Truy tìm đối tượng cầm đầu nhóm lừa đảo chiếm đoạt gần 13 tỷ đồng
Ngày 13/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông báo truy tìm Nguyễn Công Hùng (SN 1988; quê TP Hồ Chí Minh) để điều tra làm rõ hành vi “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra, ngày 26/11/2020, Lê Minh Trí, tự xưng là Lê Như Chiến, Giám đốc Công ty TNHH Thương Mại Xây Lắp điện Hiệp Phát và đối tượng Chung Khôi (chưa rõ lai lịch) liên lạc qua điện thoại và Zalo đề nghị ông T.G.N xuất 2 hóa đơn giá trị gia tăng khống (xuất hóa đơn mà không có hàng hóa) cho Công ty Hiệp Phát trị giá gần 1,2 tỷ đồng với tiền hoa hồng là 30 triệu đồng. Ông N. đồng ý.
Để thực hiện giao dịch, ngày 27/11/2020, đối tượng Trí hẹn ông N. mang theo tiền đến phòng giao dịch của một ngân hàng trên địa bàn phường Lái Thiêu, TP Thuận An để nộp tiền vào tài khoản số 002090188 của Công ty Hiệp Phát, đồng thời làm phiếu ủy nhiệm chi chuyển số tiền trên vào tài khoản cho Công ty Hiệp phát.
Trong lúc chờ ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền theo ủy nhiệm chi thì các đối tượng đã sử dụng internet banking chuyển tiền ra khỏi tài khoản của Công ty Hiệp Phát nên ngân hàng đã không thực hiện được giao dịch trên. Sau khi chiếm đoạt được số tiền trên thì các đối tượng cắt mọi liên lạc với bị hại.
Video đang HOT
Truy xét, Công an tỉnh Bình Dương đã xác định 3 đối tượng gây án là Lê Minh Trí, Lê Minh Truyền và Nguyễn Công Hùng và đã bắt giữ được đối tượng Trí, Truyền, riêng Hùng bỏ trốn.
Mở rộng điều tra, các đối tượng này đã gây ra 6 vụ lừa đảo mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống và cho vay đáo hạn ngân hàng chiếm đoạt số tiền gần 13 tỷ đồng. Hùng được xác định là đối tượng cầm đầu nhóm lừa đảo.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông báo cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện Nguyễn Công Hùng ở đâu báo về cho Phòng CSHS, Công an tỉnh Bình Dương theo địa chỉ: 615 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một hoặc điện thoại 0938. 022.686 gặp đồng chí Đặng Trung Nghĩa.
Hàng nghìn người "sập bẫy" kẻ giả danh Cảnh sát PCCC
Không nghề nghiệp, các đối tượng giả danh Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) gọi điện thoại đến các cá nhân, công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của hàng nghìn bị hại trên cả nước.
Ngày 26/5, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, đã bắt giữ đối tượng Mai Thanh Tùng (SN 1992) và Vũ Văn Tiến (SN 1994- hàng xóm của Tùng), cùng trú tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cán bộ Cục Cảnh sát hình sự kiểm tra quần áo bảo hộ Cảnh sát PCCC mà đối tượng Mai Thanh Tùng và Vũ Văn Tiến gửi cho các bị hại.
Qua công tác nắm tình hình, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện nhóm đối tượng giả danh Cảnh sát PCCC lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại trên cả nước. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự đã giao Phòng Hướng dẫn điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài phối hợp Công an tỉnh Bắc Giang điều tra làm rõ.
Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát phát hiện các đối tượng đang có mặt ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), lập tức tổ công tác "lên đường" có mặt tại nhà của đối tượng Tùng và Tiến.
Tại đây, cơ quan Công an thu giữ 4 máy tính mà các đối tượng sử dụng để lừa đảo chiếm tài sản.
Đối tượng Mai Thanh Tùng và Vũ Văn Tiến tại trụ sở Cục Cảnh sát hình sự.
Tại cơ quan Công an, Tùng khai nhận, là đối tượng không nghề nghiệp ổn định, thường xuyên nên mạng xã hội tìm hiểu các phương thức thủ đoạn lừa đảo. Do biết một số cá nhân, công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT phải có chứng chỉ phòng cháy, chữa cháy (PCCC), tháng 9/2021, Tùng bàn bạc với Tiến giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC phụ trách địa bàn gọi điện cho các cá nhân, công ty yêu cầu tập huấn để được cấp chứng chỉ nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông qua mạng Internet, Tùng đã thu thập thông tin của các cá nhân, công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT cần có chứng chỉ PCCC; đồng thời mua 1.000 bộ quần áo bảo hộ PCCC của anh T.V.T, quê ở Hà Nam với giá 125.000 đồng/1 bộ. Sau đó, Tùng cùng với Tiến sử dụng nhiều sim điện thoại không chính chủ để gọi điện giả danh là cán bộ Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn yêu cầu các cá nhân, công ty kinh doanh ngành nghề có điều kiện tham gia tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCC để được cấp chứng chỉ với thời gian tập huấn từ 3 đến 5 ngày và kinh phí từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng/người.
Các đối tượng đã mua 1.000 bộ quần áo bảo hộ PCCC để gửi cho các bị hại.
Đơn cử, trường hợp bị hại chị N.T.T (SN 1989), trú tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình và anh P.V.T, trú tại tỉnh Bắc Giang, đều là chủ hộ kinh doanh cá thể. Sau khi có số điện thoại của chị N.T.T và anh P.V.T, Tùng gọi điện thoại tự xưng là cán bộ Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn, nói sắp tới có đoàn kiểm tra về công tác PCCC hỏi hộ kinh doanh có các thiết bị PCCC, đăng ký, chứng chỉ PCCC chưa? Nếu không có sẽ bị xử phạt, trường hợp nặng có thể thu hồi giấy phép kinh doanh... Khi thấy chị T và anh T nói chưa có, lập tức Tùng giới thiệu có quen biết lãnh đạo của Phòng Cảnh sát PCCC nơi mà bị hại cư trú; đồng thời cho số điện thoại để bị hại gọi đến để "lãnh đạo" hướng dẫn mà không cần đến cơ quan Công an.
Các bị hại đã dễ dàng tin tưởng, gọi theo số điện thoại Tùng cho. Có trường hợp, Tùng đóng "hai vai", giả vờ là "lãnh đạo", có trường hợp thì Tùng giao cho Tiến nghe, hướng dẫn các bị hại, tham gia lớp tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCC để được cấp chứng chỉ.
Tiếp đó, khi bị hại đồng ý tham gia tập huấn để được cấp chứng chỉ, Tùng đã đóng gói bưu phẩm 1 bộ quần áo bảo hộ PCCC, 1 quyển hướng dẫn PCCC và đến Bưu điện huyện Nga Sơn, Thanh Hóa (đối tượng đã đăng ký mã gửi ship cod trước đó) gửi cho cá nhân, công ty. Sau khi các cá nhân, công ty nhận được bưu phẩm thì phải nộp ngay số tiền "lệ phí" tập huấn cho nhân viên chuyển phát nhanh và bưu điện sẽ trả tiền lại cho Tùng. Nhận được tiền, các đối tượng thay đổi số tiền thoại hoặc chặn liên lạc của người bị hại. Với thủ đoạn như trên, Tùng và Tiến đã lừa đảo hàng nghìn người với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đồng.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã phát hiện và tạm giữ nhiều máy tính xách tay, điện thoại, quần áo bảo hộ PCCC và nhiều đồ vật, tài liệu liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hậu quả từ kiểu làm ăn "mượn đầu heo nấu cháo" Từ năm 2021 đến nay, hàng loạt giám đốc Công ty bất động sản ở Bình Dương bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm chung của các giám đốc dạng này là không có nguồn vốn, không có đất "sạch" để làm dự án nhưng lại có thừa liều lĩnh, vẽ dự án trên đất của người...