Trường “trăm tỉ” chỉ dạy 10 học sinh
Đó chính là thực trạng tại Trường trung cấp nghề Bạc Liêu (thuộc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu) đóng trên địa bàn xã Long Thạnh, H.Vĩnh Lợi.
Đầu năm 2011, Trường trung cấp nghề Bạc Liêu được xây dựng mới khang trang trên khuôn viên rộng lớn hơn 7,2 ha với tổng vốn đầu tư trên 105 tỉ đồng.
Mục tiêu đào tào của trường gồm các ngành trung cấp như kỹ thuật điện, sửa chữa lắp ráp máy lạnh, may thời trang, sửa máy nổ, điều hòa không khí và thiết kế đồ họa…
Phía trước cổng Trường trung cấp nghề Bạc Liêu
Năm 2011, trường được Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bạc Liêu giao chỉ tiêu tuyển 1.000 học sinh ở các ngành học. Tuy nhiên, qua một năm, trường chỉ tuyển được 15 học sinh ở hai lớp học, cụ thể là lớp Thiết kế đồ họa hệ 2 năm với 9 học sinh và lớp Thiết kế đồ họa hệ 3 năm với vỏn vẹn 6 học sinh.
Đến năm 2012, tình hình càng bi đát hơn mặc dù Sở LĐ-TB-XH tỉnh không giao chỉ tiêu mà chỉ giao “tuyển bao nhiêu thì dạy bấy nhiêu” nhưng gần hết năm thì trường cũng chỉ có 10 học sinh đăng ký rải rác ở các ngành nên không thể mở lớp.
Video đang HOT
Vì thế, trường đã tư vấn cho các học sinh này gộp lại để mở một lớp Thiết kế đồ họa.
Trường đầu tư trên 100 tỉ nhưng chỉ có khoảng chục học sinh đăng ký học
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, do thời gian dài không hoạt động vì không có học sinh để giảng dạy nên nhiều nhà xưởng, trong đó có các phòng học lý thuyết và thực hành còn trống rỗng, cửa đóng then cài. Các trang thiết bị, máy móc phục vụ các lớp thực hành như điện công nghiệp, may thời trang… xuống cấp, nằm ngổn ngang. Thậm chí, có nhiều máy được “trùm mền” và chưa từng được một lần sử dụng.
Trước khuôn viên các nhà xưởng, cây cỏ đua nhau mọc um tùm.
Các nhà xưởng cửa đóng then cài
Ngày 5.12, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Ngô Nhất Cảnh – Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Bạc Liêu – cho biết việc tuyển sinh của trường đang gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù để thu hút học sinh, trường đã dùng đủ hình thức tuyển sinh như thông báo trên báo, đài, phát tờ rơi ở các bến xe, bến phà hoặc xuống tận các xã vùng sâu, vùng xa giới thiệu đồng thời kết hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tư vấn tại các sàn giao dịch việc làm.
Thậm chí, trường còn gọi điện thoại trực tiếp cho những học sinh rớt tốt nghiệp THPT và tư vấn cho các em đến đăng ký học.
Cây cỏ mọc um tùm trước một nhà xưởng của trường
Cũng theo ông Cảnh, hiện trường có 26 cán bộ, giáo viên nên để duy trì hoạt động trong thời gian này thì trường đã mở thêm các lớp tập huấn ngắn hạn dưới cơ sở nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời.
Máy móc tại phòng thực hành điện công nghiệp trong cảnh “trùm mền”
Cảnh tượng ngổn ngang tại một phòng thực hành khác
Phòng thực hành may thời trang trong tình trạng ngổn ngang và đặc biệt là chưa từng được sử dụng
Theo TNO
Trường ERC bị rút giấy phép đào tạo nghề
Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM vừa ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của trường ERC thuộc Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam.
Cơ quan chức năng cũng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị này về những vi phạm trong lĩnh vực dạy nghề. Trường ERC được cho là đã lợi dụng nội dung đăng ký trong giấy phép dạy nghề để quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ CĐ, ĐH và cao học ngành quản trị kinh doanh, tài chính kế toán, du lịch khách sạn. Theo quyết định này, ERC phải trả lại cho học viên các khoản học phí đã thu và chi phí phát sinh từ việc trả lại.
Bà Trần Thị Nhật Hoan, Tổng giám đốc ERC cho biết, đang cố gắng trong thời hạn cho phép tiến hành các biện pháp khắc phục hậu quả từ việc bị rút giấy phép."Chúng tôi đang trong giai đoạn nước rút đàm phán với một số đối tác để tiến tới ký kết những thỏa thuận cần thiết nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho toàn thể học viên", bà Hoan nói.
Trước đó, theo kết quả thanh tra và đề nghị của Bộ GD&ĐT, UBND TP HCM đã chỉ đạo các sở ngành liên quan xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của 3 công ty gồm ERC, Sibme và Melior.
Trước đó Sở Lao động đã rút giấy phép hoạt động đối với trường quốc tế Melior (Công ty TNHH Melior Việt Nam), sau khi giám đốc người Singpore của trường ôm tiền học phí của cả trăm sinh viên bỏ trốn. Ngoài ra, Sở Giáo dục TP HCM cũng đình chỉ hoạt động 2 trung tâm ngoại ngữ thuộc Viên Quản trị Tài chính (IFA) và Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Singapore (Sibme) để chấn chỉnh công tác tuyển sinh đào tạo.
Theo VNE
Giáo viên: Nghề "chạy bữa" Đồng lương ít ỏi khiến một số giáo viên bỏ nghề, số khác trụ lại với nghề phải làm cùng lúc nhiều việc để kiếm thêm. Nhà trường biết nên cũng du di để thầy cô đứng lớp. Cô Đoàn Hồng Hải Vân, giáo viên dạy nghề may tại Trường trung cấp nghề Đông Sài Gòn, cho biết lương giáo viên dạy nghề...