Truy lùng tên giết người, trốn trại 32 năm
Sau chuyến công tác dài ngày, tổ công tác do thượng tá Đinh Sỹ Hùng – Phó trưởng phòng Cảnh sát truy nã (CSTN), Công an tỉnh Quảng Bình – phụ trách cùng với ba trinh sát: trung tá Nguyễn Thọ Hùng, thiếu tá Cao Ngọc Lâm và đại úy Nguyễn Thanh Phúc đã có chuyến đánh án thành công. Đối tượng bị truy nã đặc biệt nguy hiểm Nguyễn Văn Hồng (57 tuổi, ở xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) can tội giết người, trốn trại có thời gian lẩn trốn 32 năm đã sa lưới.
Đối tượng truy nã Nguyễn Văn Hồng được di lý về Công an Quảng Bình
TÊN TỘI PHẠM BỊ TRUY NÃ ĐẶC BIỆT
Lật lại hồ sơ của chuyên án, thượng tá Đinh Sỹ Hùng – Phó ban chuyên án – thuật lại, vụ án xảy ra vào sáng 18-12-1978. Hồng đi làm về thì thấy chị Trần Thị Liêm, vợ Hồng, nằm nghỉ ở nhà. Biết Hồng thường có những mối quan hệ không lành mạnh nên chị Liêm đã nặng lời. Vừa dứt lời, Hồng vớ phích nước ném vỡ tung rồi chạy ngay xuống bếp lấy dao chém chết hai con lợn nuôi trong chuồng và không ngớt lời đe dọa, sau đó bỏ đi. Đến khoảng hơn 13 giờ 30, Hồng trở về nhà đóng cửa lại. Sau một hồi giãi bày câu chuyện lúc sáng chưa xong, Hồng hùng hổ dùng dao xông vào chém vợ. Khi chị Liêm gục xuống, Hồng tự cứa dao vào cổ để tự sát, nhưng không thành.
Sau hành vi giết người, Hồng bị kết án 12 năm tù và chấp hành án tại Trại giam Đồng Sơn, Quảng Bình. Ngày 11-9-1979, lợi dụng sự sơ hở của cán bộ trại, Hồng đã trốn trại và vào Nam. Nhiều năm sau đó, Công an Bình Trị Thiên và sau này là Công an tỉnh Quảng Bình đã tiếp tục phát lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với Hồng và tốn rất nhiều công sức truy tìm tên giết người, trốn trại này, nhưng không có kết quả.
“BỦA LƯỚI”
Qua nhiều ngày tháng đầu tư công sức, nhiều trinh sát có kinh nghiệm được huy động vào cuộc, cuối cùng thông tin về Hồng và nơi ẩn náu của y cũng lộ dần. Qua tài liệu, Nguyễn Văn Hồng đã thay tên đổi họ. Để việc tổ chức truy bắt Hồng đạt kết quả, Phòng CSTN quyết định xác lập chuyên án.
Video đang HOT
Thượng tá Đinh Sỹ Hùng kể lại: “Xác định được Hồng đang sống với gia đình tại TP. Pleiku, Gia Lai, một thử thách không nhỏ là làm sao tìm được y dưới một tên họ khác giữa phố núi có diện tích hơn 26.000ha với 23 xã, phường. Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp tích cực từ Công an tỉnh Gia Lai và các cấp chính quyền địa phương, manh mối của y dần lộ diện. Lần lượt các nơi mà Hồng đã từng sinh sống đều được các trinh sát tìm đến. Đặc điểm miêu tả nhận dạng của những người đã gặp Hồng đều giống nhau là cao gầy, có vết sẹo ở trán song lại mang tên Lâm. Trong số đó, có một cái tên đáng lưu ý là Nguyễn Trường Lâm, trước trú ở khu phố 16, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, đã bán nhà cách đây 10 năm, hiện đang sinh sống ở thôn 6, Trà Đa, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Sáng 11-8-2011, gia đình Hồng đón những người khách đặc biệt – nói giọng miền Trung đặc sệt. Ban đầu vợ Hồng tưởng rằng bà con của y ghé thăm, song khi giáp mặt với các vị khách này thì khuôn mặt Hồng tái nhợt. Cái tên Nguyễn Văn Hồng được một người khách dõng dạc gọi khiến y giật bắn người, đôi tay run rẩy bất ngờ bị khóa chặt bởi chiếc còng số 8. Lệnh bắt tên giết người, trốn trại Nguyễn Văn Hồng được công bố với sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương, hàng xóm và gia đình.
ĐAU CHO VỢ, CON
Bất ngờ nhất vẫn là người vợ hiện tại và các con của Hồng.
Chừng ấy năm, Hồng không hề nghĩ đến thảm cảnh của ngày hôm nay. Sau khi nhặt được tấm CMND mang tên Nguyễn Trường Lâm (SN 1944, quê Nghệ Tĩnh, nơi thường trú ở Tân Xuân, Xuân Bảo, Xuân Lộc, Đồng Nai), y đã sử dụng CMND này như một tấm giấy thông hành để đi lại hợp pháp và đăng ký hộ khẩu. Hồng lập gia đình với chị Nguyễn Thị Hạnh và đã có với nhau ba mặt con. Không ai mảy may nghi ngờ về điều gì, bởi trong gia đình thì Hồng là người chồng tốt, người cha mẫu mực. Chưa bao giờ Hồng nghĩ đến ngày về quê hương có cảnh sát “hộ tống”.
Gạt những giọt mồ hôi thấm đẫm sau chuyến hành trình dài, thiếu tá Cao Ngọc Lâm phấn khởi nói: “Có lẽ đây là tên tội phạm có thời gian lẩn trốn lâu nhất bị bắt”. Gian khổ là vậy nhưng trong ánh mắt của các anh sau chuyến đánh án thành công là biết bao niềm vui, vì đã đưa được cái ác ra trước pháp luật. Thêm một lần cán bộ chiến sĩ Phòng CSTN, Công an Quảng Bình lập chiến công xuất sắc, góp phần giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Theo CATP
Trốn trại 3 lần cũng không thoát
Xin quản giáo nghỉ lao động, Trần Văn Thảo dùng lưỡi cưa chuẩn bị từ trước cưa đứt song sắt cửa sổ phòng vệ sinh. Lợi dụng các phạm nhân khác ngủ say, Thảo và Lê Văn Hiệu bỏ trốn khỏi trại giam. Cuộc trốn trại lần thứ 3 của Thảo cũng không thành.
Bị cáo Trần Văn Thảo và Lê Văn Hiệu trước vành móng ngựa
Sáng ngày 19/9, TAND tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa xét xử Trần Văn Thảo (còn gọi là Si Pha, SN 1977, trú tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) và Lê Văn Hiệu (còn gọi là Phạm Văn Vương, SN 1982, trú tại tỉnh Quảng Ninh) tội "trốn tại nơi giam".
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Nghệ An, Trần Văn Thảo đang thụ án chung thân tại trại giam số 6 Bộ Công An (đóng tại huyện Thanh Chương, Nghệ An) về tội hiếp dâm trẻ em và trốn khỏi nơi giam. Lê Văn Hiệu cũng chấp hành án phạt từ chung thân tại đây với tội mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam.
Do có ý định từ trước nên Trần Văn Thảo chuẩn bị một đoạn lưỡi cưa dài 20cm giấu trong phòng giam và rủ bạn cùng phòng là Lê Văn Hiệu tìm cách bỏ trốn. Cả hai thống nhất sẽ dùng cưa phá chấn song cửa sổ thông gió phòng vệ sinh của buồng giam. Ngày 21/4/2011 Thảo xin cán bộ quản giáo nghỉ lao động và vào phòng vệ sinh cưa đứt 5 song sắt cửa sổ thông gió buồng vệ sinh. Để che mắt cán bộ trại giam, Thảo dùng xà phòng tắm "trám" lên vết cưa.
Đến khoảng 1h30 phút sáng ngày 22/4/2011, lợi dụng các phạm nhân cùng phòng ngủ say, Thảo và Hiệu đã đu người lên bẻ ngoặt các song sắt rồi chui qua cửa sổ trốn. Sau khi trốn được khỏi trại, cả hai lên núi lẩn trốn, xuống huyện Nam Đàn bắt xe đi thành phố Vinh. Đến 13h30 phút ngày 22/4, khi đang bắt xe ở bến xe huyện Nam Đàn thì cả hai bị cán bộ trại giam số 6 - Bộ Công an phát hiện và bắt giữ.
Tại phiên tòa, Trần Văn Thảo "nại" rằng vì cán bộ trại giam không cho gia đình gặp và tiếp tế cho bị cáo nên bị cáo bức xúc tìm cách trốn trại. Tuy nhiên HĐXX đã chứng minh lời khai của Thảo là không đúng sự thực. Năm 2000, Trần Văn Thảo bị TAND TP Hồ Chí Minh xử phạt chung thân về tội hiếp dâm trẻ em. Chưa thụ án được bao lâu thì Thảo tìm cách trốn trại và bị bắt giữ. Năm 2004, TAND huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang xử phạt 36 tháng tù giam về tội trốn khỏi nơi giam. Y lại trốn trại lần thứ 2, năm 2008, TAND huyện Tân Phước lại tiếp tục tuyên phạt Lê Văn Thảo 5 năm tù tội trốn khỏi nơi giam. Y được chuyển đến thi hành án tại trại giam số 6 - Bộ Công an. Đến ngày 22/4/2011, Thảo lại tiếp tục trốn trại.
Đối với Lê Văn Hiệu, năm 2009 đã bị TAND tỉnh Quảng Ninh xử phạt chung thân về tội mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi trại giam. Đang chấp hành án phạt tại trại giam số 6 thì Hiệu cùng với Trần Văn Thảo tìm cách trốn khỏi trại giam lần thứ 2.
Trong quá trình thụ án tại trại giam số 6, cả hai bị cáo đều không chịu lao động cải tạo, chấp hành kỷ luật trại giam kém, cố tình không chấp hành pháp luật của nhà nước và luôn có ý định trốn trại. Với hành vi nhiều lần trốn trại, HĐXX cho rằng cần phải xử phạt thật nghiêm 2 bị cáo.
TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Trần Văn Thảo 5 năm tù giam vì tội trốn khỏi nơi giam, tổng hợp hình phạt trước, Thảo phải chịu mức án chung thân. Lê Văn Hiệu bị xử phạt 4 năm tù giam, tổng hợp bản án tù trước đó, Hiệu cũng phải chịu mức án tù chung thân.
Theo Dân Trí
Phá âm mưu trốn trại của hai can phạm Ngày 14-9, Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, một chiến sĩ nghĩa vụ đang làm công tác bảo vệ Trại tạm giam của Công an Tp. Nha Trang vừa ngăn chặn kịp thời vụ trốn trại hy hữu của hai can phạm. Trước đó, đêm 5-9, trung sĩ Nguyễn Trọng Chương cùng hai đồng đội khác được chỉ huy phân công ca...