Truy tìm lốp máy bay Vietnam Airlines bị rơi
Để phục vụ cho công tác điều tra sự cố của máy bay ATR 72 của Vietnam Airlines, Cục Hàng không Việt Nam vừa ra công điện truy tìm trên diện rộng chiếc lốp máy bay bị rơi tại Hải Phòng và Đà Nẵng.
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu lãnh đạo Cảng Hàng không Hải Phòng và Đà Nẵng có trách nhiệm lập tức cử người truy tìm các mảnh vỡ càng và chiếc lốp bị văng ra từ máy bay ATR 72 của Vietnam Airlines, trên chuyến bay VN1673 hành trình từ Hải Phòng đi Đà Nẵng chiều qua (21/10).
Cuộc truy tìm lốp máy bay được triển khai tại sân bay Cát Bi và Đà Nẵng
Một chuyên gia của Cục Hàng không Việt Nam cho rằng nhiều khả năng truc cang trươc máy bay bị gãy khiến chiếc lốp rơi ra trong thời điểm cất cánh tại sân bay Cát Bi hoặc hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, lúc đó càng và lốp máy bay phải chiu lực đỡ lớn nhất. Còn trong quá trình bay, các bộ phận nay đều được thu vào bên trong nên khó có thể rơi ra được.
Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, việc tìm lốp máy bay được triển khai từ chiều 21/10 nhưng đến nay vẫn chưa co kêt qua, nên Cục Hàng không phải soạn văn bản yêu cầu tìm kiếm trên diện rộng với quy mô lớn.
Trên thực tế, cho đến nay khi công điều tra đang được tiến hành và chiếc ATR-72 phải nằm ở sân bay Đà Nẵng, hộp đen của máy bay đã được niêm phong, nhưng nhiều người vẫn chưa hết ngạc nhiên tại sao máy bay bị gãy truc càng trươc, lốp bị rơi mà cả tổ bay và kỹ thuật viên có mặt trên chuyến bay đều không hay biết gì, thậm chí hoạt động cất-hạ cánh tại 2 đầu sân bay vẫn diễn ra rất bình thường?
Video đang HOT
Về việc này, trao đổi với PV Dân trí, đại diện Vietnam Airlines cũng không thể giải thích được nhiều về sự cố hi hữu này: “Ở mũi trước của máy bay có 2 bánh, nên khi chỉ còn 1 bánh thì máy bay vẫn có thể tiếp đất để hạ cánh được. Còn chuyện lốp máy bay bị rơi ra lúc nào, tại sao tổ bay không biết thì phải chờ có thêm thông tin từ bộ phận kỹ thuật”.
Phía Cục Hàng không Việt Nam cũng cho hay, đây là sự cố nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra trong 21 năm sử dụng máy bay ATR-72 tại Việt Nam.
Theo đại diện Cục Hàng không, ATR-72 là dòng máy bay tầm thấp, loại máy bay này không có hệ thống đèn hiệu thông minh và hiện đại để thông báo các chỉ số kỹ thuật như máy bay Airbus hay Boeing, vì thế những thông tin về sự cố lốp như trường hợp vừa xảy ra cũng khó có thể phát hiện ngay được.
“Chúng ta có thể hình dung dòng máy bay ATR-72 và Airbus, Boeing cũng giống như các dòng ô tô. Một chiếc xe Matiz khác với chiếc xe Mercedes về mọi mặt, như vậy để thấy dễ hiểu hơn tại sao thông tin báo hiệu sự cố của chuyến bay VN1673 lại không được phát đi ngay khi xảy ra, đến khi về sân đỗ an toàn tại Đà Nẵng rồi thì kỹ thuật viên mới nhìn thấy mũi trước máy bay mất 1 bánh” – một đại diện của Cục Hàng không cho hay.
Được biết, hiện ở Việt Nam có 14 chiếc máy bay ATR-72 và đều thuộc đội bay của Vietnam Airlines. Dòng máy bay này được sản xuất tại Pháp, có khả năng chuyên chở 68 hành khách. ATR-72 thường được Vietnam Airlines sử dụng để khai thác trên cách chặng bay ngắn.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự cố hi hữu này.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Máy bay phục vụ Quốc tang mang số hiệu tuổi và năm sinh của Đại tướng
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam cho hay, 2 chiếc máy bay phục vụ Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ lần lượt mang số hiệu VN103 và VN1911, là tuổi thọ và năm sinh của Đại tướng.
Theo đó, chiếc chuyên cơ ATR72 chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 13/10 sẽ mang số hiệu VN103 - biểu thị tuổi thọ 103 của Đại tướng. Máy bay Airbus 321 phục vụ tang lễ sẽ mang số hiệu VN1911 - thể hiện năm sinh 1911 của Đại tướng.
Số hiệu VN103 của chuyên cơ ATR72 mang ý nghĩa là tuổi thọ
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đối với ATR72 - chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng, đại diện Vietnam Airlines cho biết, máy bay này được sản xuất và đưa vào khai thác năm 2010. Trong khi đó chiếc Airbus 321 được sản xuất và đưa vào khai thác năm 2012.
Quy trình phục vụ chuyến bay được thực hiện chu đáo theo quy định chuyên cơ. Nội dung phát thanh trên chuyến bay cũng được điều chỉnh cho phù hợp với sự kiện đặc biệt về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Phi công lái chính của chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng tên là Vũ Tiến Thắng. Ông đã từng có 20 năm phục vụ trong quân đội và hiện đang là Đội trưởng đội tàu bay ATR72, thanh tra bay của Cục Hàng không Việt Nam.
Các phi công khác là Phạm Thanh Sơn, Võ Tuấn Dũng đều là những phi công có thâm niên, kinh nghiệm và giờ bay tích lũy lớn.
Mọi hoạt động phục vụ sẽ được tổ bay Vietnam Airlines thực hiện nghi thức chuyên cơ đặc biệt. Mỗi máy bay đều được bố trí đầy đủ lực lượng phục vụ gồm phi công, tiếp viên, kỹ sư kỹ thuật và phục vụ bay.
Riêng tiếp viên phục vụ chuyên cơ vận chuyển linh cữu của Đại tướng có 3 người, tăng cường nhiều hơn các chuyến bay thông thường. Tất cả các tiếp viên hàng không trên 2 chuyến bay này đều là nam. Các tiếp viên sẽ mặc đồng phục bay, đeo cà vạt và băng tang màu đen.
Theo Dân Trí
Hé lộ đặc biệt về chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp Vietnam Airlines sử dụng 1 máy bay ATR72 để chở thi hài của Đại tướng và 1 máy bay Airbus 321 chở gia đình Đại tướng cùng Ban tang lễ. Giờ khởi hành dự kiến là 11h trưa 13/10. Sáng nay, công tác tập dượt đã diễn ra tại sân bay quốc tế Nội Bài. Nguồn tin riêng của Dân trí cho biết,...