Trường Trung Quốc bị chỉ trích vì nói nạn quấy rối do nữ giới
Theo SCMP, nội dung sổ tay sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung Quốc gây bức xúc khi đổ lỗi việc bị quấy rối tình dục cho nữ sinh.
Bức ảnh chụp lại trang sổ tay sinh viên của Học viện Nghệ thuật Trung Quốc (Hàng Châu) đang lan truyền trên mạng, khiến nhiều người bất bình khi có nội dung đề cập “những vấn đề xuất phát từ phụ nữ” là “nguyên nhân của tấn công tình dục”.
Những quy định trong sổ tay dành cho sinh viên năm nhất để tránh bị quấy rối khiến dân mạng cho rằng đang “đang đổ lỗi cho nạn nhân”.
Những vấn đề được chỉ ra bao gồm “chú trọng tới ngoại hình và hưởng thụ vật chất”, “vẻ ngoài hào nhoáng cùng lối sống phù phiếm”, “yếu đuối và không có khả năng tự vệ”, “không có ý chí và không chống lại được cám dỗ”.
Nội dung sổ tay nói rằng các vụ tấn công tình dục có thể xảy ra vào ban đêm, trong lớp học, phòng thí nghiệm và ký túc xá. Vì vậy, nhằm “phòng chống nạn tấn công tình dục”, học viện cho rằng “ký túc xá nữ có vấn đề về an toàn” và khuyến cáo sinh viên nữ không nên ở trong phòng một mình.
Đồng thời các nữ sinh cũng nên “đi đường lớn vào ban đêm, không nói chuyện với người lạ và không mặc quần áo quá hở hang”.
Dân mạng cho rằng những quy định của học viện đang đổ lỗi cho nạn nhân. “Lý do của quấy rối tình dục nằm ở chính những kẻ quấy rối”, một tài khoản Weibo bình luận.
Bộ phận an ninh của học viện, nơi chịu trách nhiệm về nội dung sổ tay, cho biết quyển sổ này lưu hành nội bộ, được phát cho sinh viên năm nhất và bức ảnh đăng trên mạng “chỉ thể hiện một phần nhỏ không phù hợp với ngữ cảnh”, tờ Xiaoxiang Morning Post đưa tin.
Video đang HOT
ĐH Quảng Tây cũng từng gây bức xúc với nội dung sổ tay yêu cầu nữ sinh không mặc váy ngắn, đi giày cao gót để tránh bị quấy rối.
Trước đó, ĐH Quảng Tây (Trung Quốc) từng gây tranh cãi khi xuất bản cuốn sổ tay với 50 yêu cầu về trang phục đối với nữ sinh để không bị quấy rối.
Nội dung bao gồm các mẹo an toàn trong và ngoài khuôn viên trường, đề xuất về cách xử lý quấy rối tình dục, yêu cầu nữ sinh hạn chế mặc một số loại trang phục như chân váy, váy ngắn hay đi giày cao gót nhằm “tránh cám dỗ”.
Các quy tắc trên nhanh chóng bị chỉ trích là phân biệt giới tính, tạo ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội Trung Quốc sau khi một người dùng đăng lên Weibo hôm 31/8. “Thậm chí chưa đọc hết cuốn sổ tay đó, tôi đã thấy đầy sự đàn áp đối với phụ nữ”, một người đọc bình luận.
Shaoxi – một blogger về nữ quyền – cho rằng công chúng luôn tập trung vào nạn nhân trong các vụ tấn công và quấy rối tình dục. Người ta “đưa nạn nhân vào tầm ngắm, cho rằng sự việc xảy ra là bởi hành vi của họ, thay vì hỏi tại sao thủ phạm lại làm hại người khác”.
Cô cho biết những cái nhìn định kiến, lỗi thời như vậy vẫn phổ biến trong các trường đại học, không phân biệt tỉnh lẻ hay thành phố lớn. “Nhưng nếu đi nói với người khác rằng suy nghĩ đó là sai lầm, bạn sẽ trở thành kẻ thiểu số và bị chỉ trích ngược lại”.
“Khi người ta dám in nó vào sổ tay sinh viên, điều đó có nghĩa trong thực tế, suy nghĩ ấy rất phổ biến, họ không cho đó là tư tưởng lệch lạc. Đó thực sự là vấn đề”, Shaoxi bày tỏ.
Song, cô tin rằng khi tranh cãi nổ ra cũng chính là cơ hội để mọi người nhìn nhận lại. “Những cuộc tranh cãi đều là đang chiến đấu cho lẽ phải, dù chúng diễn ra trên mạng hay trên báo chí”.
Xiao Meili, một nhà hoạt động nữ quyền, cũng phấn khởi khi trong những năm gần đây, mọi người đã ý thức hơn về việc không đổ lỗi cho nạn nhân.
“Tôi vui mừng khi thấy nhiều người nhận ra hành vi đổ lỗi cho nạn nhân là sai và sẵn sàng lên tiếng chỉ trích thực trạng đó”, bà nói.
Sinh viên năm nhất khóc ròng vì lần đầu đi làm thêm đã bị nhân viên cũ bắt nạt, dân mạng an ủi: Chuyện thường ngày ở huyện em ơi!
Phải chăng văn hóa "ma cũ bắt nạt ma mới" luôn tồn tại trong các môi trường làm việc?
Để trang trải cho việc học, nhiều sinh viên ngoại tỉnh vào các thành phố lớn thường tìm kiếm các công việc làm thêm. Mức lương từ các công việc này sẽ giúp các bạn có thêm chi phí sinh hoạt, có tiền đóng học phí đỡ đần cho gia đình ở quê nhà. Thông thường, những công việc được các sinh viên lưu tâm là phục vụ trong các cửa hàng dịch vụ ăn uống như cà phê, tiệm bánh,..
Tuy chỉ là công việc part time, nhưng hẳn vẫn sẽ có những khó khăn bủa vây không thua kém những công việc full time khác. Những vấn đề phát sinh xoay quanh công việc từ đồng nghiệp, môi trường làm việc,... đôi khi sẽ trở thành rào cản cho công việc làm thêm của các bạn. Mới đây, trên trang confession Bách - Kinh - Xây của các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, một sinh viên năm nhất vừa mới chân ướt chân ráo lên Hà Nội, xin việc làm thêm đã gặp phải tình huống trớ trêu khi gặp cảnh "ma cũ bắt nạt ma mới".
Ảnh minh họa (Nguồn: Pinterest)
Nguyên văn đoạn chia sẻ như sau:
Em là sinh viên năm nhất moi len Hà Nội đe kiem viec vua hoc vua lam . Đai đa so anh chi cung đi lam them đe kiem chút thu nhap trang trai cuoc song đung khong a?
Em không biết chỗ làm của mọi người có tồn tại tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới" như chỗ em làm không? Em tự hỏi đều la nguoi cùng lam voi nhau , đều xuất phát điểm là những sinh viên đi làm thêm mà tại sao nhiều người bây giờ vẫn còn cái tư tưởng "ma cũ bắt nạt ma mới" thế nhỉ?
Tất cả đều đảm nhiệm vị trí ngang nhau, đều làm từng ấy thời gian, lương cũng nhận bằng nhau mà bọn họ luôn sai em làm hết việc nọ tới việc kia, trong khi công việc duy nhất của họ là quơ quơ khua khoắng tí bụi bặm ở may cai ban. Em mà nói lai la tất cả sẽ xum vao chi trich noi nay nọ đúng giọng "me thien ha, bo thien nhien, ba noi vu tru" kiểu *** thích thế đấy còn *** không thích thì có thể nghỉ!
Roi nói ong chu cũng như không bởi dĩ nhiên là ông ấy tin tưởng lũ nhân viên cũ hơn 1 đứa mới vào như em rồi, vả lại 1 lời nói của em sao có sức thuyết phục bằng lời của cả 1 hội đồng.
Cay cu là thế mà em vẫn phải cố gắng cắn răng bám trụ để có tiền nop hoc.
Rõ ràng cùng là những người đi làm công như nhau nhưng tại sao mọi người không thể thông cảm, giúp đỡ, chung sống hoà bình mà lại cứ có thói quen tị nạnh, bắt bẻ nhau từng tí thế ạ?
Ảnh minh họa (Nguồn: Pinterest)
Tình huống trên có lẽ là điều không hiếm gặp khi đi làm, nhất là đối với những bạn trẻ bắt đầu trải nghiệm cảm giác kiếm tiền thì điều này càng dễ xảy ra. Qủa thật, tình trạng những nhân viên cũ đã gắn bó lâu năm với nơi làm việc thường được tin tưởng hơn và ít nhiều sẽ thân thiết với nhau, do vậy dễ hiểu khi chuyện lập hội chia nhóm diễn ra. Nhiều người tỏ ra đồng cảm với chàng tân sinh viên còn khá non nớt:
"Em còn có thể bỏ công việc ấy còn tôi thì là sinh viên năm cuối đang đi thực tập bị đàn chị trong nghề chèn ép đến mức tiến thoái lưỡng nan!"
"Ở đâu cũng có những thành phần đấy em ạ chứ không phải chỉ đi làm thêm mới gặp, chị ra trường mấy năm rồi giờ đi làm vẫn bị đè đầu cưỡi cổ đây!"
"Mình cũng đã từng trong hoàn cảnh ấy vấn đề mấu chốt là cả nhân viên cũ và quản lý cùng 1 phe nên bản thân thật sự khó sống. Lúc đấy cũng muốn cố gắng để lấy tý tiền trang trải. Cơ mà cuối cùng cố 4 tháng trời vẫn phải nghỉ!"
Ảnh minh họa (Nguồn: Pinterest)
Những sinh viên lần đầu bước chân vào đại học cần lưu ý, khi tìm việc làm thêm cần chú ý đừng ham việc nhẹ lương cao hay những JD công việc tưởng chừng xịn xò vì nó có thể đánh lừa các bạn. Khi tìm thấy một công việc ưng ý, bạn có thể tìm hiểu môi trường và văn hóa làm việc thông qua các tài khoản mạng xã hội mà nơi ấy cung cấp hoặc tốt hơn, bạn có thể tìm hiểu từ những mối quan hệ quen biết đã từng có kinh nghiệm và từ những nhân viên cũ của nơi ấy để chắc chắn đó là chỗ thuận lợi để bạn vừa có thể làm thêm nhưng không bị chi phối bởi các vấn đề khác, gây xao nhãng việc học.
Khoảng khắc xúc động: Bố cố nén nước mắt tiễn con gái đi học đại học Năm học mới đã bắt đầu, đối với các bạn sinh viên năm nhất, bước vào giảng đường đại học đồng nghĩa với việc bắt đầu cuộc sống tự lập mới, phải xa gia đình, xa bố mẹ. Những năm tháng đầu tiên ở trường Đại học thật chẳng dễ dàng, môi trường học tập và sinh hoạt mới, bạn bè mới, lại...