Truy quét “vàng tặc” vùng giáp ranh
Cuối năm, khi lớp sương đêm vẫn còn ngự trị đặc quánh mặt đất, Đại úy Trần Hồng Đăng, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ Công an huyện Đức Trọng và đồng đội đã rẽ hơi lạnh, rời trung tâm huyện lên đường phối hợp với Công an xã Đạ Quyn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng tiến hành truy quét “ vàng tặc” tại khu vực giáp ranh giữa ba tỉnh là Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Từ đầu năm 2023 tới nay, Công an huyện Đức Trọng đã tổ chức 16 đợt truy quét “vàng tặc”, thu giữ 29 thiết bị máy móc các loại, trong đó có cả máy múc, ôtô, chuyên phục vụ cho việc khai thác, chiết tách quặng vàng. Lực lượng Công an cũng đã băng rừng, truy tìm, phát hiện, đánh sập hoàn toàn 23 hầm hố len lỏi trong nhiều cánh rừng và vùng sản xuất nông nghiệp do các đối tượng tạo ra để khai thác quặng vàng nằm sâu hàng chục mét dưới lòng đất. Nhiều lều bạt, dụng cụ đào bới, hóa chất liên quan cũng đã bị lực lượng chức năng phát hiện, tiêu hủy tại chỗ.
Lực lượng Công an huyện Đức Trọng tiêu hủy tang vật vụ khai thác quặng vàng trái pháp luật tại vùng giáp ranh.
“Với chúng tôi, truy quét các đối tượng khai thác quặng vàng trái pháp luật trong rừng sâu, nơi có địa hình hiểm trở ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh nhiều năm qua thực sự đã trở thành cuộc chiến rất gian nan, dai dẳng nhưng không khoan nhượng!..”, Thượng tá Lê Thái, Trưởng Công an huyện Đức Trọng cho biết.
Mỗi lần ra quân truy quét, CBCS Công an tiền trạm buộc phải “nằm vùng”, nắm rõ vị trí và quy luật hoạt động của các đối tượng, vô hiệu hóa các “tay chân” của “vàng tặc” được cài cắm khắp nơi, đảm bảo cho đợt ra quân truy quét được bí mật, hiệu quả.
Video đang HOT
“Gian khổ nhất vẫn là mùa mưa, đường mòn lối mở trong rừng lầy lội, trơn trượt, việc di chuyển gặp rất nhiều khó khăn. Anh em trong tổ công tác còn phải đối mặt với vắt rừng, muỗi đói, giá lạnh!..”, Đại úy Bùi Văn Tiệp, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ Công an huyện Đức Trọng chia sẻ. Khó khăn, gian khổ nhưng Công an huyện Đức Trọng vẫn đều đặn, kiên trì băng rừng, vượt núi, truy quét các đối tượng khai thác khoáng sản trái pháp luật, đồng thời mời gọi, răn đe những đối tượng đang có ý định vào rừng khai thác quặng vàng dưới hình thức nhỏ lẻ để bán lại cho đầu nậu.
Khi bị lực lượng chức năng phía Lâm Đồng truy quét, các đối tượng lập tức tháo chạy sang địa phận tỉnh Ninh Thuận hoặc Bình Thuận và ngược lại. UBND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) và UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã có văn bản tăng cường phối hợp, tuần tra, xử lý chung nạn khai thác quặng vàng ở vùng giáp ranh giữa các địa phương.
Trong năm qua, Công an huyện Đức Trọng đã phát hiện, xử lý có hiệu quả nhiều trường hợp khai thác, chế biến quặng vàng trái pháp luật tại các xã vùng Loan (gồm xã Tà Hine, Ninh Loan, Đạ Quyn, Đà Loan và Tà Năng).
Điển hình là vụ phát hiện 6 máy xay đá, 2 máy đập đá, 1 máy sàng cùng 12,5m3 đất đá (được cho là có lẫn quặng vàng) tại một bãi tập kết ở thôn Ma Bó, xã Đạ Quyn. Công an huyện Đức Trọng xác định toàn bộ tang vật trên là của ông Lô Gia Toàn (SN 1981, ngụ thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng). Người này đã thuê một số bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương khai thác, đem về địa điểm trên tập kết với mục đích nghiền nhỏ số đất đá đã khai thác sau đó cho lên máy để sàng đãi, tuyển lựa kim loại vàng.
Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ Công an huyện Đức Trọng đã lập hồ sơ, chuyển cấp có thẩm quyền xử lý đối với Lô Gia Toàn về hành vi khai thác khoáng sản là vàng mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Vàng tặc” tại vùng giáp ranh giữa huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Bắc Bình (Bình Thuận) thường chia thành nhóm nhỏ, tổ chức khai thác quặng vàng vào ban đêm và vận chuyển tang vật rời khỏi hiện trường khi trời vừa sáng. Các nhóm thường liên kết với nhau, cắt cử người canh gác tại nhiều đường mòn, lối mở hoặc những nơi có thể di chuyển được vào rừng để thám thính. Khi phát hiện có sự xuất hiện của lực lượng chức năng hoặc chỉ là người lạ, cảnh báo lập tức được phát ra, “vàng tặc” nhanh chóng tổ chức di chuyển, cất giấu thiết bị máy móc trong rừng và trốn khỏi hiện trường.
Theo Thượng tá Lê Thái, Trưởng Công an huyện Đức Trọng, để đấu tranh với hành vi khai thác khoáng sản trái phép có hiệu quả ở vùng giáp ranh 3 tỉnh, ngoài triển khai đồng bộ công tác nghiệp vụ với quyết tâm cao, Công an huyện Đức Trọng còn thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin với Công an huyện Ninh Sơn và Công an huyện Bắc Bình về hoạt động của các nhóm chuyên tổ chức khai thác quặng vàng để kịp thời phối hợp, xử lý các đối tượng vi phạm.
Gia Lai đề nghị Kon Tum phối hợp xử lý "cát tặc"
Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vùng giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã đề nghị tỉnh Kon Tum phối hợp, xử lý.
Ngày 22/11, ông Dương Mah Tiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Kon Tum, Công an tỉnh Kon Tum đề nghị phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý khai thác khoáng sản trái phép khu vực lòng hồ giáp ranh của 2 tỉnh.
Theo UBND tỉnh Gia Lai, hiện nay, một số đơn vị được Bộ Công Thương cấp phép nạo vét tại lòng hồ thủy điện Ia Ly (giáp ranh giữa huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai với huyện Sa Thầy - TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và thông tin phản ánh từ báo chí thì tình hình khai thác khoáng sản trái phép khu vực này trở nên phức tạp; công tác quản lý tàu, thuyền neo đậu, việc theo dõi, giám sát, phát hiện và xử lý khai thác trái phép khu vực lòng hồ giáp ranh trở nên khó khăn.
Các bãi tập kết cát hoạt động cả ngày lẫn đêm tại bờ hồ thủy điện Ia Ly thuộc thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Để có giải pháp khắc phục và thực hiện quy chế phối hợp ký kết năm 2017 về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản khu vực giáp ranh, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh Kon Tum phối hợp, chỉ đạo cơ quan chức năng và cử đơn vị phối hợp với Công an tỉnh Gia Lai thành lập tổ công tác hoặc xây dựng phương án đấu tranh, phòng chống khai thác khoáng sản trái phép ở khu vực lòng hồ giáp ranh.
Đồng thời, UBND tỉnh Gia Lai giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tỉnh Kon Tum và các sở, ngành, địa phương có liên quan của tỉnh thành lập tổ công tác hoặc có phương án thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống khai thác khoáng sản trái phép khu vực lòng hồ giáp ranh; chủ động báo cáo và tham mưu UBND tỉnh kịp thời xử lý các nội dung vượt thẩm quyền.
Liên quan đến công tác phối hợp này, vào tháng 4/2023, tỉnh Kon Tum liên tục phát hiện một số tàu khai thác cát trái phép trên địa bàn nhưng khi kiểm tra, đẩy đuổi thì chủ tàu chạy về phía tỉnh Gia Lai. Do đó, tỉnh Kon Tum đã thành lập đoàn liên ngành phối hợp kiểm tra và có văn bản gửi UBND tỉnh Gia Lai đề nghị tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép thuộc khu vực giáp ranh.
Như CAND Online đã thông tin, giữa tháng 11/2023, chúng tôi nhận được phản ánh của người dân về việc "cát tặc" dùng tàu công suất cao, vòi hút mạnh xâm hại lòng hồ thủy điện Ia Ly phía tỉnh Kon Tum, sau đó tập kết cát khai thác trái phép về phía bờ hồ thuộc tỉnh Gia Lai để tiêu thụ.
Chỉ trong vài giờ có mặt tại đây, chúng tôi đã ghi nhận được cả chục xe ben cỡ lớn ra vào chở cát tại bãi tập kết thuộc thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh; tàu hút cát lên tục thả vòi xuống lòng hồ hút cát lên khoang, xả nước thải đục cả dòng nước. Hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm rất rầm rộ, công khai nhưng không có sự can thiệp, xử lý của lực lượng chức năng dù cách trụ sở làm việc không xa.
Ông Nay Kiên, Chủ tịch UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khẳng định: Trên khu vực lòng hồ thủy điện Ia Ly thuộc địa bàn quản lý của huyện Chư Păh chưa có giấy phép khai thác cát nào hết.
Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi ở tỉnh Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum đã cấp 3 giấy phép nạo vét lòng hồ thủy điện Ia Ly cho Công ty TNHH Nguyên Hưng (số 584/GP-UBND ngày 15/6/2020); Công ty TNHH Tài nguyên môi trường Hoàng Long (số 243/GP-UBND ngày 30/3/2017) và Công ty TNHH MTV T&D Kon Tum (số 708/GP-UBND ngày 26/7/2017).
Mới đây nhất, vào ngày 11/10, Bộ Công thương đã cấp Giấy phép số 511/GP-BCT cho Công ty TNHH MTV Khang Minh Đạt (trụ sở: TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) về hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Ia Ly với các nội dung khai thác nạo vét cát, sỏi bồi lắng và bãi chứa cát, sỏi xây dựng.
Đối với giấy phép này, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ các nội dung giấy phép; nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét lòng hồ, khơi thông luồng để khai thác khoáng sản trái pháp luật
Kiểm tra điểm khai thác khoáng sản trái phép trong rừng, bắt giữ 28 đối tượng Chiều 9/12, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với các cơ quan chức năng bắt giữ nhiều đối tượng khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn tại xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Theo đó, vào lúc 3h15', ngày 9/12, Công an tỉnh Bình Thuận huy động 150 cán bộ, chiến sĩ phối hợp...