Truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công cho 2 liệt sỹ Công an Hà Nội
Sáng nay, 26-7, Đảng ủy Ban Giám đốc CATP Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ truy điệu liệt sỹ và trao bằng Tổ quốc ghi công của Thủ tướng Chính phủ cho 2 liệt sỹ Công an Hà Nội đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công cho 2 liệt sỹ Công an Hà Nội: Nguyễn Ngọc Phong (tức Lê Thăng) và Nguyễn Văn Lưu (tức Lưu Phệ) được trang trọng tổ chức tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ công an Hà Nội, số 67 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm; với dự tham dự của Trung tướng Trần Văn Nhuận, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng – Bộ Công an; đại diện lãnh đạo Cục Chính sách – Bộ Công an, Sở Lao động, thương binh, xã hội TP.Hà Nội; Ban liên lạc kháng chiến chống Pháp, Ban Chủ nhiệm CLB sỹ quan hưu trí công an Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP, cùng trưởng các phòng nghiệp vụ, công an quận, huyện, thị xã…
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cùng các đồng chí lãnh đạo, cán bộ chủ chốt vào dâng hương Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ Công an Hà Nội
Liệt sỹ Nguyễn Ngọc Phong (tức Lê Thăng) sinh năm 1929, quê quán Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên là cán bộ công an quận 6 Hà Nội (nay là huyện Thanh Trì). Tháng 6-1948, đồng chí Phong được điều động lên hoạt động trên địa bàn quận 4 (nay là huyện Từ Liêm), làm Phó trạm trưởng trạm Diên An (trạm giao liên hoạt động trong vùng địch chiếm đóng làm nhiệm vụ giao liên từ ngoại thành vào nội thành và từ ngoại thành đi ra vùng tự do).
Sáng 16-7-1948, trên đường đi công tác, đồng chí Phong bị bọn biệt kích đi tuần tra, phát hiện và bắn. Đồng chí Phong đã hy sinh ở đầu thôn Lộc, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm. Công an Hà Nội và các gia đình kháng chiến đã chôn cất và cải táng hài cốt đồng chí Nguyễn Ngọc Phong vào nghĩa trang Liệt sỹ Mai Dịch.
Lễ truy điệu có những người đồng đội, đồng chí của hai liệt sỹ đến dự
Liệt sỹ Nguyễn Văn Lưu, sinh năm 1926, quê quán khu phố chợ Hôm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; nguyên cán bộ Điệp báo Ty Công an Hà Nội thời kỳ 1947-1949. Ngày 2-9-1949, đồng chí Lưu trong lúc đang làm việc tại trụ sở Ty Công an Hà Nội đóng tại thôn Văn Ông, xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa (tỉnh Hà Tây cũ), thì bị máy bay của Pháp ném bom trúng nơi cơ quan đóng quân. Đồng chí Lưu đã hy sinh cùng 4 đồng chí khác.
Tên của hai liệt sỹ đã được khắc trang trọng lên Đài tưởng niệm Liệt sỹ
Video đang HOT
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, gần 70 năm đã trôi qua, do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử những năm kháng chiến chống Pháp, Hà Nội là vùng địch tạm chiếm, hoạt động nội thành hết sức khó khăn, quyết liệt; các cán bộ công an Hà Nội là những người đầu tiên trở về nội thành hoạt động, dũng cảm, kiên cường bám trụ cho đến ngày giải phóng Thủ đô, và hy sinh tổn thất rất nhiều. Bản thân các đồng chí đều hoạt động bí mật, chỉ biết tên nhau qua bí danh, giữ bí mật với cả gia đình. Chính vì vậy, việc tìm đồng đội cũ của các liệt sỹ để xác nhận là rất khó khăn. Việc tìm được thân thân gia đình các liệt sỹ lại càng khó khăn hơn.
Với tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc, Công an Hà Nội đã đăng tải rất nhiều số báo An ninh Thủ đô để tìm thân nhân của hai liệt sỹ từ hàng chục năm nay nhưng chưa có kết quả.
Xuất phát từ đề nghị của các đồng chí trong Ban liên lạc cán bộ Công an Hà Nội kháng chiến chống Pháp, trong đó tâm huyết nhất là đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, nguyên cán bộ Công an Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an; cùng với xác nhận của đồng chí Nguyễn Tài, nguyên Trưởng ty Công an Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an…được sự đồng ý của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Công an, nên mặc dù vẫn chưa tìm được thân nhân, nhưng để ghi nhận công lao đóng góp, chiến đấu và hy sinh anh dũng của 2 đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong, CATP Hà Nội đại diện cho thân thân liệt sỹ đã nhanh chóng hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ, báo cáo lên các cấp có thẩm quyền đề nghị công nhận liệt sỹ lực lượng CAND đối với hai đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong.
Ngày 24-6-2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định cấp bằng Tổ quốc ghi công cho hai đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung và Thiếu tướng Lưu Quang Hợi nhận bằng Tổ quốc
ghi công của hai liệt sỹ Nguyễn Ngọc Phong và Nguyễn Văn Lưu
“Trải qua 67 năm xây dựng, trưởng thành, lực lượng Công an Hà Nội luôn nhận được những chỉ đạo sát sao của Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố; sự thương yêu đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân Thủ đô, và đã lập được nhiều thành tích xuất sắc. Để có được những chiến công, thành tích đó, máu của các thế hệ chiến sỹ công an Thủ đô đã đổ. 330 liệt sỹ của Công an Hà Nội đã ngã xuống trên khắp các chiến trường. Hàng trăm đồng chí thương binh đã để lại một phần xương máu, tô thắm thêm là cờ truyền thống của Công an Thủ đô”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung – Giám đốc CATP xúc động nói.
Sự hy sinh dũng cảm của hai liệt sỹ Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong nói riêng trong khi thực hiện nhiệm vụ, là tấm gương sáng để lớp lớp các thế hệ CBCS Công an Hà Nội học tập, noi theo; là nguồn động viên, khích lệ CBCS dũng cảm trong đấu tranh phòng chống tội phạm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ gìn ANTT thành phố, sự bình yên của người dân. Các đồng chí Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Phong là liệt sỹ thứ 331, 332 của Công an Hà Nội qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng CNXH, được Nhà nước công nhận và trao bằng Tổ quốc ghi công.
Theo ANTD
"Một nắm đất đen cũng quý hơn vàng"
Trên cao nguyên Xiêng Khoảng (nước bạn Lào), ước tính có hơn 11.000 chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đã ngã xuống. Từng tấc đất, từng khoảnh rừng đều có thể là nơi yên nghỉ của bác, các anh.
Cán bộ đoàn quy tập mộ liệt sỹ làm việc với người dân bản địa nhằm tìm kiếm những manh mối về khu vực an táng các liệt sỹ
Xiêng Khoảng là căn cứ của các lực lượng yêu nước và cách mạng Lào trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Xiêng Khoảng là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Riêng tại cao nguyên này, đã có hơn 11.000 chiến sĩ bộ đội tình nguyện Việt Nam anh dũng hy sinh. Bởi vậy, công tác quy tập gần như tập trung ở địa bàn này. Gần 30 năm triển khai công tác quy tập, đến nay có hơn 10.000 phần mộ liệt sĩ được tìm thấy. Vẫn còn hơn 1.000 phần mộ các bác, các anh nằm rải rác đâu đó nơi vùng rừng núi này, chờ ngày trở về đất mẹ.
Cao nguyên Xiêng Khoảng rộng, đồng bào tập trung thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt. Trong khi đó, các phần mộ liệt sĩ hầu hết nằm ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, lại chưa có đường ô tô vào tận nơi. Xe ô tô chỉ dừng lại ở đường lớn, các chiến sĩ quy tập "tăng bo" nhu yếu phẩm, cuốc xẻng vượt rừng tiến vào sâu hơn. Rồi tất tả dựng lán, dọn rừng để chuẩn bị cho một công cuộc tìm kiếm. Thế nhưng, không phải lần nào cũng may mắn xác định đúng phần mộ như sơ đồ đã được cung cấp.
"Có những nơi, chúng tôi quần nát từng mét đất, trở lại tìm kiếm mấy lần nhưng vẫn không tìm thấy một chút bằng chứng nào. Những lúc như thế, vừa buồn, vừa thương các bác. Đối với những người làm công tác quy tập như chúng tôi, mỗi phần mộ được tìm thấy, dù chỉ còn một ít xương, một nắm đất đen thôi cũng quý hơn cả vàng bởi đó là cha ông mình", đại tá Hồ Trọng Bình ngậm ngùi.
Với sự giúp đỡ chí tình của người dân Xiêng Khoảng, trong đó có những người đã từng ở bên kia chiến tuyến, nhiều hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã được tìm thấy
Trong cuộc tìm kiếm cao cả nhưng không kém phần gian khổ này, đoàn đã nhận được nhiều sự giúp đỡ chí tình, sự phối hợp có hiệu quả của chính quyền các cấp, bà con các dân tộc Lào, đặc biệt, là của những người đã từng đối kháng với lực lượng quân giải phóng. Càng khó khăn, nghĩa tình Lào - Việt, nghĩa tình Xiêng Khoảng càng thắm đượm hơn bao giờ hết.
Năm 1987 tại Mường Pẹt, với sự giúp đỡ của người dân bản địa, đoàn đã đến được nghĩa trang nằm giữa rừng, xung quanh là những rẫy lúa vàng ươm. 10 phần mộ được mai táng ngay hàng thẳng lối, to đẹp, trên mỗi ngôi mộ đều được che phủ bằng những tấm nilông. Người trông coi, chăm sóc các phần mộ cũng chính là chủ các thửa ruộng này.
Ông từng là lính giải phóng Lào, sát cánh chiến đấu cùng với quân giải phóng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các đồng đội Việt Nam đã hy sinh, chính tay ông chôn cất. Đến khi xuất ngũ, ông trở lại chiến trường xưa, phát nương trồng rẫy xung quanh các phần mộ liệt sĩ và nhận trách nhiệm chăm sóc, trông coi các phần mộ này.
Những nhát cuốc bổ xuống, bật ngược lại vì đất quá rắn không thể làm chùn tay những người lính quy tập
"Ta đợi bộ đội Việt Nam đến đưa các anh ấy về lâu lắm rồi. Giờ các con đã đến, các bác ấy được về với gia đình, với quê hương. Nhiệm vụ của ta cũng đã xong". Sau khi đoàn hoàn toàn công tác cất bốc, thì ông cũng bỏ những rẫy lúa của mình đi đâu không rõ. "Hồi đó, do tập trung vào việc cất bốc, đưa các bác về nên chúng tôi cũng sơ suất không hỏi cụ tên gì, ở đâu", đại tá Lộc tiếc rẻ.
Hay người mẹ Lào ở bản Son (Mường Pẹt), năm 1987, mẹ 84 tuổi. Gặp các con bộ đội Việt Nam, mẹ mừng lắm. Lập cập dắt các anh ra bụi tre đầu cánh rừng, bà run run: "Dưới bụi tre này là chỗ yên nghĩ của bộ đội Việt Nam. Mẹ đã đợi các con lâu lắm rồi. Chỉ sợ mẹ chết đi, không ai chỉ chỗ bộ đội nằm để đưa anh ấy về nước".
Thì ra, cách đây lâu lắm rồi, ngày ấy mẹ còn trẻ, một buổi chiều, mẹ thấy 2 bộ đội Việt Nam khiêng một người đã chết đến trước cánh rừng và chôn cất. Chôn xong, họ chặt đôi chiếc đòn tre cắm lên mộ để đánh dấu, gửi mẹ trông coi, hứa sẽ quay lại để đưa anh bộ đội đã hy sinh về. Thế rồi, họ đi, không trở lại, có thể đã hi sinh trong các trận chiến sau đó. Còn chiếc đòn tre đóng xuống mộ, gặp mưa, nảy chồi, đâm lá. Cứ thế, sau mấy chục năm trời, nó phát triển thành cả lũy tre, bao bọc lấy ngôi mộ người lính Việt Nam ngã xuống trên đất Lào.
Những cánh rừng già Xiêng Khoảng là nơi yên nghỉ của hàng nghìn người anh hùng Việt Nam ra đi vì nghĩa lớn
Một nhân vật không thể không nhắc tới đó là Dua Xông Vàng - người lái xe cho Vàng Pao - tên phỉ khét tiếng ở đất Triệu Voi nửa thể kỷ về trước. Sau mỗi trận đấu, Dua Xông Vàng thường chở Vàng Pao đi kiểm đếm số tử sĩ của đối phương nên ông rõ hơn ai hết nơi chôn cất các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam.
Đại tá Hồ Trọng Bình kể: "Sau khi Vàng Pao bỏ trốn sang Mỹ, quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng giải phóng Lào đã giải phóng hoàn toàn thủ phủ Long Chẹng, Dua Xông Vàng trở về cuộc sống đời thường. Thế nhưng ông sống khép kín và không có nhiều thiện cảm với đoàn quy tập. Cán bộ huyện vào vận động cả tháng trời không thuyết phục được Dua Xông Vàng giúp dỡ đoàn quy tập tìm kiếm các phần mộ liệt sĩ.
Mỗi hài cốt liệt sĩ được tìm thấy là một món quà vô giá mà người chiến sỹ quy tập dành tặng cho thân nhân các liệt sĩ
Đoàn chúng tôi cử 1 tổ công tác tới bản, đóng quân 20 ngày và vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu". Sau gần 1 tháng bám bản, kiên trì thuyết phục, vận động, cuối cùng Dua Xông Vàng cũng đồng ý. Và chính ông đã chỉ địa điểm để đoàn quy tập tìm thấy 200 hài cốt liệt sĩ. Ngoài ra, ông còn vận động những người đã từng là lính Vàng Pao giúp đỡ đoàn quy tập. Đây thực sự là thành quả của công tác dân vận, bám dân, bám làng để đoàn hoàn thành nhiệm vụ được giao phó".
Không thể nói hết nghĩa tình của Xiêng Khoảng, của nhân dân các bộ tộc Lào trong việc giúp đỡ, hỗ trợ đoàn quy tập trên mỗi vùng đất đoàn đi qua. Những nắm xôi, những bó rau rừng các mẹ, các bố, các em gái Lào vượt rừng vào tận nơi "tiếp tế" cho các đội, các tổ công tác thực sự là nguồn động viên lớn lao của mỗi người lính sống đằng đẵng hàng tháng trời trong rừng sâu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của mình.
Theo Dantri
Nhà tù Côn Đảo và chuyến bè vượt ngục Ông Nguyễn Văn Đồng, sinh năm 1928 tại Thủy Nguyên - Hải Phòng (hiện trú tại Bờ Đậu, huyện Phú Lương - Thái Nguyên) từng là một trong những chiến sỹ cách mạng bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại nhà tù Côn Đảo những năm 1950 vẫn còn nhớ rất rõ thời gian bị giam cầm trong "chuồng cọp". Trong...