Truy cứu hình sự nếu sử dụng nhựa thông trong giết mổ gia cầm
Việt Nam không cho phép sử dụng nhựa thông trong sản xuất kinh doanh thực phẩm, nếu cơ sở nào vi phạm sẽ bị truy cứu hình sự.
Trước thông tin có cơ sở giết mổ vịt sử dụng nhựa thông để làm sạch lông và chế biến mỡ động vật không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khẳng định theo quy định Việt Nam không cho phép sử dụng nhựa thông trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.
“Điều này có nghĩa là không được phép sử dụng trong giết mổ gia cầm nói chung, giết mổ vịt nói riêng”, văn bản của Cục nêu và yêu cầu các Sở Nông nghiệp phổ biến tuyên truyền đến tổ chức, cá nhân giết mổ biết quy định này.
Lò giết mổ ở Hậu Giang bị phát hiện dùng nhựa thông để nhổ lông gia cầm. Ảnh: Lê Bình.
Video đang HOT
Cục cũng yêu cầu các Sở tăng cường thanh kiểm tra việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến mỡ động vật. “Trường hợp phát hiện sơ sở vi phạm sẽ xử phạt hành chính theo quy định và truy cứu hình sự theo điều 190, 191 và 317 Bộ Luật hình sự có hiệu lực ngày 1/7/2016″, đại điện Cục nói.
Trước đó ngày 11/4, Cảnh sát môi trường tỉnh Hậu Giang phát hiện hàng chục công nhân trong lò giết mổ ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, sử dụng hóa chất để nhổ lông gần 600 con gà, vịt.
Gia cầm sau khi cắt tiết, được nhúng vào lò chứa dung dịch nhựa thông. Sau đó, công nhân chỉ cần lột lớp màng đen bao phủ bên ngoài con gia cầm thì sẽ sạch trơn lông, nhìn bắt mắt. Mỗi ngày có hơn 2.500 con gia cầm, chủ yếu là vịt được làm sạch bằng chất này.
Phạm Hương
Theo VNE
Đà Nẵng xử phạt người xả rác ra bãi biển
Từ cuối tháng 5, các hành vi xả rác, vứt mẩu tàn thuốc lá, tiểu tiện hay thu gom rác thải không đúng quy định... ở các bãi biển Đà Nẵng sẽ bị xử phạt 50.000-500.000 đồng.
Ngày 24/5, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính với các trường hợp vi phạm xả rác tại bãi biển, khu nhà tắm nước ngọt và bãi tắm công cộng. Quy định này sẽ áp dụng cho các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ, tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí... tại các bãi biển trên địa bàn.
Theo đó, lực lượng chức năng của thành phố kiểm tra, xử phạt thường xuyên, tập trung trong 6 tháng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 9/2016 tại các bãi biển công cộng ở quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Riêng bãi tắm Xuân Hà (quận Thanh Khê) và Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) sẽ thí điểm xử phạt từ tháng 7 đến tháng 9/2016.
Một bãi biển đầy rác ở khu vực quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) phía dưới chân đèo Hải Vân. Ảnh: Nguyễn Đông.
Các hành vi vứt đầu, mẩu tàn thuốc lá không đúng nơi quy định bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng; phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với hành vi vứt rác sinh hoạt không đúng nơi quy định. Người đi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Mức phạt 300.000 đến 400.000 đồng áp dụng với hành vi vứt rác sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước đô thị. Mức phạt cao nhất từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng áp dụng cho hành vi gom rác thải sinh hoạt không đúng quy định về bảo vệ môi trường.
UBND các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê và Liên Chiểu chủ trì và chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử phạt hành chính. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm, tổ kiểm tra lập biên bản, quyết định xử phạt hành chính tại chỗ.
Người vi phạm không chấp hành tại chỗ sẽ bị tịch thu giấy tờ như CMND, giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ tùy thân khác... và yêu cầu nộp tiền phạt vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định. Trường hợp chống người thi hành công vụ sẽ bị triệu tập về trụ sở công an địa phương để xử lý.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Xóa bãi vàng trái phép giữa khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Tổ truy quét bãi vàng trái phép đang hoàn tất thủ tục đề xuất xử phạt hành chính 13 chủ hầm vàng tại bãi vàng Thành Mỹ 1 (H.Nam Giang, Quảng Nam), rộng hơn 2.000 m2 nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Lực lượng truy quét đột kích bãi vàng Thành Mỹ 1. ẢNH: NHƯ Ý Ngày 23.5, thượng tá...