Truy quét trại trồng cần sa, phát hiện mỏ đào Bitcoin trái phép
Trong quá trình truy quét các trang trại cần sa, cảnh sát Anh phát hiện mỏ đào Bitcoin trái phép, dùng điện lậu.
Ngày 18/5, cảnh sát Anh được trình báo về một trang trại nghi ngờ trồng cần sa hoạt động trong khu công nghiệp ở Sandwell, ngoại ô của quận West Midlands. Tuy nhiên, khi ập vào, cảnh sát phát hiện đây là nơi khai thác Bitcoin với hơn 100 máy đào chuyên dụng.
Theo BBC , mỏ tiền mã hóa này đang dùng điện trái phép. Nhiều người ra vào mỏ Bitcoin mỗi ngày. Trước đó, máy bay không người lái của cảnh sát Anh đã phát hiện nhiều nhiệt lượng tỏa ra từ căn nhà này, tương tự một trang trại trồng cần sa.
Video đang HOT
Dàn máy đào Bitcoin chuyên dụng được cảnh sát Anh phát hiện.
Cảnh sát đã tịch thu toàn bộ máy đào và hẹn làm việc với chủ trang trại này về việc sử dụng điện trái mục đích. Khi cảnh sát ập vào khám xét, không có người nào ở trong trang trại.
Bitcoin là một dạng tiền mã hóa được phát hành vào năm 2009. Trước đó, Trung Quốc đã ra lệnh cấm đào Bitcoin vì việc khai thác đồng tiền mã hóa này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Theo Digiconomist , việc đào Bitcoin có lượng phát thải carbon tạo ra 36,95 triệu tấn CO2 hàng năm.
Ngành công nghiệp Bitcoin ở Iran thu về 1 tỉ USD mỗi năm
Theo số liệu từ công ty phân tích blockchain Elliptic, với mức khai thác hiện tại, sản lượng Bitcoin của Iran sẽ đạt doanh thu gần 1 tỉ USD mỗi năm.
Iran tận dụng Bitcoin để vượt qua lệnh cấm của Mỹ
Reuters dẫn một nghiên cứu mới đây của Elliptic cho thấy khoảng 4,5% tổng số hoạt động khai thác Bitcoin diễn ra ở Iran, cho phép quốc gia này kiếm được hàng trăm triệu USD tiền mã hóa để mua hàng nhập khẩu, giảm bớt tác động của lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Trong những năm qua, Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế gần như toàn diện đối với Iran, bao gồm lệnh cấm đối với các mặt hàng từ dầu mỏ, ngân hàng và vận tải biển của nước này.
Mặc dù không xác định được số liệu cụ thể, Elliptic đưa ra ước tính dựa trên dữ liệu thu thập từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF) cho đến tháng 4.2020, cùng với những tuyên bố từ công ty sản xuất điện nhà nước Iran. Tháng 1 năm nay, họ tuyên bố lượng điện mà quá trình đào Bitcoin tiêu thụ ở quốc gia này lên đến 600 MW.
Ngân hàng trung ương Iran cấm giao dịch tiền mã hóa được khai thác ở nước ngoài. Dù vậy, Iran đã công nhận khai thác tiền mã hóa là một ngành công nghiệp, cung cấp năng lượng giá rẻ cho thợ đào và yêu cầu các thợ đào bán Bitcoin khai thác được cho ngân hàng trung ương. Bitcoin vẫn xuất hiện rộng rãi trên chợ đen ở Iran. Nguồn điện giá rẻ đã thu hút nhiều thợ mỏ từ các nước như Trung Quốc đến quốc gia này. Thủ đô Teheran cho phép dùng tiền mã hóa thanh toán những hàng hóa nhập khẩu được ủy quyền.
Nghiên cứu cho thấy: "Iran đã nhận ra rằng khai thác Bitcoin là một cơ hội đối với một nền kinh tế bị trừng phạt đang thiếu hụt tiền mặt, nhưng lại dư thừa dầu và khí đốt tự nhiên".
Theo nghiên cứu, các thợ đào Iran cần khoảng 10 triệu thùng dầu thô mỗi năm để khai thác Bitcoin, chiếm khoảng 4% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran vào năm 2020.
Nghiên cứu viết thêm: "Do đó, nhà nước Iran đang bán nguồn năng lượng dự trữ của mình một cách hiệu quả trên thị trường toàn cầu, dùng quy trình khai thác Bitcoin để vượt qua các lệnh cấm vận thương mại".
Elliptic cho rằng: "Các thợ đào Bitcoin ở Iran trả tiền trực tiếp bằng Bitcoin để mua hàng nhập khẩu, cho phép họ có thể lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các tổ chức tài chính Iran".
Elon Musk liệu có giúp Bitcoin 'xanh' hơn Elon Musk cho biết sẽ Tesla không sử dụng hoặc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin cho đến khi chúng được khai thác bằng năng lượng tái tạo. Động thái này của Elon Musk và Tesla sẽ đóng vai trò tích cực trong việc giúp Bitcoin trở nên "xanh" hơn bằng cách đầu tư vào các dự án mới với mục tiêu thúc...