ca F0 ở Hà Nam, bệnh nhân 2899 hiện có nguy cơ cao với cộng đồng bởi việc lây nhiễm rất nhanh.
Đánh giá về ca Covid-19 ở Hà Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng tốc độ lây nhiễm nhanh, mức độ tấn công nhanh. Bộ Y tế sẽ tiến hành đánh giá và phân tích giải trình tự gen ca mắc này.
Bộ trưởng Y tế kiểm tra công tác chống dịch tại Hà Nam, ngay chiều 29/4 khi phát hiện ca Covid-19 tại đây.
Liên quan đến việc bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 khi trở về địa phương sau khi hoàn thành cách ly 14 ngày, PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá, phải phân tích kỹ, điều tra thật kĩ để xác định nguyên nhân.
PGS Phu phân tích 4 nguyên nhân lây nhiễm có thể xảy ra với ca Covid-19 tại Hà Nam như sau:
Có thể lây nhiễm trong khu cách ly
Theo PGS Phu, có thể bệnh nhân này lây nhiễm Covid-19 ngay trong khu cách ly, tuy nhiên đến khi rời khỏi khu cách ly mới phát bệnh.
Thời gian ủ bệnh quá 14 ngày
Khả năng thứ 2 có thể nhiễm SARS-CoV-2 ở bệnh nhân này, PGS Phu nhận định có thể do thời gian ủ bệnh quá 14 ngày.
Trên thực tế, có một số ca mắc Covid-19 biểu hiện muộn sau 14 ngày.
Kiểm tra ngày xét nghiệm cuối cùng
Khả năng thứ 3 có thể xảy ra và cần kiểm tra lại lần xét nghiệm cuối cùng tại khu cách ly là ngày thứ bao nhiêu, có đúng là ngày thứ 14 không.
Trước đó, bệnh nhân N.V.Đ. nhập cảnh từ Nhật về, cách ly đủ 14 ngày tại Đà Nẵng và đã có 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong đó lần xét nghiệm cuối cùng là ngày 21/4.
Đến ngày 22/4 bệnh nhân đi xe khách từ Đà Nẵng về Liêm Tuyền và bắt taxi từ Liêm Tuyền về nhà ở thôn Quan Nhân, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Sáng 24/4, bố bệnh nhân này ra trạm y tế xã khai báo do thấy con trai có biểu hiện ho sốt, đau họng. Sau đó cơ quan chức năng đã đến lấy mẫu, điều tra dịch tễ. Chiều ngày 27/4 xét nghiệm, xác nhận dương tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Có thể lây nhiễm khi di chuyển, trong cộng đồng
Theo PGS Phu, khả năng thứ 4 có thể xảy ra với trường hợp này, đó là lây nhiễm trong quá trình di chuyển về nhà và tiếp xúc nhiều người.
"Có thể trong quá trình di chuyển bệnh nhân bị lây nhiễm. Cũng có thể bệnh nhân bị lây ở cộng đồng, mà không thể xác định được nguồn lây là ở đâu", ông Phu nói.
"Tuy nhiên, như tôi đã nói, phải điều tra dịch tễ rất kỹ càng mới có thể đánh giá nguồn lây, thậm chí có những trường hợp không thể truy vết được lây nhiễm của ca F0", ông Phu nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, vấn đề xác định nguồn lây rất quan trọng để định hướng truy vết và đánh giá quy mô dịch. "Tuy nhiên, điều quan trọng lúc này là ưu tiên truy vết hết F0, F1, F2... trong cộng đồng để tránh lây lan và tiếp đến phải khẳng định trường hợp này có bị lây nhiễm ở cộng đồng không để có biện pháp chống dịch phù hợp", ông Phu nói.
Chuyên gia này cũng đánh giá, quy định thời gian cách ly tập trung của Bộ Y tế 14 ngày về cơ bản là đảm bảo an toàn. Ngoài ra, quy định cũng nêu rõ sau 14 ngày xét nghiệm 3 lần âm tính, bệnh nhân về nhà phải theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc không cần thiết.
Trước đó, liên quan quá trình cách ly của ca "siêu lây nhiễm" ở Hà Nam, Sở Y tế Đà Nẵng khẳng định, qua điều tra dịch tễ, kết quả rà soát, kết quả xét nghiệm, đánh giá quá trình cách ly tại khách sạn cho thấy anh N.V.Đ. đủ điều kiện hoàn thành cách ly y tế.
Theo đó, anh N.V.Đ. được cách ly tại Khách sạn Alisia (19 Hoàng Sa, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) từ ngày 7/4.
Bệnh nhân N.V.Đ. được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 ngày 8/4, kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, bệnh nhân N.V.Đ là F1 của bệnh nhân 2677 (ngồi gần trên chuyến bay VJ3613 nêu trên) nên được chuyển sang cách ly tại phòng 1203 cùng phòng với N.V.D (cũng là F1 của bệnh nhân 2677) và được lấy mẫu lần 2 vào ngày 12/4, kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Kết quả theo dõi hàng ngày qua hệ thống camera và kết quả trích xuất camera từ ngày 7-21/4, cho thấy bệnh nhân tuân thủ nội quy quy định, không bước ra khỏi phòng, không giao tiếp với ai trong quá trình cách ly tại khách sạn Alisia.
Bệnh nhân N.V.Đ. được lấy mẫu xét nghiệm lần 3 vào ngày 14 trước khi hoàn thành cách ly, kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được hoàn thành cách ly và rời khỏi khách sạn lúc 18h40 ngày 21/4.
Các địa phương tăng cường đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại cơ sở lao động Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường triển khai đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở lao động. Hải Dương xet nghiêm sang loc cho công nhân cac khu công nghiêp trươc khi đi vao san xuât (Ảnh:...