Truy lại nguồn gốc số tiền 7,9 tỷ đồng bị quy kết tham ô tại Vifon
Ngày xét xử thứ ba vụ án tham nhũng xảy ra tại công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam ( Vifon), giám định viên được Bộ Tài chính mời tham gia giám định trả lời HĐXX rằng số tiền 7,9 tỷ đồng bị quy kết tham ô không phải là tiền nhà nước.
Xuyên suốt vụ án này, nguồn gốc số tiền 7,9 tỷ đồng là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Các vị luật sư muốn cơ quan tố tụng xác định rõ số trên đồng thực chất có phải là tiền nhà nước hay không? Hay đó là tiền của công ty Vifon.
Sự có mặt của giám định viên làm phiên tòa nóng hơn với rất nhiều câu hỏi của các luật sư xoay quanh nguồn gốc số tiền mà bị cáo bị quy kết tội tham ô. Về số tiền 7,9 tỷ đồng, giám định viên khẳng định rằng số tiền trên không phải là tài sản nhà nước.
Đối với số tiền 200.000 USD mà phía công ty Xay lúa mì Việt Nam hỗ trợ chuyển nhượng cho công ty Vifon đợt 2, vị giám định viên cho rằng đó là tài sản nhà nước mặc dù giai đoạn này vốn nhà nước tại công ty Vifon là 51 %.
“Bộ sậu” của Vifon trước tòa phúc thẩm
Đề nghị hủy một phần bản án sơ thẩm
Mở đầu phần tranh luận, vị đại diện VKSND Tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bi (Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc công ty Vifon) 15 năm tù về tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là đúng người, đúng tội, nên bị cáo kháng cáo là không có căn cứ, cần giữ nguyên bản án.
Vị này cũng nhận định rằng, hành vi tham ô của bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (phó Tổng Giám đốc công ty Vifon) là đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt lớn. Khi lượng hình, Tòa sơ thẩm tuyên mức án 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản” cho bị cáo Huyền là đã xem xét giảm nhẹ. Nên đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm.
Riêng về tội danh “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của bị cáo Bi và Huyền, kiểm sát viên cho rằng, căn cứ vào chứng cứ, tài liệu của vụ án cũng như lời khai của các bị cáo tại phiên tòa, cho thấy thực tế bị cáo Bi có nhận tiền 2,283 tỷ đồng hay không chưa được điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Bản án sơ thẩm quy kết bị cáo Bi và Huyền đồng phạm chiếm đoạt số tiền 3,66 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chưa làm rõ về số tiền chiếm đoạt của Nguyễn Bi nên không thể đánh giá được tính chất, hành vi phạm tội của Huyền. Do đó để xử đúng người, đúng tội, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Huyền và Bi, hủy một phần bản án về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với 2 bị cáo này để điều tra xét xử lại.
Đại diện VKSND Tối cao cũng đề nghị không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Đàm Tú Liên, Dương Thị Mẫn, Ka Thị Thu Hồng, giữ nguyên bản án sơ thẩm khi cho rằng bản án sơ thẩm đã xem xét một cách toàn diện những tình tiết giảm nhẹ, mức án của các bị cáo là không cao so với hành vi phạm tội.
“Phó tướng” Thanh Huyền kêu oan
Các luật sư cho rằng thân chủ bị oan
Trong phiên tòa phúc thẩm, tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Nguyễn Bi có 2 luật sư, bào chữa cho “phó tướng” Nguyễn Thanh Huyền có tới 3 luật sư.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bi cho rằng, thân chủ của mình không phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Về hành vi cố ý làm trái của Nguyễn Bi trong việc ký chia thưởng 290.000 USD, luật sư cho rằng, số tiền 7,9 tỷ đồng trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Vifon được công ty báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước là Cục thuế TPHCM và cơ quan chủ quản và được các cơ quan này chấp thuận. Số tiền này không nằm trong vốn của nhà nước. Bị cáo Bi ký thưởng đột xuất 290.000 USD trong số tiền này là căn cứ thẩm quyền được quy định trong điều lệ công ty cổ phần cho phép.
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Huyền) cho rằng bản án sơ thẩm có những vi phạm nghiêm trọng về mặt thủ tục tố tụng, ảnh hưởng đén việc xác minh sự thật khách quan vụ án. Tòa sơ thẩm xác định có 3 nguyên đơn dân sự, bao gồm Bộ Công thương, Bộ Tài Chính và công ty Vifon. Bộ Công thương cương quyết từ chối nguyên đơn dân sự trong vụ án, nên việc tòa sơ thẩm tự mình xác định tư cách nguyên đơn dân sự cho Bộ Công thương và buộc tội phải bồi thường cho Bộ Công thương là không có căn cứ về mặt pháp lý.
Luật sư Hoài cũng cho rằng từ việc xác định không đúng tư cách nguyên đơn dân sự, bản án sơ thẩm xác định tài sản nhà nước bị chiếm đoạt không có căn cứ pháp lý. Bản án sơ thẩm quy buộc bà Nguyễn Thanh Huyền về tội danh “Tham ô tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” là chưa đảm bảo căn cứ về mặt pháp lý. Theo đó, luật sư Hoài kiến nghị HĐXX và VKS cấp phúc thẩm hủy hoàn toàn bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.
Ngày 15/5, phiên tòa sẽ tiếp tục phần tranh luận.
Công Quang – Quốc Anh
Theo Dantri
Nguyên Tổng Giám đốc Vifon khẳng định làm đúng thẩm quyền
Ngày thứ 2 xét xử phúc thẩm vụ tham nhũng xảy ra tại Công ty Vifon, nguyên Tổng Giám đốc Nguyễn Bi cho rằng mình làm đúng thẩm quyền, còn "phó tướng" Nguyễn Thanh Huyền liên tục kêu oan.
Theo hồ sơ vụ án, bị cáo Nguyễn Bi (65 tuổi) nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (gọi tắt công ty Vifon) có hành vi cố ý làm trái khi ký chia thưởng số tiền 290.000 USD là số tiền từ quỹ khen thưởng của công ty cho bản thân và một số cán bộ lãnh đạo của công ty; ký quyết định chi thưởng khống 2 khoản tiền. Tổng số tiền Nguyễn Bi gây thiệt hại cho nhà nước là 8,2 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Bi khẳng định mình làm đúng
Về hành vi cố ý làm trái trong việc chi thưởng số tiền 290.000 USD từ nguồn tiền chuyển nhượng vốn liên doanh của công ty, Nguyễn Bi cho rằng mình không làm sai. Bị cáo này cho rằng việc mình chi thưởng cho 7 cán bộ chủ chốt là đột xuất, những người này có công tạo dựng thương hiệu Vifon.
Bị cáo làm theo điều lệ công ty cổ phần và dựa vào văn bản của nhà nước nhưng không nhớ rõ. Bi lý giải rằng, số tiền 7,9 tỷ đồng là tài sản của tập thể Vifon, đây là tiền quỹ phúc lợi chứ không phải là phần vốn kinh doanh. Bị cáo có quyền chi thưởng sau khi công ty hoàn tất nghĩa vụ thuế với nhà nước. Nên việc trích khoản tiền từ nguồn 7,9 tỷ đồng này để thưởng đột xuất là hoàn toàn đúng thẩm quyền của tổng giám đốc công ty.
Nguyễn Bi bị cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong việc chỉ đạo Nguyễn Thanh Huyền chuyển số tiền 2,283 tỷ đồng chuyển vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Tại phiên tòa, Nguyễn Bi trước sau như một đều khẳng định: "Số tiền 2,2 tỷ đồng là Huyền gửi lại tiền huy động vốn còn sót. Bản thân tôi và công ty Vifon chưa đối chiếu công nợ nên không biết còn thừa thiếu thế nào. Sau khi biết đó là tiền hoàn thuế thì tôi đã lại nộp lại cho cơ quan điều tra".
"Phó tướng" Thanh Huyền tiếp tục kêu oan
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Huyền bị cáo buộc lợi dụng chức trách, nhiệm vụ của mình để chỉ đạo thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn gốc nguồn vốn để chiếm đoạt tổng số tiền gần 9,893 tỷ đồng (vốn nhà nước), chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng (vốn tư nhân).
Cũng như trong phiên tòa sơ thẩm, Huyền thừa nhận việc lập chứng từ khống để lấy tiền công ty nhưng tất cả là làm theo sự chỉ đạo của tổng giám đốc Nguyễn Bi. Toàn bộ số tiền sau đó đã đưa lại cho ông Bi. Huyền cũng khẳng định, việc Bộ Công thương từ chối tư cách nguyên đơn dân sự trong vụ án này, càng thể hiện không có bị hại, nghĩa là mình hoàn toàn bị oan.
Về số tiền 400.000 USD của công ty TNHH Xay lúa mì Việt Nam hỗ trợ chuyển nhượng cho công ty Vifon, Huyền lập chứng từ khống chiếm đoạt 4,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, Huyền cho rằng đây không phải là tiền nhà nước mà là tiền hỗ trợ kinh doanh nước ngoài. "Số tiền hỗ trợ kinh doanh không thuộc tài sản nhà nước. Bị cáo bị buộc tội tham ô là oan ức!", bị cáo Huyền phân trần.
Khoản tiền 7,9 tỷ đồng mà công ty Vifon được phép đưa vào quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng dành được nhiều sự quan tâm từ các luật sư. Trả lời câu hỏi của luật sư bào chữa cho mình, Huyền khẳng định số tiền 7,9 tỷ đồng là tiền công ty có quyền quyết định, sau khi hoàn thành nộp tiền nghĩa vụ liên doanh. Nguyễn Bi cũng xác định là tổng giám đốc công ty thì ông có quyền quyết định chi thưởng.
Có mặt tại phiên tòa, đại diện công ty Vifon cũng cho rằng, số tiền 7,9 tỷ đồng nếu thất thoát là thất thoát tiền công ty chứ không phải tiền nhà nước. Trước phiên tòa phúc thẩm, phía công ty Vifon có làm đơn kháng cáo yêu cầu các bị cáo trả lãi suất số tiền chiếm đoạt của công ty nhưng tại phiên tòa vị đại diện của đơn vị này xin rút kháng cáo.
Ngày mai, 14/5 phiên tòa tiếp tục xét xử.
Quốc Anh - Công Quang
Theo Dantri
Nguyên Tổng giám đốc Vifon lãnh 22 năm tù Ngày 27.11, Hội đồng xét xử sơ thẩm của TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Vifon) 22 năm tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo tại...