Truy nã “nữ quái” lừa xuất khẩu lao động
Qua mối quan hệ xã hội, anh Hoàng Văn K, SN 1961, trú tại khu 1, phường Nhị Châu, TP Hải Phòng đến nộp hồ sơ cho Trần Thị Phương với nguyện vọng được sang Hàn Quốc làm việc.
Có 2 cậu con trai đến tuổi lao động nhưng chưa tìm được công việc với mức tiền lương ưng ý, anh Nguyễn Quang T, SN 1960, trú tại thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã “mối” đưa 2 con đi lao động xuất khẩu Đài Loan. “Mối” của anh là Trần Thị Phương, theo anh biết là nhân viên của Trung tâm xuất khẩu lao động – TCty Sông Hồng ở nhà B9, tập thể may Hưng Thịnh thuộc khu Văn La, phường Phú La, quận Hà Đông, Hà Nội. Anh T đã chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền. Ngày 13-7-2011, anh T mang hồ sơ của 2 con đến nộp cho Phương. Sau khi học xong lớp ngoại ngữ tiếng Đài Loan, Phương yêu cầu anh T nộp phí cho 2 con số tiền 8.000 USD Mỹ và hứa 3-4 ngày sau sẽ bay sang Đài Loan làm việc. Quá hẹn nhiều ngày, sau nhiều khất lần, Trần Thị Phương đã trả lại hồ sơ cho 2 con anh T và kiên quyết không trả lại tiền.
Qua mối quan hệ xã hội, anh Hoàng Văn K, SN 1961, trú tại khu 1, phường Nhị Châu, TP Hải Phòng đến nộp hồ sơ cho Trần Thị Phương với nguyện vọng được sang Hàn Quốc làm việc. Số tiền Phương đưa ra là 110 triệu đồng đã được anh K đồng ý. Nhận đủ tiền của anh K, Phương hứa sẽ hoàn tất mọi thủ tục cho anh bay sang Hàn Quốc làm việc trong thời gian 2 tháng. Chờ mãi vẫn không thấy kết quả, liên lạc qua điện thoại thì Phương bảo cứ yên tâm chờ đợi. Nhiều lần gọi điện cho Phương không được, anh K đến Trung tâm xuất khẩu lao động của TCty Sông Hồng ở nhà B9 để tìm. Lúc này, anh K mới ngã ngửa khi Phương đã cao chạy xa bay.
Nhận được đơn trình báo của các bị hại, Đội CSĐTTP về TTQLKT&CV, CA quận Hà Đông đã vào cuộc điều tra làm rõ: Ngày 1-3-2010, Trung tâm xuất khẩu lao động – TCty Sông Hồng có địa chỉ tại phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội giao nhiệm vụ cho nhân viên của Cty là Trần Thị Phương phụ trách và quản lý lao động đang đào tạo tại nhà B9, tập thể may Hưng Thịnh trên địa bàn khu Văn La, phường Phú La, quận Hà Đông. Phương có trách nhiệm quản lý lao động, quản lý giáo viên dạy ngoại ngữ, phát hồ sơ, hướng dẫn người lao động làm các thủ tục cần thiết trong quá trình đi xuất khẩu sang Đài Loan theo thông báo tuyển dụng của Cty. Ngoài những nhiệm vụ trên, Trần Thị Phương không được thu bất kỳ khoản phí nào của người lao động.
Video đang HOT
Đối tượng Trần Thị Phương. Ảnh: TL
Đến ngày 12-5-2010, vì một số lý do, Trung tâm xuất khẩu lao động – Tổng Cty Sông Hồng ra quyết định giải thể cơ sở đào tạo lao động tại nhà B9 tập thể may Hưng Thịnh; đồng thời chấm dứt trách nhiệm của Phương tại cơ sở này. Nhưng kể từ ngày tháng 6-2011 đến tháng 9-2011, lấy danh nghĩa của Trung tâm xuất khẩu lao động cũ, Trần Thị Phương vẫn nhận hồ sơ, thu tiền của các lao động có nhu cầu sang làm việc tại Đài Loan, Hàn Quốc. Từ đó đến thời điểm CQCA vào cuộc điều tra, Trần Thị Phương chưa đưa được một lao động nào đi sang nước ngoài.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo tài liệu của CQĐT thì với thủ đoạn lừa đảo như đã nêu, Trần Thị Phương đã chiếm đoạt của 10 bị hại trên các địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng…với tổng số tiền gần 30.000 USD Mỹ và 135 triệu đồng. Biết mình bị CQCA “sờ gáy”, Phương đã “ôm” tiền bỏ trốn.
Ngày 28-2-2012, Cơ quan CSĐT, Công an quận Hà Đông đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh truy nã đối với Trần Thị Phương về hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ai là bị hại của các vụ lừa đảo do Trần Thị Phương gây nên, đề nghị liên hệ với ĐTV Đỗ Minh Đức, Đội CSĐTTP về TTQLKT&CV, môi trường, CA quận Hà Đông, ĐT: 0983077784 để phối hợp giải quyết.
Theo PLXH
Án phạt thích đáng cho đường dây lừa đảo
Sau nhiều ngày xét xử (từ 12 đến 19-7), TAND thành phố Hà Nội đã ra phán quyết cuối cùng đối với từng bị cáo trong vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động.
6 bị cáo trong vụ án này đều từng "gắn mác" giám đốc những công ty, trung tâm lớn để lừa đảo chiếm đoạt số tiền hàng chục tỷ đồng.
6 "siêu lừa" trước giờ tuyên án
Các bị cáo phải hầu tòa gồm: Bùi Quang Chiến (SN 1983), Bùi Văn Thỉnh (SN 1977, đều trú tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy), Nguyễn Tiến Quyển (SN 1973, trú tại xã Quang Minh, huyện Việt Yên, Bắc Giang), Trịnh Xuân Nghiên (SN 1952, trú tại xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, Hải Dương), Lưu Thị Thu Hương (SN 1977, trú tại Chùa Bộc, Trung Liệt, Đống Đa). Do vụ án với số lượng bị hại đông, nhiều tình tiết phức tạp nên hôm qua (19-7), HĐXX mới ra phán quyết cuối cùng.
Theo truy tố, 2 anh em ruột Bùi Quang Chiến và Bùi Văn Thỉnh thành lập một công ty cổ phần... Với mác giám đốc, 2 anh em liên kết với Công ty Xuất nhập khẩu VINAGIMEX phụ trách một cơ sở đào tạo - giáo dục định hướng. Chiến đã thuê nhà tại lô 31 tập thể Chỉnh hình, phố Trung Kính, quận Cầu Giấy làm trụ sở giao dịch của công ty và treo biển "Cơ sở giáo dục định hướng" của VINAGIMEX, khiến người lao động nhầm tưởng công ty của Chiến có chức năng xuất khẩu lao động thật. Sau đó, 2 anh em thu của 111 người có nhu cầu đi Hàn Quốc lao động số tiền gần 10 tỷ đồng. Chờ mãi không thấy được đi, người lao động tìm đến địa chỉ trên nhưng 2 anh em Thỉnh - Chiến đã cao bay xa chạy. Đến khi bị điều tra, Thỉnh - Chiến đã trả lại một phần cho các nạn nhân nhưng vẫn "nợ lại" số tiền 1,7 tỷ đồng không có khả năng thanh toán.
Bản thân 2 anh em Chiến và Thỉnh dù lừa được hơn một trăm người nhưng lại bị chính các đồng phạm trong vụ án này lừa lại. Nữ giám đốc Cty cổ phần Tư vấn nuôi trồng và chế biến thuỷ sản Lưu Thị Thu Hương thông báo với Chiến và Thỉnh về việc có những suất lao động tại Hàn Quốc với mức lương 8.000 won/tháng. Chiến và Thỉnh giao 2,7 tỷ đồng của 50 người lao động để nhờ Hương giúp mà không biết rằng, công ty của Hương chỉ vừa mới thành lập cách đó vài tháng và toàn bộ các thông báo tuyển lao động sang Hàn Quốc đều là do một tay Nguyễn Thành Yên, Giám đốc công ty cổ phần Đông Hải, có trụ sở tại TP Hải Phòng chỉ đạo Hương "bịa ra" để mượn tay Chiến, chiếm đoạt tiền của người lao động.
Không những thế, "nữ quái" Lưu Thị Thu Hương còn trực tiếp thu tiền của hàng trăm người lao động ở nhiều địa phương khác, ước tính số tiền lên đến gần 1,5 tỷ đồng và 410.000 USD. Trên thực tế, Nguyễn Thành Yên và Lưu Thị Thu Hương được biết đến là những đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp từng chiếm đoạt 1,2 tỷ và 242.000 USD của nhiều lao động địa phương và bị TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử vào năm 2009. Cùng trong đường dây là 2 đối tượng Nguyễn Tiến Quyển, Giám đốc Công ty CP Đầu tư XNK thương mại quốc tế và Trịnh Xuân Nghiêm với thủ đoạn tương tự chúng đã lừa 71 người lao động, chiếm đoạt 9 tỷ đồng. Đến nay Quyển và Nghiên đã khắc phục một phần hậu quả nhưng vẫn còn "nợ" số tiền 6,1 tỷ đồng.
Tại phiên tòa cũng như tại CQĐT, 6 bị cáo đều thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Riêng các bị hại tham dự phiên tòa đều cho rằng cần phải xử lý nghiêm vì các bị cáo đã khiến người lao động nghèo càng trở nên khó khăn hơn khi "ôm gọn" số tiền lớn mà họ phải gom góp vay mượn của người thân. Đến khi biết mình bị lừa, nhiều người đã phải bán nhà, bán cửa để trả nợ. Xác định hành vi phạm tội của các bị cáo là nghiêm trọng, HĐXX đã tuyên phạt Chiến 20 năm tù, Quyển 20 năm tù, Yên 20 năm tù, Nghiên 18 năm tù, Hương 14 năm tù và Thỉnh 14 năm tù. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc các bị cáo phải bồi thường về dân sự cho các bị hại theo luật định.
Theo ANTD
Giám đốc lừa thủ đoạn khôn lường Giám đốc Lường Như Đường tới những xã vùng sâu, vùng xa lừa đảo trong việc đưa người đi lao động ở nước ngoài. Cả tin, đã có khoảng 50 người dân mắc bẫy... Quê ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, Lường Như Đường (SN 1969) ra Hà Nội lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH Tư vấn và đào tạo du...