Truy thu 356 tỷ đồng từ các cá nhân có thu nhập ‘khủng’ trên Facebook, Google và Youtube
Nhiều cá nhân có nguồn thu nhập ‘khủng’ từ các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, Youtube… bị cơ quan thuế truy thu số tiền lên tới 356 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok, eBay… tự kê khai và nộp 20 triệu USD tiền thuế vào ngân sách
Việt Nam cần tính đến việc kiểm soát thuế trong lĩnh vực blockchain
Theo đại diện Tổng cục Thuế, số thu từ xử lý vi phạm, chống thất thu đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ hoạt động TMĐT, cung cấp dịch vụ số lũy kế đến hết tháng 6/2022 là 918 tỷ đồng.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Thuế cho thấy, số thu xử lý vi phạm với các cá nhân phát sinh thu nhập từ các nền tảng xuyên biên giới nhưng chậm nộp thuế tăng nhanh qua các năm. 6 tháng đầu năm nay, số thu này đã đạt 356 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần số tiền lũy kế đến năm 2019 mà cơ quan thuế thu được.
Nhiều người có nguồn thu nhập khủng từ Google, Facebook… Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Theo quy định của cơ quan thuế, các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai, sẽ thực hiện nộp thuế theo từng lần phát sinh. Cơ quan thuế cho hay, việc kê khai phát sinh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân trong việc khai, nộp thuế.
Các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Những tổ chức là đối tác tại Việt Nam của các nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (có thỏa thuận thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thông qua tổ chức đối tác tại Việt Nam), thì phải khai và nộp thay cho cá nhân trên toàn bộ doanh thu hợp tác kinh doanh.
Số thu từ xử lý vi phạm với các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ TMĐT, nội dung số qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thuế
Doanh thu tính thuế là số tiền mà cá nhân nhận trực tiếp từ YouTube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của YouTube tại Việt Nam) không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.
Đối với cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập.
Trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số mà nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài thực hiện chi trả thông qua các đối tác tại Việt Nam, thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm tổ chức đối tác tại Việt Nam thực nhận khoản chi trả từ các nền tảng này. Mức thuế phải nộp là 7%, trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 5% và thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) 2%.
Câu chuyện thu nhập của các YouTuber (người sáng tạo nội dung trên YouTube) cũng luôn là đề tài được nhiều người quan tâm khi các kênh YouTube có lượng người theo dõi lớn, bật kiếm tiền có thể kiếm được tiền tỉ mỗi năm. Đây đang là công việc thu hút rất nhiều đối tượng tham gia. Theo thống kê của cơ quan chức năng trước đó, Việt Nam có khoảng 15.000 kênh được bật nút kiếm tiền trên YouTube. Nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó chịu sự quản lý của các mạng đa kênh, có kê khai và nộp thuế.
Với quy định của cơ quan thuế, nếu không lựa chọn phương pháp kê khai, các cá nhân có thể chọn phương pháp đóng thuế dựa trên từng giao dịch phát sinh để cơ quan thuế có thể quản lý.
Trên thực tế, nhiều trường hợp cá nhân có phát sinh thu nhập cao từ các nền tảng xuyên biên giới nhưng chưa nộp thuế, đã bị truy thu với số tiền lớn.
Thông tin trên báo chí, Cục Thuế TP.HCM đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google với số thuế xử lý truy thu, phạt và tiền chậm nộp lên đến 169 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, có 1 cá nhân bị truy thu và phạt tới 31 tỷ đồng.
Trước đó, Cục Thuế Hà Nội cho biết, qua rà soát cho thấy có 1.194 cá nhân trên địa bàn hoạt động TMĐT nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook… Tính đến tháng 12/2021, số nộp ngân sách năm 2020 là 134 tỷ đồng, số nộp ngân sách năm 2021 là 129,3 tỷ đồng.
Thu nhập trung bình của nhân viên Google, Facebook là bao nhiêu?
Nhân viên của gần 150 công ty trong danh sách S&P 500 có thu nhập trung bình hơn 100.000 USD. Trong đó, Google và Facebook trả lương hậu hĩnh nhất.
Theo phân tích của Thời báo Phố Wall, thu nhập trung bình tại hầu hết các công ty S&P 500 năm 2021 đều tăng trong bối cảnh kinh tế bùng nổ và thị trường việc làm thu hẹp. Alphabet (công ty mẹ Google) và Meta (công ty mẹ Facebook) trả lương cao nhất, gần 300.000 USD/năm. Ngược lại, Aptiv - nhà cung ứng linh kiện xe hơi - trả lương thấp nhất: một công nhân toàn thời gian tại Mexico kiếm được chưa tới 7.500 USD năm ngoái. Aptiv nằm trong số 44 doanh nghiệp S&P 500 trả lương dưới 30.000 USD.
Nhìn chung, Thời báo Phố Wall cho biết lương nhân viên năm 2021 của 278/453 công ty mà tờ báo phân tích đều tăng và cao hơn năm 2019. Hơn 140 công ty, bao gồm Netflix, khẳng định trung bình nhân viên được trả ít nhất 100.000 USD.
Cạnh tranh tuyển dụng nhân sự theo giờ trở nên căng thẳng vào năm ngoái trong tất cả các ngành. Một số nơi thậm chí còn thưởng thêm để thu hút nhân sự mới hoặc giữ chân nhân viên khi các cửa hàng, văn phòng, sân bay mở cửa trở lại hay bổ sung công suất. Giới cổ cồn trắng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, được "săn lùng" trong 2 năm qua.
Năm 2022, nhiều hãng công nghệ lớn đã tăng lương tối thiểu. Chẳng hạn, Amazon tăng mức trần lương tối thiểu lên 350.000 USD từ 160.000 USD, còn Apple tăng lương tối thiểu mỗi giờ lên 22 USD. Google được cho là không tăng lương cho nhân viên nhưng lại tăng lương của các giám đốc cấp cao.
Theo truyền thông, ít nhất 4 lãnh đạo Google được tăng lương cơ bản từ 650.000 USD lên 1 triệu USD, bao gồm Giám đốc Tài chính Ruth Porat, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Google Search Prabhakar Raghavan, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Thương mại Philipp Schindler và Kent Walker, Chủ tịch các vấn đề toàn cầu kiêm Giám đốc Pháp lý.
Ngược lại, trong email mới, CEO Microsoft Satya Nadella thông báo với nhân viên rằng công ty đã tăng gấp đôi quỹ lương và phân bổ nhiều tiền hơn cho những người đang ở đoạn giữa sự nghiệp.
Thu nhập trung bình CEO cao gấp 254 lần nhân viên Năm 2021, trung bình mỗi CEO kiếm được 20 triệu USD, nới rộng khoảng cách thu nhập với nhân viên. Theo nhà cung cấp giải pháp dữ liệu điều hành Equilar, trung bình một CEO kiếm được gấp 254 lần nhân viên trong năm 2021, tăng 7% so với năm 2020. Công ty kết luận dựa trên mức thu nhập của CEO tại...