Truy tìm hai đối tượng bị tố chiếm đoạt ôtô
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đang điều tra vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Ôtô Huy Thắng, TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Quốc Huy (SN 1979, ngụ quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) sử dụng pháp nhân Công ty TNHH Ôtô Huy Thắng ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng thuê xe của các cá nhân để nhận tài sản là xe ôtô. Tuy nhiên, Huy không thực hiện kinh doanh theo thỏa thuận mà đem thế chấp cho một số đối tượng, lấy tiền cho cá nhân hoặc cấn trừ nợ, chuộc lại các xe ôtô đã thế chấp trước đó. Thời gian đầu Huy có thanh toán tiền thuê xe, nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện, không trả lại xe cho chủ sở hữu mà bỏ đi khỏi nơi cư trú và địa điểm kinh doanh, cắt liên lạc để chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến vụ án, ông Võ Phúc Tâm đã tố cáo đến cơ quan điều tra việc ông ký hợp đồng và giao xe ôtô nhãn hiệu Toyota Vios cho Công ty Huy Thắng. Tuy nhiên, cũng với thủ đoạn trên của Nguyễn Quốc Huy, giấy tờ và xe ôtô của ông Tâm, cũng giao cho Cao Thị Thùy Dương (ngụ TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Trần Đình Tiến Đạt (ngụ TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Qua xác minh, cơ quan điều tra xác định, Dương và Đạt hiện không có mặt tại địa phương, đi đâu làm gì không rõ. Vì vậy, để phục vụ công tác điều tra, Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị Cao Thị Thùy Dương và Trần Đình Tiến Đạt đến cơ quan CSĐT tại địa chỉ 674 đường 3/2, phường 14, quận 10, TP Hồ Chí Minh, để làm rõ nội dung liên quan.
Đầu tư đa cấp bất động sản: "Nghìn lẻ một" bẫy lừa
Mạo danh chủ đầu tư, vẽ dự án "ma" để bán là những chiêu trò quá cũ, trên thị trường bất động sản hiện nay xuất hiện "nghìn lẻ một" bẫy lừa theo mô hình đa cấp mà không ít các nạn nhân đã sập bẫy...
Lợi nhuận cam kết của Công ty bất động sản NN
Video đang HOT
Tuyển cộng tác viên bán ..."vịt trời"
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội vừa thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" đối với Phạm Văn Đảng (31 tuổi quê Vũ Thư, Thái Bình), là đối tượng điều hành Công ty TNHH thiết kế 3D Vietek. Theo Cơ quan điều tra, năm 2016, Phạm Văn Đảng thành lập công ty trên, thuê trụ sở tại tòa nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Cơ quan chức năng cho biết, Đảng thuê người đứng tên Giám đốc nhưng mọi hoạt động của công ty do anh ta đứng sau điều hành, thực chất là tạo vỏ bọc để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Công ty không đăng ký hoạt động kinh doanh đa cấp. Song bị can đã nghĩ ra một hình thức hoạt động đa cấp biến tướng mới dưới vỏ bọc tuyển cộng tác viên môi giới bất động sản do Công ty Vietek là chủ đầu tư; Hoặc tham gia góp vốn, liên kết, hoặc đã mua số lượng lớn căn hộ tại dự án đó. Khi tham gia, cộng tác viên phải mua mã môi giới sản phẩm với giá 3 triệu đồng/mã, mỗi người được quyền mua từ 1-20 mã.
Sau khi nộp tiền, cộng tác viên ngay lập tức được Công ty Vietek trả lãi là 10% tiền nộp, sau đó đi mời người khác tham gia để ăn tiền hoa hồng. Càng giới thiệu được nhiều người tham gia làm cộng tác viên cho Vietek thì được càng nhiều tiền thưởng, giống như mô hình đa cấp.
Để cộng tác viên tin tưởng, Đảng phát cho mỗi cộng tác viên 1 cuốn catalog in hình các dự án bất động sản hấp dẫn. Trong đó in nội dung Công ty Vietek là chủ đầu tư hoặc tham gia đầu tư, gồm: Mua 9 lô biệt thự trị giá 210 tỉ đồng tại dự án Vinhomes GreenBay tại đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, Hà Nội; Mua 20 lô biệt thự trị giá 300 tỉ đồng tại dự án FLC Hạ Long, mua 10 lô nhà vườn trị giá 80 tỉ đồng tại dự án FLC Sầm Sơn; Mua 50 lô biệt thự trị giá 450 tỉ đồng tại dự án khu đô thị mới Bắc quốc lộ 32 của Công ty CP phát triển đầu tư Từ Liêm;
Chủ đầu tư dự án khu nhà ở thấp tầng Manhattan tại đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội; Chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Bình Yên tại Thạch Thất, Hà Nội; Chủ đầu tư dự án khu du lịch - dịch vụ sinh thái Sơn Động tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội; chủ đầu tư dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh động Đá Bạc tại Lương Sơn, Hòa Bình...
Tin tưởng thông tin do Phạm Văn Đảng đưa ra, nhiều người đã ký hợp đồng cộng tác viên môi giới bất động sản với Công ty Vietek và chuyển tiền vào tài khoản công ty. Theo cơ quan điều tra, các dự án do Công ty Vietek làm chủ đầu tư in trong cuốn catalog mà Phạm Văn Đảng phát cho cộng tác viên là không có thật. Công ty Vietek cũng không hề mua hay liên kết với bất cứ doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản nào, hoặc được phép môi giới sản phẩm tại các dự án bất động sản như Công ty Vietek quảng cáo.
Một chương trình kêu gọi đầu tư được cho là của Công ty bất động sản NN. Ảnh: K.N
Cam kết lợi nhuận "trên mây"
Hay như thời gian gần đây, một công ty đã và đang nổi lên như "diều gặp gió", đó là Công ty Cổ phần bất động sản NN, Công ty này được giới thiệu là "Kênh đầu tư vàng - Vững vàng năm tháng", tuy nhiên không ít nhà đầu tư lại cảm thấy lo lắng, thậm chí không khỏi "hoang mang" khi tìm hiểu dù được đơn vị này cam kết trả lãi suất cao ngất ngưởng.
Trên website của mình , đơn vị này đăng tải những lời kêu gọi đầu tư an toàn, bền vững và lãi suất khủng. Công ty đã công bố chương trình hợp tác kinh doanh và phân chia lợi nhuận theo ngày, với mức cam kết lợi nhuận lên đến 44%/24 tháng, còn được tặng 1 BĐS trị giá tương ứng gói đầu tư. Như vậy, tổng mức lợi nhuận nhà đầu tư nhận được sau 2 năm lên tới 144%. Trong trường hợp nhà đầu tư không nhận bất động sản, Công ty BĐS NN sẽ quy đổi sang tiền mặt, với mức lãi suất giảm còn 92%/24 tháng. Theo tìm hiểu, hầu như các gói đầu tư vào Công ty NN dao động từ 20 triệu đồng đến 5 tỉ đồng.
Đáng chú ý, với mức lãi suất 144%/24 tháng, tương đương 72%/năm, lợi nhuận hấp dẫn mà Công ty BĐS NN đang trả cho nhà đầu tư cao hơn rất nhiều lần lãi suất hiện tại của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp - Giám đốc Công ty Luật HPVN cho rằng, để không sập bẫy đa cấp, rơi vào cảnh "tiền mất tật mang", thậm chí vướng vào vòng lao lý thì trước hết mỗi người phải luôn tự nhắc bản thân cần tỉnh táo, cảnh giác trước những lời dụ dỗ tham gia vào các công việc kiếm tiền quá dễ.
Bảng lợi nhuận hợp tác kinh doanh của Công ty bất động sản NN
Thực tế đã khẳng định, không có mô hình kinh doanh hay phát triển kinh tế nào có thể mang lại siêu lợi nhuận, giúp người tham gia "ngồi chơi cũng có tiền". Kết quả điều tra các vụ việc kinh doanh đa cấp trái phép cho thấy, đối tượng chủ mưu lừa lấy tiền của người tham gia sau để chi tiêu cá nhân và trích một phần trả cho những người tham gia trước nhằm tạo lòng tin. Đến khi hết khả năng chi trả thì các đối tượng cầm đầu nhanh chóng "cao chạy xa bay".
"Việc dễ kiếm nhiều tiền sẽ khiến nhiều người "hoa mắt". Song, thực tế minh chứng: Chỉ có lao động chân chính mới tạo ra của cải vật chất một cách bền vững cho bản thân và xã hội. Nhằm kịp thời ngăn chặn, cảnh báo người dân, nhất là giới trẻ tránh xa những cạm bẫy kinh doanh đa cấp trái phép, các địa phương, cơ quan, nhà trường, tổ chức đoàn thể... cần tăng cường công tác tuyên truyền, thường xuyên phổ biến, vạch trần những thủ đoạn lừa đảo", luật sư Hiệp chia sẻ.
Thực tế thời gian qua, sau rất nhiều vụ đường dây kinh doanh đa cấp trái phép bị phát giác với số tiền lên đến hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng, khiến bao gia đình tán gia bại sản, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Thực tế đó tưởng rằng người dân sẽ tỉnh táo, cảnh giác hơn trước những lời hứa hão huyền "đầu tư ít, sinh lợi cao", "ngồi chơi cũng có tiền"... thế nhưng, "con bạch tuộc" mang tên đa cấp vẫn "vươn vòi" dài hơn, với chiêu trò ngày càng tinh vi.
Và rồi, cứ sau mỗi vụ việc bị cơ quan chức năng bóc gỡ, chúng ta lại giật mình trước những con số thống kê: Số người tham gia, số tiền lừa đảo, chiếm đoạt của vụ sau lớn hơn vụ trước. Chính lòng tham, thói lười lao động lại ham hưởng thụ của nhiều người trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ kinh doanh đa cấp trái phép gieo mầm, thu lợi bất chính.
Truy nã đối tượng thuê ôtô tự lái rồi chiếm đoạt Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa ra quyết định truy nã đối với bị can Phạm Tấn Phát (ảnh) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Trước đó, ngày 26/7/2019, Trần Hoàng Anh ký hợp đồng cho Phạm Tấn Phát, đại diện Công ty TNHH SX TM XNK Thạch Phát (gọi tắt Công ty Thạch Phát)...