Truy thu nợ thuế người đã chết, DN phá sản: Dấu hỏi về tính khả thi?
Câu chuyện truy thu nợ thuế của người đã chết, mất tích… đang gây tranh cãi, khi có ý kiến cho rằng cần rà soát để xác định rõ là người chết thì người thừa kế vẫn phải nộp. Nhưng trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất thay đổi một số quy định trong Luật Quản lý thuế (sửa đổi) để xóa những khoản nợ thuế không có đối tượng thu hồi như nợ thuế của người chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản…
Người chết, mất tích nợ thuế gần 28.000 tỷ đồng
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tính tới 31.7.2017, tổng số tiền nợ thuế là 74.937 tỷ đồng, tăng 792 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Tiền thuế có khả năng thu (nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày) là trên 47.000 tỷ đồng, chiếm 62,9% tổng nợ, giảm 1.568 tỷ đồng so với cuối năm 2016.
Trong đó, nợ thuế, phí và các khoản liên quan đến đất là 28.506 tỷ đồng, còn lại là tiền phạt, tiền chậm nộp 18.612 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng số thuế nợ không có khả năng thu của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, giải thể, phá sản… là 27.802 tỷ đồng, chiếm tới 37,1% trong tổng số tiền thuế nợ. Trong số đó, tiền thuế nợ gốc là hơn 17.000 tỷ đồng, số còn lại là tiền phạt, tiền chậm nộp.
Bộ Tài chính đề xuất xóa những khoản nợ không có đối tượng thu hồi như nợ thuế của người chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản (ảnh minh họa). ảnh: tư liệu
Tại phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng 26.5, tranh luận với Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) – Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, không thể xoá nợ thuế cho người đã chết. Ông Lưu Bình Nhưỡng đề xuất: “Riêng với những người nợ thuế đã mất, tôi kiến nghị cần rà soát và xác định rõ người nợ thuế nào đã mất song người thừa kế vẫn phải nộp. Bởi theo quy định của Luật Thừa kế, không phải chết là hết nghĩa vụ, không có nghĩa là chết mà chúng ta hoàn toàn xóa khoản nợ. Đây là tiền ngân sách nhà nước, là một vấn đề mang tính kỷ luật rất cao”.
Khó khăn trong truy thu nợ thuế
Video đang HOT
Riêng với những người nợ thuế đã mất, tôi kiến nghị cần rà soát và xác định rõ người nợ thuế nào đã mất song người thừa kế vẫn phải nộp. Bởi theo quy định của Luật Thừa kế, không phải chết là hết nghĩa vụ, không có nghĩa là chết mà chúng ta hoàn toàn xóa khoản nợ. Đây là tiền ngân sách Nhà nước, là một vấn đề mang tính kỷ luật rất cao”.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng
Trước đó, trong dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi được công bố cuối năm 2017, Bộ Tài chính đã đề xuất thay đổi một số quy định để xóa nợ thuế cho những khoản nợ không có đối tượng thu hồi như nợ thuế của người chết, mất tích, doanh nghiệp phá sản…
Theo Bộ Tài chính, hiện chúng ta chưa có cơ sở pháp luật để xử lý số nợ thuế này, dẫn đến khoản nợ “ảo” liên tục gia tăng. Doanh nghiệp giải thể, người đã chết nhưng nợ thuế vẫn phình to ra do tiền phạt chậm nộp. Cụ thể, theo Bộ Tài chính, trong Luật Quản lý thu, một số quy định không có tính thực tế đã khiến các khoản nợ thuế không có khả năng thu hồi nhưng cũng không thể xóa bỏ.
Chẳng hạn, một trong những trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được quy định là: Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự “mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ”. Tuy nhiên, thực tế triển khai xóa nợ với các đối tượng trên lại không có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm về việc xác nhận cá nhân chết còn tài sản hay không.
“Mặt khác, khi cá nhân còn nợ thuế đã chết, nếu còn tài sản thì tài sản này còn thuộc quyền sử dụng của gia đình họ, cơ quan thuế không thể thực hiện kê biên, bán đấu giá tài sản sử dụng chung của gia đình họ để thu hồi tiền thuế nợ được, nếu thực hiện sẽ gây phản cảm trong dư luận xã hội” – Bộ Tài chính cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết hiện nay luật quy định các khoản nợ thuế đã quá hạn 10 năm và cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả biện pháp cưỡng chế thì được xóa nợ thuế.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào đủ điều kiện được xóa nợ thuế do thực tế triển khai thực hiện, có những khoản nợ thuế trên 10 năm nhưng không thể xóa được do không đáp ứng được điều kiện đã “áp dụng tất cả biện pháp cưỡng chế”. Bởi doanh nghiệp đã được Sở KHĐT các tỉnh, thành phố cho phép giải thể và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước khi cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Đồng thời, quy định thời hạn 10 năm mới được xóa nợ thuế áp dụng đối với các trường hợp này theo đánh giá là quá dài. Kinh nghiệm các nước thường áp dụng trong khoảng thời gian 2-7 năm.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất bỏ cụm từ “áp dụng tất cả biện pháp cưỡng chế”. Thay vào đó, đối tượng được xóa nợ là các khoản nợ quá 5 năm kể từ lúc hết thời hạn nộp thuế mà cơ quan quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế cuối cùng theo quy định.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định: Trong 2 năm tiếp theo kể từ ngày thực hiện xóa nợ, người sáng lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không được thành lập doanh nghiệp mới, trừ trường hợp người nộp thuế thực hiện nộp đủ số tiền thuế theo quyết định xóa nợ vào ngân sách nhà nước.
Theo tờ trình của Bộ Tài chính, đơn vị này cũng cho biết để giảm số nợ ảo thực tế không thể thu hồi, Bộ đề xuất bổ sung quy định các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không còn đối tượng để thu và đã quá 5 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thì thuộc trường hợp được xóa nợ.
Theo Danviet
Hơn 32.000 tỷ đồng nợ thuế "trôi" theo người chết, người mất tích?
Khoản nợ của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hay liên quan đến trách nhiệm hình sự đã lên tới hơn 32.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo tới thời điểm 30/4 của ngành thuế, tổng số tiền thuế nợ là 82.877 tỷ đồng, tăng hơn 9.700 tỷ đồng ( 13,3%) so với thời điểm 31/12/2017.
Nợ thuế của người đã chết, mất tích,... lên tới 39% tổng nợ thuế.
Trong số này, riêng nhóm nợ không có khả năng thu (người đã chết, mất tích mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh) là trên 32.000 tỷ đồng. Con số này chiếm tới 39% tổng số tiền thuế nợ.
Hơn 50.000 tỷ đồng nợ thuế còn lại là của nhóm nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày. Theo báo cáo, có 58/63 địa phương có số tiền thuế nợ thuế, phí đến 90 ngày và trên 90 ngày tăng so với thời điểm 31/12/2017.
Thực tế, kiến nghị xóa nợ thuế cho nhiều trường hợp không có khả năng thu hồi đã được Bộ Tài chính nêu lên trong vài năm gần đây nhưng chưa được thông qua. Một trong những lo lắng là việc xóa nợ sẽ tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa những người nộp thuế.
Mới đây nhất, hồi tháng 2/2018, cơ quan này tiếp tục đề xuất xóa nợ thuế cho một số đối tượng người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hay giải thể, phá sản,...
Thực tế, những khoản nợ thuế lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng bị treo trong nhiều năm theo đánh giá "dù muốn cũng không thu được" trong khi cơ quan chức năng phải tốn thêm chi phí, nhân lực để theo dõi, quản lý.
Theo Danviet
Âu yếm với người yêu ở ngay trước lễ cưới, cô gái bị bóp cổ đến chết Đếm trước khi diễn ra lễ cưới của mình, cô gái 20 tuổi đã bị mẹ và anh trai siết cổ đến chết sau khi phát hiện cô có những hành động "không đứng đắn" với một người đàn ông làm thuê cho gia đình. Tuy nhiên, đằng sau việc "ngoại tình" này là cả một câu chuyện đầy xót xa. Ấn Độ...