Truy nguồn gốc để thu hồi căn nhà 400 tỷ đồng của Phan Sào Nam nhờ dì ruột đứng tên
Phan Sào Nam – Chủ tịch HQT công ty VTC online, trùm đường dây đánh bạc đã bị bắt – có căn nhà mặt tiền ngay trung tâm TPHCM với giá hàng trăm tỷ đồng. Căn nhà này vẫn có thể thu hồi để phục vụ công tác điều tra, cho dù người đứng tên không phải là Phan Sào Nam.
Căn nhà trị giá 400 tỷ của Phan Sào Nam nhờ dì ruột đứng tên.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Phú Thọ, bước đầu cơ quan điều tra xác định tài sản của Phan Sào Nam gồm: 5 ôtô, 800 tỷ đồng, 5 tài khoản tổng số tiền hơn 76 tỷ đồng, một số bất động sản tại TP Hồ Chí Minh, trong đó có căn nhà mặt tiền có diện tích gần 900m2 ở đường Lê Quí Đôn, quận 3. Căn nhà này, được Phan Sào Nam nhờ dì ruột đứng tên mua từ nguồn tiền hoạt động tổ chức đánh bạc qua mạng.
Khi còn thời “hoàng kim”, Phan Sào Nam đã chuyển cho dì ruột 270 tỷ để nhờ mua căn nhà này. Theo giới kinh doanh bất động sản, hiện căn nhà có giá trị không dưới 400 tỷ đồng.
Căn nhà này đang cho một doanh nghiệp thuê kinh doanh nhà hàng với giá thuê khoảng 100 triệu/tháng.
Từ nguồn thu bất chính từ hoạt động tổ chức đánh bạc qua mạng, ông trùm Phan Sào Nam đã nhờ dì ruột là Phan Thu Hương (sinh năm 1961, ở Hà Nội) mua nhiều bất động sản để hợp thức hóa một phần thu nhập từ hoạt động tổ chức đánh bạc. Khu đất mặt tiền ở số 45 Lê Qúy Đôn, quận 3, TPHCM là một trong những tài sản được hình thành từ phạm tội mà có, do vậy theo quy định pháp luật cần phải được thu hồi.
Trao đổi với PV báo Lao Động, luật sư Trương Thị Hòa – Đoàn Luật sư TPHCM – cho biết, trên giấy tờ pháp lý, căn nhà trên không phải Phan Sào Nam đứng tên mà nhờ dì ruột đứng tên. Như vậy, xét về lý, căn nhà nhà này thuộc quyền sở hữu của dì ruột Nam.
Video đang HOT
Đối tượng Phan Sào Nam – trùm đường dây đánh bạc 10.000 tỷ đồng đã bị bắt.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm điều tra làm rõ căn nhà này được hình thành từ nguồn tiền nào. Nếu được hình thành từ nguồn tiền hoạt động phi pháp đánh bạc của Phan Sào Nam, cơ quan chức năng vẫn được phép thu hồi cho dù người đứng tên không phải là đối tượng Nam.
Trong khi đó, Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội Luật gia TPHCM – phân tích: Trong các vụ án, một khi tài sản của đối tượng phạm tội được chuyển cho người khác đứng tên thì sẽ gây khó khăn hơn cho công tác điều tra của các cơ quan chức năng.
Theo quy định của pháp luật, những tài sản phi pháp dạng này đều thuộc diện buộc phải thu hồi. Do vậy, các cơ quan chức năng liên quan sẽ điều tra đến tận gốc căn nhà của dì ruột Phan Sào Nam đứng tên có phải được hình thành từ nguồn tiền của Phan Sào Nam chuyển mua không. Sau khi điều tra, nếu căn nhà này thực chất là tài sản của Phan Sào Nam thì các cơ quan chức năng đủ cơ sở pháp lý để thu hồi.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu trao đổi với PV báo Lao Động.
Một thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp cao tại TPHCM cho hay, nhiều đối tượng trong các vụ án kinh tế, đánh bạc, tham nhũng,… thường chuyển tài sản của mình cho người khác đứng tên. Tuy nhiên, khi xét xử, tòa sẽ yêu cầu cơ quan điều tra, viện kiểm sát làm rõ số tiền các đối tượng phạm tội mà có để tòa ra phán quyết. Sau khi bản án có hiệu lực, Cục thi hành án sẽ truy thu đủ nguồn tiền phi pháp này cho dù các đối tượng tẩu tán dưới bất kỳ hình thức nào.
Được biết, tài sản phi pháp của Phan Sào Nam không chỉ phân tán trong nước mà cả phát tán ra nước ngoài. Hiện Bộ Công an đang phối hợp với VKSND Tối cao thành lập một chuyên án phối hợp với Cảnh sát quốc tế (Inerpol) tại Singapore để thu hồi số tiền 3,5 triệu USD cùa Phan Sào Nam đã chuyển vào nước này.
HUÂN CAO
Theo Laodong
Số tiền thực trong "sới bạc khủng" của Nguyễn Văn Dương là bao nhiêu?
Tổng số tiền được nạp vào hệ thống game bài do Nguyễn Văn Dương và đồng phạm vận hành là hơn 9.853 tỷ đồng. Tuy nhiên số liệu này chưa đầy đủ vì cơ quan điều tra không có dữ liệu từ ngày 24/6/2017 đến ngày kết thúc 29/8/2018.
Căn cứ vào Biên bản đối soát giữa các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trong giai đoạn Rikvip (giai đoạn 1), tài liệu đối soát được lưu trên Dropbox do Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch VTC Online) cung cấp, tài liệu giám định, kết quả so sánh, đối chiếu mã thẻ do nhà mạng cung cấp với tài liệu giám định, Biên bản làm việc chốt số liệu giữa các bên và sao kê tài khoản của các công ty, cá nhân có liên quan, đến nay cơ quan điều tra đã đủ cơ sở khẳng định:
Tổng số tiền được nạp vào hệ thống game bài Rikvip, 23Zdo, Zon/Pen do Nguyễn Văn Dương và đồng phạm vận hành là: 9.853.227.342.109 đồng.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ cho hay, số liệu này là chưa đầy đủ vì cơ quan điều tra không có dữ liệu từ ngày 24/6/2017 đến ngày kết thúc 29/8/2018.
Con số hơn 9.853 tỷ đồng nói trên là doanh thu từ 42.950.805 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến, thông qua 25 đại lý cấp 1 và 5.877 đại lý cấp 2 để cung cấp dịch vụ chuyển đổi tiền ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.
Trong đó, tiền đối tượng đánh bạc sử dụng thẻ viễn thông, thẻ game là 8.840 tỷ đồng; Tiền đối tượng sử dụng thẻ Gocoin là 366,108 tỷ đồng; Tiền đối tượng đánh bạc sử dụng thẻ Vcard là 460,496 tỷ đồng; Tiền đối tượng đánh bạc sử dụng thẻ ATM của các ngân hàng là 186 tỷ đồng.
Giao diện game bài Rikvip.
Số tiền tổ chức đánh bạc trực tuyến được phân chia như sau:
Các Công ty phát hành thẻ được phân chia 1.248 tỷ đồng; Công ty VTC Online (thẻ Gocoin) là 14,447 tỷ đồng; Công ty Gate (thẻ Gate) là 236,858 triệu đồng; Công ty VNG (thẻ Zing) là 163,231 triệu đồng; Công ty VTC Intercom (thẻ Vcoin) là 10,787 triệu đồng; và 33 ngân hàng phát hành thẻ ATM là 965,569 triệu đồng.
Các công ty trung gian thanh toán được phân chia 252,711 tỷ đồng. Trong đó: Công ty GTS là 188,366 tỷ đồng; Công ty GTS là 188,366 tỷ đồng; Công ty Napas là 1,564 tỷ đồng; Công ty VNPT EPAY là 53,950 tỷ đồng; Công ty HomeDirect là 8,936 tỷ đồng; Công ty Ngân Lượng là 481 triệu đồng; Ngân hàng Vietcombank là 140 triệu đồng.
Các công ty đại lý phân phối thẻ được phân chia 117,363 tỷ đồng. Các công ty và cá nhân vận hành game được phân chia 8.404 tỷ đồng, trong đó công ty CNC, Giải Pháp Việt, Hải Khánh, Long Hải do Nguyễn Văn Dương điều hành là 171 tỷ đồng; Công ty VTC Online là 1.503 tỷ đồng; Công ty Nam Việt là 576,822 tỷ đồng; Cá nhân Nguyễn Văn Dương - CNC là 1.655 tỷ đồng; Nguyễn Quốc Tuấn - CNC là 20,628 tỷ đồng; Phạm Tuấn Anh - CNC là 18,137 tỷ đồng; Nguyễn Ngọc Thịnh - CNC là 19,745 tỷ đồng; Nhóm Phan Sào Nam là 4.438 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí trả thưởng cho đối tượng đánh bạc, chi phí quản lý, trả lương và nộp thuế của các công ty vận hành là 3.709 tỷ đồng, các cá nhân còn được hưởng lợi là 4.713 tỷ đồng.
Trong đó: Phan Sào Nam là 1.475 tỷ đồng; Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch CNC) là 1.655 tỷ đồng; Nguyễn Quốc Tuấn - CNC là 20.723 tỷ đồng; Nhóm Phan Anh Tuấn, Hoàng Thành Trung, Lê Văn Kiên (đang trốn) là 1.574 tỷ đồng.
Đối với Phan Sào Nam (cựu Chủ tịch VTC Online), sau khi được hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc giai đoạn Tip.Club, Nam chuyển cho bị can Phan Thu Hương 236 tỷ đồng gửi tiết kiệm và mua bất động sản; chỉ đạo Đỗ Bích Thủy rút 50 tỷ đồng gửi tiết kiệm; đầu tư góp vốn vào Công ty Vinh Xanh Hạ Long, Công ty Ấn Tượng Hạ Long, Công ty Bitpro, Công ty Fintech là 93 tỷ đồng; nhờ Nguyễn Thị Hồng Nhung gửi tiết kiệm 384 tỷ đồng; gửi Nguyễn Mạnh Hùng cất giữ 147 tỷ đồng, đô la và vàng trị giá 142 tỷ đồng; nhờ Phí Quang Hưng gửi tiết kiệm 101 tỷ đồng và đứng tên mua 11 căn hộ tại KĐT Villa Park (TP.HCM) trị giá 112 tỷ đồng; chuyển tiền mua 02 căn hộ trị giá 12,4 tỷ đồng; gửi tại ngân hàng nhà nước Singapore (Bank of Singapore) 3,5 triệu USD. Ngoài ra, Nam khai chuyển cho bị can Tuấn cất giữ vàng, đô la trị giá 150 tỷ đồng; chuyển các bị cán Trung và Kiên sử dụng, cất giữ vàng, đô la trị giá 530 tỷ đồng... nhưng do các bị can Phan Anh Tuấn, Hoàng Thành Trung, Lê Văn Kiên đang bỏ trốn nên chưa xác minh, làm rõ được.
Đối với Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch CNC), sau khi hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc, Nguyễn Văn Dương chỉ đạo Đoàn Thị Thu Hà chuyển tiền nâng khống và hoàn trả các hợp đồng mà Dương đã mượn danh để ký khống với CTCP Đầu tư UDIC (do Dương làm Chủ tịch) nhằm nâng cao năng lực tài chính đủ điều kiện tham gia đấu thầu dự án BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, với số tiền 576,803 tỷ đồng.
Ngày 17/4/2017, Dương tách CTCP UDIC thành 2 công ty là: CTCP UDIC và CTCP Đầu tư CNC. Sau khi tách công ty, Dương bán cổ phần của mình sở hữu tại CTCP Đầu tư UDIC cho các công ty gồm: CTCP Tập đoàn đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn, CTCP Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân, CTCP tập đoàn Hải Thạch, lấy số tiền 270 tỷ đồng.
Sau đó, Dương mở 2 sổ tiết kiệm mang tên mình, tổng trị giá 150 tỷ đồng; mua 2 tầng (tầng 5 và 6) tòa nhà ICON4, trị giá 61,502 tỷ đồng; số còn lại Dương khai sử dụng cá nhân hết.
Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết, đến nay, Nguyễn Văn Dương vẫn chưa khai báo, che giấu phần lớn số tiền thu lợi bất chính của mình.
Theo infonet
Mánh khóe rửa tiền của các đối tượng trong đường dây đánh bạc RIKVIP Về phần Phan Sào Nam, sau khi được hưởng lợi từ hoạt động tổ chức đánh bạc giai đoạn Tip.Club, Nam chuyển cho bị can Phan Thu Hương hơn 216 tỷ đồng gửi tiết kiệm và mua bất động sản; chỉ đạo Đỗ Bích Thủy rút 50 tỷ đồng gửi tiết kiệm; đầu tư góp vốn vào nhiều công ty khác nhau. Trong...